IFA 2024

IFA 2024


Bảy trận không chiến quan trọng nhất trong lịch sử quân sự thế giới

Frozen Cat
18/9/2023 12:57Phản hồi: 199
Bảy trận không chiến quan trọng nhất trong lịch sử quân sự thế giới
Máy bay có phi hành đoàn đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến tranh kể từ những ngày đầu của ngành hàng không. Chiếc phi cơ lần đầu tiên được triển khai để chiến đấu trên miền Bắc nước Pháp trong Thế chiến thứ nhất chỉ sau hơn 10 năm kể từ khi Anh em nhà Wright làm nên lịch sử với chuyến bay đầu tiên ở Kitty Hawk, Bắc Carolina. Trong khi quá trình phát triển của việc bay lượn đang diễn ra nhanh chóng, thì hoạt động không chiến có thể đã bắt nguồn từ thời xa xưa, chẳng hạn những con diều chở theo các chiến binh ở Trung Quốc cổ đại, và những quả bóng bay nhẹ hơn không khí kể từ đó đã được sử dụng cho các mục đích trinh sát. Tuy nhiên, sự phát triển của động cơ đốt trong và vũ khí hiện đại trong thế kỷ 20 đã báo trước một kỷ nguyên chiến đấu mới, kỷ nguyên chưa từng thấy trước đây.
Chiến tranh trên không hiện đại đã thay đổi đáng kể từ khi những con át chủ bài không chiến của Thế chiến thứ nhất, với việc ném bom chiến lược, không kích và chiến tranh bằng máy bay không người lái đóng vai trò thống trị hơn trong chiến đấu không đối không. Tuy nhiên, về mặt lịch sử các trận không chiến đã đóng vai trò then chốt trong nhiều cuộc xung đột, bao gồm cả Chiến tranh Triều Tiên, Việt Nam, Chiến tranh vùng Vịnh và gần đây hơn là trên bầu trời Nam Á và Trung Đông. Có thể kết luận rằng không chiến là nhân tố quan trọng hơn bao giờ hết để giành chiến thắng trong Thế chiến thứ hai, khi nó là công cụ bắt đầu và kết thúc cuộc chiến ở Mặt trận Thái Bình Dương và bảo vệ bầu trời trên khắp châu Âu.
Các trận không chiến tiếp tục ảnh hưởng đến kết cục của nhiều cuộc xung đột lớn, và có một số trận được nhớ đến như những khoảnh khắc quyết định trong lịch sử. Những cuộc đụng độ này đóng một vai trò quan trọng trong kết quả của các cuộc chiến tương ứng với chúng, nhiều cuộc trong số đó đã gây ra thiệt hại đáng kể về nhân mạng và sự tàn phá nặng nề trong việc đạt được mục tiêu của chúng. Bảy trận chiến sau đây không chỉ chứng tỏ tầm quan trọng của sức mạnh không quân mà còn có những hệ quả sâu rộng về mặt chiến lược và địa chính trị. Chúng đóng vai trò là những cột mốc quan trọng trong lịch sử quân sự và định hình nên cách tổ chức và sử dụng các lực lượng không quân hiện đại.

Trận không chiến ở Anh quốc (tháng 7-10/1940)

battle-of-britain-1694512954.jpg


Có rất ít trận chiến đóng một vai trò then chốt trong kết quả chung cuộc của Thế chiến thứ hai như là Trận không chiến của nước Anh. Mặc dù phần lớn kết cục của Thế chiến đã được tạo nên từ sự thống trị của phe Đồng minh sau cuộc đổ bộ D-Day và chiến thắng ở Mặt trận phía Đông, nhưng đã có những năm tháng mà tương lai của châu Âu bị treo trong thế ngàn cân treo sợi tóc. Nước Anh phải chịu một thất bại lớn vào mùa hè năm 1940 sau khi phải rút khỏi miền bắc Pháp trong cuộc di tản Dunkirk khét tiếng; nhuệ khí xuống thấp, và một cuộc xâm lược của Đức vào đảo quốc này ngày càng có nhiều khả năng xảy ra sau khi Pháp chấp nhận bị đánh bại. Hitler bắt đầu thực hiện kế hoạch của mình vào cuối năm đó, ông ta chọn cách tấn công từ trên không trước tiên vì quân Đức chưa chuẩn bị cho một cuộc xâm lược trên bộ.
Heinkel-He-111-over-Wapping,-East-London.jpg
Một chiếc máy bay ném bom Luftwaffe Heinkel He 111 của Đức đang bay qua quận Wapping và bán đảo Isle of Dogs (doi đất lớn trên góc phải) ở khu cực Đông của London khi bắt đầu cuộc không kích buổi tối của chiếc Luftwaffe ngày 7 tháng 9 năm 1940. Ảnh: Battle of Britain.


Vào tháng 7 năm 1940, Nguyên soái không quân Hermann Goring đảm nhận trách nhiệm xuyên thủng sự kiên định của người Anh bằng cách sử dụng chiếc chiến đấu cơ Luftwaffe đáng sợ của mình để phá vỡ Lực lượng Không quân Hoàng gia và Hải quân Hoàng gia, bắt đầu bằng chiến dịch ném bom chiến lược vào các nhà máy, bến cảng và trung tâm thông tin liên lạc. Người Anh đáp trả bằng cách chia Bộ Tư lệnh Tiêm kích (Fighter Command) của họ thành 4 sư đoàn, sử dụng các chiến đấu cơ Hawker Hurricane và Supermarine Spitfire. Chúng được đem đi đọ sức với các máy bay ném bom hạng nhẹ Junkers 88 và Heinkel He 111 của Đức, mà hai loại này được hỗ trợ bởi chiến đấu cơ Messerschmitt Me 109. Trận không chiến Anh quốc đã chính thức diễn ra.
Screenshot 2023-09-20 124821.jpg
Mái vòm của Nhà thờ St. Paul ở Luân Đôn, có thể được nhìn thấy qua làn khói do bom lửa của Đức tạo ra, chụp ngày 29 tháng 12 năm 1940. Ảnh: Britannica.

May mắn thay cho quân Đồng minh, các chiến đấu cơ của Anh đã tỏ ra là những cỗ máy vượt trội so với chiến đấu cơ của Đức. Tuy nhiên, nguồn tài nguyên đang cạn kiệt và quân Đồng minh đã ở tình thế gần như bị đánh bại khi họ giành lại ưu thế trên không và đẩy lùi mối đe dọa của Đức Quốc xã khỏi bờ biển của mình. Cuộc kháng chiến thành công của Không lực Hoàng gia đã ngăn chặn được cuộc xâm lược của Đức và đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc chiến. Từ tháng 9/1940 đến tháng 5/1941 Hitler đáp trả bằng cuộc ném bom Blitzkrieg, hay “chiến tranh chớp nhoáng” trên khắp Luân Đôn và các thành phố chiến lược của Anh, sau khi quân Đồng minh ném bom tàn phá Berlin và cuộc chiến không đối không nhường chỗ cho chiến tranh tâm lý nhắm trực tiếp vào dân thường.
[​IMG]
Những người đàn ông đang tìm kiếm sách trong Thư viện Luân Đôn sau khi nơi đây bị máy bay Đức đánh bom. Bức ảnh đã trở thành biểu tượng nổi tiếng cho tinh thần điềm tĩnh của người Anh trong cơn lửa đạn. Ảnh: Imgur.

Trận Trân châu Cảng (ngày 7/12/1941)

pearl-harbor-1694512954.jpg


Xác máy bay, có thể là của Nhật bị chìm dưới lòng biển gần Trân Châu Cảng.

Cuộc tấn công vào Trân Châu Cảng đã đi vào lịch sử với tư cách là cuộc tấn công bất ngờ khét tiếng đã lôi kéo Hoa Kỳ vào Thế chiến thứ hai ở Thái Bình Dương, theo sau đó không lâu là chiến trường châu Âu. Mặc dù tính chất bất thình lình của cuộc tấn công chắc chắn đã khiến Hoa Kỳ ngỡ ngàng và mất cảnh giác, nhưng thực sự nước này đã đoán trước sự đối địch từ Đế quốc Nhật Bản được một thời gian.
battleship-attack-Pearl-Harbor-Japanese-Hawaii-December-7-1941.jpg
Một chiến hạm Mỹ bị đánh chìm trong cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Ảnh: Britannica.

Quảng cáo



Tình báo Hoa Kỳ đã giải mã được các mật mã thông tin tiết lộ ý định của Nhật là tạm dừng các cuộc đàm phán ngoại giao sau khi Nhật Bản chiếm đóng Đông Dương (Việt Nam) buộc Tổng thống Franklin D. Roosevelt phải áp đặt các lệnh trừng phạt đối với xuất khẩu dầu mỏ. Khi căng thẳng gia tăng giữa hai quốc gia, rõ ràng là một cuộc xung đột lớn là không thể tránh khỏi. Tuy nhiên, Hoa Kỳ hoàn toàn không chuẩn bị cho một cuộc tấn công vào căn cứ hải quân của mình ở Trân Châu Cảng, thuộc quần đảo Hawaii, cách tâm điểm của chiến tranh 3,000 dặm.
photo-sailors-motor-launch-survivor-USS-West-December-7-1941.jpg
Bức ảnh màu chụp các thủy thủ trong cuộc điều động thuyền máy giải cứu một người sống sót trên tàu USS West Virginia bị nạn ngay sau cuộc tấn công của Nhật Bản vào Trân Châu Cảng, ngày 7 tháng 12/1941. Ảnh: Britannica.

Vào lúc 7 giờ 48 phút sáng giờ địa phương, Hải quân Đế quốc Nhật Bản tấn công Trân Châu Cảng bằng nhiều máy bay và tàu biển. Chúng bao gồm máy bay ném bom ngang bằng, máy bay ném bom bổ nhào, máy bay phóng ngư lôi, tàu ngầm, nhiều tàu hỗ trợ lớn khác nhau và máy bay chiến đấu Mitsubishi Zero đến nay vẫn còn nổi tiếng, được vận chuyển bằng bốn tàu sân bay hạng nặng. Trong khoảng 90 phút, căn cứ bị tàn phá nặng nề khiến lực lượng quân đội Hoa Kỳ không có thời gian để phản ứng. Mười chín tàu chiến và 300 máy bay đã bị phá hủy trong cuộc tấn công và hơn 2,500 người đã thiệt mạng!
Explosions-base-Hawaii-Pearl-Harbor-Japanese-air-Dec-7-1941.jpg
Cột khói khổng lồ của vụ nổ làm rung chuyển căn cứ hải quân Mỹ tại Trân Châu Cảng, Hawaii, trong cuộc không kích bất ngờ của Nhật Bản ngày 7/12/1941. Ảnh: Britannica.

Trận St. Mihiel Salient (từ ngày 12-16/9/1918)

st-mihiel-salient-1694512954.jpg


St. Mihiel Salient thuộc vùng Lo-ren ở Pháp là mảnh đất rộng lớn có hình gần giống một tam giác vuông do Đức chiếm đóng, nằm giữa các thị trấn Verdun và St. Mihiel ở Mặt trận phía Tây trong Thế chiến thứ nhất. Các lực lượng quân đội Pháp đã gặp khó khăn trong việc giành lại vùng đất, và điều cần thiết là phải vượt qua trở ngại chiến lược này nếu quân Đồng minh muốn chọc thủng và vượt thoát các tuyến phòng thủ của Đức. Trách nhiệm đặt lên vai người Mỹ và Đại tá Billy Mitchell, người bắt đầu tập hợp lực lượng không quân lớn nhất chưa từng có trước giờ để giải quyết vấn đề từ trên không.

Quảng cáo


A-French-World-War-I-Renault-FT-17-tank,-ditching.jpg
Một chiếc xe tăng đang lao qua chiến hào và tiến về phía phòng tuyến của Đức gần Saint Michel. Ảnh: Battle of Saint-Mihiel.

Cuộc xung đột theo sau đó là một trong những trận chiến trên không quy mô lớn đầu tiên từng xảy ra và vẫn là một trong những trận chiến lớn nhất mọi thời đại. Đó là một chiến dịch lớn có sự tham gia của 1,476 máy bay Mỹ và Pháp, đọ sức với 500 máy bay Đức. Hoạt động hỗ trợ mặt đất được đảm trách bởi xe tăng dưới sự chỉ huy của huyền thoại George S. Patton, người sẽ tiếp tục trở lại chỉ huy Sư đoàn Thiết giáp số 2 trong Thế chiến thứ hai sau này.
Screenshot 2023-09-19 160504.jpg
Những hàng tù nhân Đức bị quân Hoa Kỳ bắt giữ trong ngày đầu tiên của cuộc tấn công vào khu cứ điểm St. Mihiel, họ đang đi dưới trời mưa nặng hạt về phía trại giam giữ được chuẩn bị sẵn cho họ tại Ansauville, Pháp. Ảnh: Battle of Saint-Mihiel.

Trận không chiến trên St. Mihiel Salient là một trong những trường hợp đầu tiên trong đó sức mạnh không quân của Mỹ đóng một vai trò quan trọng trong một cuộc tấn công lớn trong Thế chiến thứ nhất, trận chiến đã thực hiện 390 cuộc xuất kích và thả 14,300 pound (khoảng gần 6,500 kg) bom đạn xuống cứ điểm chỉ trong ngày đầu tiên. Vào thời điểm trận chiến kết thúc, 2,469 cuộc xuất kích đã được tiến hành, khoảng 44 nghìn pound (20 nghìn kg) bom đạn được thả xuống và 145 trận không chiến đã được ghi nhận. Bất chấp hoạt động rộng khắp này, chỉ có 40 sinh mạng của quân Đồng minh thiệt mạng, trong đó 16 người bị bắt làm tù binh vào thời điểm quân Đồng minh tuyên bố chiến thắng.

Trận Midway (từ ngày 4-7/6/1942)

Trận Midway được coi là một trong những trận hải chiến mang tính quyết định nhất trong lịch sử. Mục tiêu chính của Hải quân Đế quốc Nhật Bản là tiêu diệt hạm đội hàng hải của Hoa Kỳ, lật đổ vị thế của nước này ở Mặt trận Thái Bình Dương, giúp Nhật Bản có được chỗ đứng vững chắc để tấn công Trân Châu Cảng thêm lần nữa và thống trị khu vực. Trận chiến diễn ra trên vòng cung đảo san hô Midway, một nhóm đảo được đặt tên rất hợp lý, vì chúng nằm gần như ở trung tâm của Thái Bình Dương.

Trận chiến diễn ra vào ngày 4 tháng 6 năm 1942, chỉ vài tháng sau cuộc tấn công Trân Châu Cảng. Lần này, nhờ thông tin tình báo bị giải mã, Hoa Kỳ đã chiếm thế thượng phong khi biết rằng một cuộc tấn công sắp xảy ra tại một địa điểm được mã hóa mà Nhật gọi là "AF". Khi Hoa Kỳ gửi một tin nhắn giả mạo về việc thiếu nước ngọt ở Midway, Nhật Bản đã chuyển tiếp thông tin này cùng với mật danh, nghĩa là họ đã xác nhận; do đó, quân Đồng minh biết rằng đây là nơi cuộc tấn công sẽ xảy ra.
[​IMG]
Máy bay ném ngư lôi Douglas TBD-1 Devastator đang chuẩn bị bay trước Trận Midway. Ảnh: Britannica.

Đúng như Hoa Kỳ mong đợi, quân Nhật tấn công căn cứ Midway vào sáng sớm, trong khi họ không hề hay biết, các tàu sân bay Mỹ đã chờ sẵn ngoài khơi, chuẩn bị cho một cuộc tấn công toàn diện. Ngay khi người Nhật quay lại sau khi tiếp nhiên liệu, người Mỹ đã để cho bản thân phát huy toàn bộ sức mạnh của mình, tung ra từng đợt máy bay ném ngư lôi và máy bay ném bom bổ nhào để tiêu diệt 4 tàu sân bay lớn của Nhật Bản.
SBD-3-Dauntless-bombers-of-VS-8-over-the-burning-Japanese-cruiser-Mikuma-on-6-June-1942.jpg
Máy bay ném bom bổ nhào Douglas SBD-3 "Dauntless" của Hải quân Hoa Kỳ từ tàu sân bay USS Hornet đang tiếp cận tàu tuần dương hạng nặng Mikuma đang bốc cháy của Nhật Bản để thực hiện đợt tấn công thứ ba vào nó trong Trận Midway, ngày 6 tháng 6 năm 1942. Mikuma trước đó đã bị trúng đạn từ Hornet và USS Enterprise, khiến nó bị hư hại nặng. Ảnh: Battle of Midway.

Sau hai ngày tấn công, máy bay dựa vào sân bay Mỹ đã đánh bại Hạm đội Đế quốc Nhật Bản, làm tê liệt khả năng tấn công của lực lượng này ở Thái Bình Dương và chuyển cán cân quyền lực theo hướng có lợi cho phía Đồng minh. Tình thế cuối cùng đã đảo ngược ngoạn mục khi Hoa Kỳ dần dần siết chặt vòng vây, chiến đấu từ hòn đảo này sang hòn đảo khác trong chiến dịch Thái Bình Dương tàn khốc.

Chiến dịch Bão táp Sa mạc (từ ngày 17/1 đến 28/2/1991)

operation-desert-storm-1694512954.jpg


Chiến tranh vùng Vịnh đã bắt đầu bùng nổ toàn diện vào giữa tháng 1 năm 1991 khi cuộc chiến mang tên Chiến dịch Bão táp Sa mạc bắt đầu. Vào tháng 8 năm 1990, sau khi Saddam Hussein xâm lược nước láng giềng Kuwait, 42 quốc gia do Hoa Kỳ lãnh đạo đã tham gia vào một liên minh mang tên Chiến dịch Lá chắn Sa mạc. Các đồng minh ban đầu xây dựng sự hiện diện mạnh mẽ ở Ả Rập Saudi để bảo vệ biên giới của nước này khỏi Iraq trước khi cuộc xung đột chấm dứt, và một cuộc tấn công kết hợp trên không và trên bộ là giải pháp đã được các bên thống nhất thực hiện.
Persian-Gulf-War-British-troops-Operation-Desert-Storm-1991.jpg
Khói từ các giếng dầu đang cháy làm đen kịt bầu trời trên cảng Al-Shuʿaybah của Kuwait trong Chiến tranh vùng Vịnh, tháng 2 năm 1991. Ảnh: Britannica.

Là cuộc chiến kế nhiệm của Chiến dịch Lá chắn Sa mạc (tháng 8/1990-1/1991), Chiến dịch Bão táp Sa mạc, bắt đầu bằng một cuộc không kích phối hợp mà nó đã làm rung chuyển các nền tảng phòng thủ của Saddam. Chín máy bay trực thăng Apache đáp xuống Baghdad, phóng 27 tên lửa Hellfire để đánh sập các trung tâm liên lạc chính của Iraq, tức khắc theo sau là 100 quả rocket Hydra-70 để phá hủy súng pháo phòng không của nước này. Việc này đã tạo ra được một làn sóng chiến đấu cơ của Hoa Kỳ và liên minh có quyền tự do di chuyển vào và tiêu diệt các tuyến đường tiếp tế và tuyến phòng thủ của Iraq, khi một loạt tên lửa hành trình được triển khai và máy bay ném bom B52 tấn công thủ đô Baghdad.
Screenshot 2023-09-19 135134.jpg
Một chiếc "máy bay chiến đấu tàng hình" F-117A Nighthawk đang cất cánh trong Chiến dịch Bão táp Sa mạc, ngày 10/2/1991. Ảnh: Britannica.

Cuộc tấn công tàn khốc này đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến dân thường ở Baghdad, những người sau đó trở thành mục tiêu của một chiến dịch thả tờ rơi được thiết kế nhằm lôi kéo quần chúng theo hướng có lợi cho quân đồng minh. Về vấn đề này, đó là một trận chiến diễn ra trên hai mặt trận, cả về quân sự và về mặt cá nhân.
Persian-Gulf-War - Copy.jpg
Bản đồ cuộc chiến Vùng vịnh Ba Tư, với chiến dịch Bão táp Sa mạc là trọng điểm của cuộc chiến. Các mỏ dầu chính đều tập trung quanh một đường chéo theo hướng tây bắc-đông nam với đỉnh là tỉnh Al Hasakah của Syria và đuôi là Các tiểu Vương quốc Arab Thống nhất, trong đó Kuwait là tâm điểm của đường chéo này. Ảnh: Britannica.

Chiến dịch không kích này của cuộc chiến vùng Vịnh đã cho thấy tính hiệu quả của các loại vũ khí dẫn đường chính xác hiện đại và lực lượng không quân liên minh. Sự phá hủy mau chóng cơ sở hạ tầng quân sự của Saddam Hussein đã mở đường cho một cuộc tấn công trên bộ nhằm giải phóng Kuwait trong vòng vài ngày. Kể từ đó, nó được gọi là "cuộc chiến tranh trong không gian đầu tiên" do đây là cuộc xung đột đầu tiên sử dụng rộng rãi công nghệ GPS, liên lạc vệ tinh và nhận thức tình huống tốt hơn với khả năng theo dõi tiên tiến của các lực lượng thiện chiến.
Persian-Gulf-War-military-personnel-wait-for-transportation-Operation-Desert-Shield-1991.jpg
Quân nhân Hoa Kỳ tại Ả Rập Saudi trong Chiến dịch Lá chắn Sa mạc liền trước đó, ngày 11 tháng 1 năm 1991. Ảnh: Britannica.

Trận Guadalcanal (từ ngày 7/8/1942 đến 9/2/1943)

battle-of-guadalcanal-1694512954.jpg


Hải quân Đế quốc Nhật Bản đã bị tê liệt sau Trận Midway. Điều đó đã tạo nên một bờ bao phòng thủ gồm các hòn đảo bị chiếm đóng trên khắp phía tây Thái Bình Dương, và các lực lượng Đồng minh bắt đầu tiêu diệt từng hòn đảo một khi họ tiến gần đến mục tiêu chính là lục địa Nhật Bản. Đầu tiên trong số các đợt tiêu diệt này là đảo Guadalcanal trong Quần đảo Solomon, đánh dấu sự khởi đầu của hoạt động tấn công bởi quân Đồng minh ở Nam Thái Bình Dương vào ngày 7 tháng 8 năm 1942.
Japanese-airfield-on-Guadalcanal-under-construction,-in-July-1942.jpg
Sân bay tại Lunga Point trên đảo Guadalcanal do người Nhật và lao động Triều Tiên xây dựng vào tháng 7 năm 1942. Ảnh: Wikipedia.

Được lực lượng quân đội Hoa Kỳ gọi là Chiến dịch Tháp Canh (Operation Watchtower), chiến dịch Guadalcanal là một loạt các trận chiến trên không và trên biển xung quanh Quần đảo Solomon, trong đó nêu bật lên tầm quan trọng của việc kiểm soát trên không trong các hoạt động đổ bộ. Sau khi đổ bộ lên đảo, quân Đồng minh gặp phải một loạt vấn đề hậu cần do nhiệt độ, độ ẩm cao và điều kiện rừng rậm dày đặc. Việc tiếp tế gặp khó khăn và lực lượng trên mặt đất liên tục bị máy bay Nhật bắn phá từ trên không.
Marines-rest-in-the-field-on-Guadalcanal.jpg
Thủy quân lục chiến nghỉ ngơi trên chiến trường Guadalcanal. Ảnh: Wikipedia.

Các máy bay Nhật Bản đã bị đánh chặn bởi lực lượng không quân Đồng minh, được mệnh danh là "Lực lượng Không quân Cactus", đang hoạt động ngoài sân bay Henderson của Guadalcanal. Nhiều trận không chiến dữ dội đã diễn ra trong suốt sáu tháng của chiến dịch, với tổng số 615 máy bay Đồng minh và 638 máy bay Nhật Bản bị tiêu diệt, những con số khá là ngang ngửa. Sự mất mát về nhân mạng là rất đáng kể. Khoảng 7,100 binh lính Đồng minh đã thiệt mạng và 31,000 quân Nhật đã thất thủ vào thời điểm Hải quân Đế quốc Nhật rút khỏi Quần đảo Solomon, khiến lực lượng Đồng minh lần đầu tiên nếm trải sự kiên cường đáng nể của binh lính Nhật khi đối mặt trực tiếp với họ.

Trận Kursk (từ ngày 5/7 đến 23/8/1943)

battle-of-kursk-1694512954.jpg


Sau khi lực lượng Liên Xô tuyên bố chiến thắng tại Stalingrad (nay là Volgograd), thì họ đã bắt đầu một cuộc tấn công lớn ở miền nam nước Nga. Vào tháng 7 năm 1943, thành phố Kursk ở miền Tây nước Nga là nơi có một cứ điểm quy mô lớn do Nga chiếm đóng đã xâm nhập 100 dặm vào phòng tuyến của quân Đức. Nó đã tỏ ra là một trở ngại trọng yếu quyết định tới sự thành công của Đức ở Mặt trận phía Đông, và một cuộc tấn công bất ngờ đã được lên kế hoạch từ phía bắc và phía nam để giành lại chỗ đứng của Đức ở Nga.
Kursk-Soviet-machineguns.jpg
Một đội súng máy của Liên Xô trong trận Kursk. Ảnh: Battle of Kursk.

Lực lượng Đức bao gồm khoảng 900,000 quân sĩ và 2,700 xe tăng cùng pháo binh, những con số vô cùng hùng hậu, nhưng họ đã bị Liên Xô đánh bại, những người đã đoán trước được cuộc tấn công và rút quân trước khi tiêu diệt quân Đức bằng mìn và tên lửa chống tăng. Chính khi đó thì đến lượt Liên Xô phản công. Cả lực lượng Đức và Liên Xô đều nhận thức được rằng lực lượng mặt đất sẽ không thể chiến thắng nếu không có sự hỗ trợ đáng kể từ trên không, và Stalin thề sẽ giành được ưu thế trên không.
Soviet-troops-and-T-34-tanks-counterattacking-Kursk-Voronezh-Front-July-1943.jpg
Quân đội Liên Xô đang phản công phía sau xe tăng T-34 tại Prokhorovka, ngày 12 tháng 7 năm 1943. Ảnh: Battle of Kursk.

Máy bay ném bom bổ nhào mệnh danh "Xe tăng Bay" Ilyushin Il-2 Sturmovik của Nga đã đọ sức với một tổ hợp đáng sợ gồm máy bay ném bom bổ nhào Stuka, máy bay ném bom hạng trung Junkers Ju 88 và Heinkel He 111, cũng như chiến đấu cơ Messerschmitt Bf 109 đáng tin cậy của Đức. Tổng cộng có 4,000 máy bay đã bay lên bầu trời ở một trong những trận không chiến có quy mô lớn nhất trong Thế chiến thứ hai.
RIAN-archive-225-IL-2-attacking.jpg
Máy bay chuyên tấn công mặt đất VVS Ilyushin Il-2 trong trận chiến Kursk. Ảnh: Battle of Kursk.

Sau khi hứng chịu tổn thất nặng nề, quân Liên Xô thay đổi chiến thuật và áp đảo quân Đức trên không. Phần lớn nhờ vào sự hỗ trợ mạnh mẽ từ trên không, các binh sĩ trên bộ bắt đầu tiến tới để đẩy lùi quân Đức. Cuối cùng, khả năng tranh giành bầu trời trên không phận thành phố Kursk của Liên Xô đã đóng một vai trò quan trọng trong chiến thắng của họ và đánh dấu một bước ngoặt trên Mặt trận phía Đông khi họ bắt đầu tiến quân vào Berlin.

Tổng hợp từ [1], [2], [3], [4], [5].
199 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Lên nha Cat ey ^.^
Làm creator đi bác ơi
@tuantomobile Em cảm ơn anh tuantomobile nhiều nè. 😍
tuyệt vời quá 😁
VIỆC CHỊU KHÓ VIẾT BÀI REVIEW XỨNG ĐÁNG NHẬN ĐƯỢC 5 SAO, SẼ KHÔNG THỂ NÀO NHẪN TÂM MÀ BÁM THEO CHO 1 SAO MIẾT.
@Tú Bán Sách Em cám ơn anh Tú nè.
Cười vô mặt
Biết mỗi Trân Châu Cảng với Bão táp sa mạc.
@8Keo BTSM nó đã hiện rõ sự ưu việt của vũ khí phương tây so với hệ LX. Nhiều nước sáng mắt ra chuyển đổi kịp thời, còn 1 số nước cứ ôm thông số khủng của hệ LX giờ cứ nhìn Nga mà làm gương.
Còn 1 số bọn cứ lu loa trận vĩ đại gì đó nên đọc thêm sách bên ngoài để mở mang đầu óc.
@duchaitp Biết TCC mà ko biết MW là uổng rồi. Xem tóm tắt đi b. Ko phia tg luôn. Đỉnh hơn TCC tại 2 bên đều có tính toán, thằng US tính xa hơn nên thắng, tiêu diệu gần như hoàn toàn hạm đội TBD của Nhật luôn, mất 4 tàu sân bay, gần hết máy bay hết tấn công chiến lược, hết phòng ngự từ xa, mất kiểm soát mấy vùng châu á TBD chiếm đc. Số phận coi như đc định đoạt từ đó luôn
@Nhất Linh 93 Thanks bạn. Mình thích Trân Châu Cảng và thích ohim này ở khía cạnh tâm lý tình cảm thôi. Còn về mặt lịch sử thì cũng từng nghe qua mấy trận không chiến nhưng không để lại ấn tượng gì. Cũng có thể là mình chưa tiếp cận ở lĩnh vực điện ảnh. Chắc phải xem thử MW, có 2 bạn gợi ý rồi. Xem xong mình sẽ quay lại post này để cmt.
@fear factor ôi dào, qua chiến trường trung đông và mới nhất là Ukr hiện tại thì vũ khí phương tây chẳng có cái quái gì gọi là áp đảo vũ khí của nga cả. quảng cáo quá hoành tráng và những gì mang lại cũng chẳng hơn là mấy
Ông bà mig đã chiến đấu khắp các mặt trận
@MiG thích fịch Theo mình bít thì các tiêm kích loại mig đã tham gia nhiều trận không chiến trên khắp thế giới đó bạn. Dưới đây là một số trường hợp đáng chú ý:
- Chiến tranh vùng Vịnh: Trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991, Lực lượng Không quân Iraq (IQAF), có máy bay chiến đấu MiG mua của Nga, đã tham gia nhiều trận chiến không đối không với máy bay của Liên minh.
- Trận chiến trên không El Mansoura: Là trận chiến giữa Israel và Ai Cập, chỉ kéo dài chưa đầy một giờ, là một trong những trận chiến trên không dài nhất giữa các máy bay phản lực.
- Chiến tranh Việt Nam: Các máy bay chiến đấu của Không quân Hoa Kỳ hộ tống trên miền Bắc Việt Nam có nhiệm vụ chính là ngăn chặn máy bay chiến đấu mig của đối phương can thiệp vào máy bay tấn công của Mỹ.
- Chiến tranh Ấn Độ-Pakistan: Các máy bay MiG-21FL của Không quân Ấn Độ (IAF) đã chiến đấu với các máy bay F-104A của Không quân Pakistan (PAF) trên khu vực ngày nay là Bangladesh. Ấn Độ rõ ràng là một khách hàng quan trọng của dòng chiến đấu cơ mig.
Đây chỉ là vài ví dụ. Máy bay chiến đấu MiG do Tập đoàn Máy bay Nga MiG sản xuất đã được sử dụng với nhiều chức năng khác nhau và đã tham gia hoạt động trong nhiều cuộc xung đột. Các mẫu mig cụ thể tham gia vào các trận chiến này có thể khác nhau. 😁
Hình trận Saint-Mihiel sai rồi kìa, giải tù binh gì mà tàu sân bay. thời đó toàn máy bay thô sơ cánh hai tầng, súng máy cầm tay… Lần đầu tiên mình biết đến trận không chiến thời thế chiến I là từ … truyện Candy cô bé mồ côi . Truyện này in sau mấy cuốn truyện tranh chính như Teppi, Tsubasa,… hồi đó mình rất tởm những truyện bi luỵ sến sẩm nhưng mà thiếu thốn đâu có lướt net được như giờ nên chán cũng đọc. Các anh dzai quý tộc người Anh, gia đình nhận nuôi Candy phải tham chiến ở không quân.
Trận Kursk thì máy bay Liên Xô đông như ruồi, nhưng cũng phải nói tới thời điểm đó thì Đức ít tài nguyên quá đú không lại. Vũ khí phe đồng minh đã cải tiến bắt kịp và có phần vượt trội rồi. Hồi bé đọc cuốn “chiến tranh đã bắt đầu như thế” cũng hay.
Trận Điện Biên Phủ trên không cũng xứng đáng vào huyền thoại, có điều thì bên ta không có nhiều máy bay để gọi là không chiến. Chiến tranh “thô sơ” cuối cùng, sau này Mẽo nó nâng cấp lên chiến tranh điện tử thì phi công họ như chơi game vậy.
@ntlvn À mình cảm ơn bạn nè, hình gốc chắc hơi nặng nên không hiện lên, mình mới sửa rồi. 😓 Truyện cô bé mồ côi Candy này mình có xem qua hồi nhỏ rồi mà không nhớ nội dung hihi, còn mình biết tới không chiến (và hải chiến) lần đầu tiên là từ Doraemon, tập Bí mật mê cung Bliki, bản truyện dài hồi xưa có in màu chia làm hai tập. Có lẽ tác giả cũng lấy cảm hứng từ trận Trân Châu Cảng để sáng tác ra cuộc tấn công hùng hậu của phe robot lên đảo Bliki vì các tàu chiến và chiến đấu cơ y hệt như thời Thế chiến II.
@Frozen Cat Ý mình là lúc đó mới biết thế chiến I cũng có không chiến. Còn Doremon thì đỉnh quá rồi. Thời đó thông tin chỉ tìm hiểu qua Tivi, sách báo thôi chứ làm gì được nhiều như giờ.
Người Nhật họ ám ảnh ghê lắm về thế chiến, vừa có sự tự hào, có sự tuyệt vọng; máy bay, bom hạt nhân... Có thể thấy rất nhiều qua các tác phẩm văn hoá của họ. Mấy phim của Ghibli studio cũng vậy.
Nhắc tới chiến tranh có clip này vui phết, có Việt Nam, có mẽo ăn Burger King ấn nút chơi game luôn 😃
@ntlvn Cái đoạn có Triều Tiên thấy vui dễ sợ luôn bạn. 😂
Trận chiến trên giường cũng căng thẳng chẳng kém , mệt bở cả người 😉😉😉
@NghiepTranVINA Anh đi ra đi 😌
@zombie01 Đúng dzồi, không ra sao kết thúc trận chiến được 😉😉
@NghiepTranVINA Nhìn rộng ra, vì có những trận chiến đó mới có những trận không chiến khốc liệt này đó anh. 😂
@Frozen Cat Đóm lửa nhỏ có thể thiêu rụi cả khu rừng 😉😉😉
@Frozen Cat không chiến như này á
tu-the-gong-kim-800x450.jpg
Mê nhất trận Trân Châu Cảng. Xem phim nhiều lần mà không chán.
@zombie01 Mình mới coi poster phim đó thôi chứ chưa xem. 😁
@Frozen Cat Nên coi. Hình như có nhiều phim về sự kiện này. Mình thấy bản nào cũng hay
Yêu quá
@Huy Nguyễn 1995 Mình cảm ơn Hi nè. 😍
trận nào mà máy bay núp trong mây các bác
Cười vô mặt
@traisaigon mấy đứa nguy hiểm hay mang cái câu này ra nói lắm. trong khi không chịu tìm hiểu.
@nefertem 😆) tắt máy ngồi pha cà phê đợi địch bay ngang mới dữ
@traisaigon bớt xạo lol giùm dc k? người ta núp mây chục phút đến cả tiếng để đợi máy bay mỹ đi qua rồi lao vào bắn? như cái cách pukachu núp lùm hiện nay đó
@kero2005 lời nói truyền miệng qua bao nhiêu con người , rốt cuộc ai nói xạo ai nói quá lên bạn biết ko? lời nói xạo thì xạo nhưng cơ sở sự thật . Còn chăm chăm vào cái chuyện xạo xạo cho vui để chữi thì con người mình nó nhỏ nhen quá
Ben0311
ĐẠI BÀNG
một năm
quá bổ ích, thích nhất trận Trân Châu Cảng và trận Midway, ăn miếng trả miếng phê thật
Yêu quá
MitToLo
ĐẠI BÀNG
một năm
@8Keo Mình thì không nghĩ thế đâu, có thể trình độ , quân sự, vũ khí Mỹ có thể hơn nhưng yếu tố bất ngờ, tính báo, mưu kế nó cũng quyết định trận chiến đó sẽ diễn ra như thế nào. Trong lịch sử, đã từng có rất nhiều đội quân mạnh hơn nhưng vẫn thua đấy thôi.

Mình nghĩ nếu thời điểm đó tình báo Mỹ không giải mã đc thì cũng khó đoán được nước đi của Nhật và tại thời điểm đó sau Trân Châu Cảng thì hạm đội Mỹ không phải là đối thủ
@8Keo Tình báo Mỹ bị mù trong trận Trân Châu Cảng. Cả một hội đồng an ninh phân tích không đoán được.
@tuanmaskhp Đang nói về khả năng tình báo, phân tích tình hình mà. Toàn hệ thống tình báo Mỹ theo dõi kỹ Nhật có tấn công không nhưng đã nhận định sai.
- Vụ con diều chở chiến binh mod đừng nói lấy từ phim ra nhe.
- 2 trận nổi tiếng nhất, được lên phim coi rất đã: Midwway, Trân Châu Cảng.
- Trong chiến tranh thế giới thứ 2. LX đã giành hết công lao về phía mình, cố tình lờ đi công sức của các nước khác, lờ đi viện trợ mang tính quyết định Lend & Lease của Mỹ. Còn rêu rao là Mỹ nhảy vào nhằm chia phần nữa cơ. Trong khi đầu nậu gây ra thế chiến có công không nhỏ của Stalin.
- Giờ có 1 đế cuốc cứ hô hào đứng thứ 2 thế giới lại dùng chiến thuật thời thế chiến thứ 2 đi đến đâu bắn phá nát đến đó để xâm lược cướp bóc chính anh em cũ của mình.

Thế mà ở xứ nào đó có bọn nói động đến LX (Nga) cái là nhào vô giở đủ trò. Giờ có tay còn lôi phim siêu anh hùng ra lam dẫn chứng, tự bịp ra tự nhét vào mồm người khác rồi tự ngồi đó cãi nhây. Đúng là nói chuyện với bọn này thì ngồi nói chuyện với đầu gối còn hơn.
@Moon_Chevalier Đuối lý giờ chơi trò cãi cùn cho bằng được?
Tóm lại cái mõm nào phát biểu:
- Mỹ tuyên truyền siêu nhân đánh phát xít?
- LX 1 mình đánh phát xít?
Mỗi người tối thiểu cũng có 1 ít tự trọng chứ, vứt đâu hết rồi?
@fear factor ủa câu nào anh bảo LX 1 mình đánh phát xít vậy? Chụp ảnh hộ cái hay lại cúp đuôi tảng lờ.

Ng ta troll captain american cứ có phải là bảo Mỹ tuyên truyền siêu nhân đánh PX? Thế bằng chứng LX tuyên truyền siêu nhân đánh PX đâu? hay lại chém gió mõm
Cười vô mặt
sao không có trận chiến DBP trên không , Mỹ tập kích Hà Nội . xem clip về cuộc chiến đó hay dã man .
ngotung
ĐẠI BÀNG
một năm
@8Keo ko thua thì giờ đổi chế độ cmnr =)) Chưa kể còn hốt cả Nam Việt về một mối. Thằng thua cay có bao giờ nhận mình thua, kiểu nhục quá nên đành nói thôi mệt nghỉ chơi chứ tao ko thua nhé =))
@Frozen Cat sao lại k đủ lớn nhỉ, mỹ tự hào với những con b52 hủy diệt các nước "dễ như cuộc dạo chơi" . chính sự kiện b52 đã xoay chuyển hoàn toàn thế giới khi các nước đã có hi vọng đánh đuổi bọn ngoại lai như những năm điện biên phủ thất thủ của pháp
@8Keo ờ, chiều thả truyền đơn tối ném bom ??? thông báo trước hay vc ấy nhỉ, biết có bao nhiêu cái máy bay ở trận linebacker 2 không ? gọi là biển máy bay chứ chẳng cần biển người. mang những vũ khí mất dậy đó vào cái nước vừa bé vừa yếu vừa nghèo thả bom chắc hay ?
@Moon_Chevalier bỏ cả đồng minh phải chạy, từ 1 cường quốc vô địch thiên hạ đúng nghĩa đen mà phải hạ mình kí vào hiệp ước công nhận cho VN 😆 và mấy thằng ất ơ vẫn bảo mỹ không thua 😃) không thua thì việc éo gì nó phải đau đầu kí vào giấy thế 😃)
titom113
ĐẠI BÀNG
một năm
Hay !! Thấy nể Nhật, Đức, Mỹ ghê
@titom113 Mình cảm ơn bạn nè. Đức và Nhật mặc dù đã thua trận các cuộc Thế chiến nhưng họ lại thắng theo một hình thức khác là kinh tế đó bạn. 😁
@Frozen Cat Hồi đó theo LX thì Đức, Nhật giờ đã khác rồi 😆)
@8Keo Cũng có một phần theo đó bạn, ví dụ như Đức là phần phí đông Đức nhưng tiếc là không trụ được đến lúc này. Đông Đức đã từng được coi là một hình mẫu về sự thịnh vượng trong khối Đông Âu, các sản phẩm xe hơi của họ có một danh tiếng nhất định về chất lượng. Rõ ràng người Đức dù là theo xu hướng nào thì họ vẫn rất nổi trội bạn nhỉ. 😁
@Frozen Cat Nếu nó theo khối LX xã nghĩa, thì khác gì Nam- Bắc Hàn bây giờ đâu.
Có giỏi đến mấy mà bị kìm hãm thì cũng không ngóc đầu nổi.
Nhìn mấy nước xã nghĩa hiện tại xem, nhìn mấy nước nhất quyết đi theo LX(Nga bây giờ) xem có thằng nào ra hồn không. Haizz
Còn trận điện biên phủ trên không thì sao ta?
@VincentLai Trận Điện Biên Phủ trên không chỉ tác động tới lịch sử quốc gia thôi bạn. Còn các trận được liệt kê ở đây mang tính chất quyết định trong các cuộc Thế chiến và Chiến tranh Lạnh ạ.😓
Theo mn thì có 1 trận chiến trên không nào trong tương lai không nhỉ? Áhihi
@Thiếu nữ thôn quê Tất nhiên là sẽ luôn có rồi bạn, có điều không biết ở đâu và khi nào thôi bạn.😓
MitToLo
ĐẠI BÀNG
một năm
@Thiếu nữ thôn quê Với tình hình bất ổn này thì mình nghĩ có khả năng thôi, chỉ là không biết khi nào. Cũng không vi vọng điều đó xảy ra
@Thiếu nữ thôn quê hiện tại đang có cuộc chiến đua vào vũ trụ đó bạn, giờ các nước thi nhau phi lên mặt trăng nhằm xí chỗ trước để sau này dễ đi thì tuyên bố chủ quyền trên mặt trăng. tất nhiên là sớm muộn cũng xích mích và sẽ đánh nhau về cái này thôi 😆
Không kể đến "Điện Biên Phủ trên không" thì vớ vẩn rồi
@trimsedinang
Cười vô mặt
@trimsedinang Bấy giờ chưa có xếp hói chứ gặp giờ ai dám làm gì là tớ đưa xếp hói ra là sợ chạy cả làng ngay 😆
Có mấy trận chả có nghĩa gì khi so với trận Isarel tập kích liên quân 7 nước hồi giáo.
@Frozen Cat Nếu mà đớp được Israel thì tụi này nó thịt lâu rồi, đâu chờ, đâu đợi đến hiện tại và tương lai 🤣 quá khứ đã chứng minh năng lực của Isreal rồi. Chưa kể họ phát triển từng ngày.
Với lại bây giờ để lập ra phe để đánh nhau với Israel thì khó hơn lên trời, thằng nào cũng mạnh miệng như chê't nhát. Bảo sao lâu nay Israel 1 mình nó tung hoành Trung Đông.
@8Keo Uh bạn, dù sao nguy cơ chiến tranh giữa Israel với các nước HG vẫn luôn chực chờ và tiềm ẩn. Năm 2020 có Hiệp định Abraham (Abraham Accord) giúp xúc tiến hòa bình lâu dài giữa Israel và các nước Trung Đông, nhưng bây giờ Hiệp định này đã bị xói mòn khá nhiều. Có lẽ trong tương lai vẫn có những biện pháp dàn xếp tương tự nhưng không còn thực chất nữa.
@Frozen Cat Thực sự thì hiện tại mấy nước Arab không mặn mà đối đầu với Israel đâu. Thực tế dù chưa có quan hệ chính thức thì giữa Israel và mấy nước Arab như Saudi Arabia hay UAE đều có các cuộc gặp mặt sau hậu trường rồi. Quan hệ arab - Israel vướng mắc chủ yếu là vấn đề Palestine, nhưng xem ra mấy nước giàu trong thế giới Arab cũng không thực sự coi số phận của người Palestine là quan trọng.
@nghaimin Nhiều khi... Israel lại là nước duy nhất quan tâm đến cuộc sống của người Palestine đó bạn. 😁 Tuy nhiên đó là trong điều kiện họ là công dân Israel.
Chơi Call Of Duty mới thấy mấy này nó đã gì đâu 😁
@Mr.Whisky Hồi trước mình có chơi CoD màn đổ bộ lên đảo Peleliu (Palau). Công nhận game này đồ họa thời điểm đó đã khá đỉnh và nặng nữa. Các cuộc tiến quân từ đảo này qua đảo khác đều là từ thành quả của Trận Midway. Đảo Peleliu dù thuộc Palau nhưng có đền thờ Thần đạo và ảnh hưởng của Nhật Bản rất sâu sắc.
@Frozen Cat Giờ đồ hoạ nó đẹp hơn nhiều rồi, mới nhìn qua tưởng là film

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019