Người được đặt tên là "Bệnh nhân New York" này là phụ nữ và được xác định đã không còn HIV trong người trong vòng 6 năm. Đây cũng là người phụ nữ đầu tiên thành công trong việc chữa khỏi HIV bằng phương pháp cấy tế bào gốc.
Trường hợp này đã được các bác sỹ chia sẻ thông tin trong hội thảo về HIV vào năm ngoái và đến hôm qua các nhà khoa học đã đưa báo cáo được kiểm chứng lên tạp chí Cell để chia sẻ rộng rãi hơn. Theo đó cô được áp dụng phương pháp mới là cấy tế bào gốc từ người thân song song cùng với máu từ cuống rốn của người hiến tăng, là phương pháp được cho là có khả năng giúp việc cấy ghép dễ thực hiện hơn. Ngoài việc đây là người phụ nữ đầu tiên thì cô này còn là người da màu đầu tiên được điều trị thành công trong nhóm 5 người đã khỏi bệnh bằng phương pháp cấy tế bào gốc.
Cô này trước đó đã uống thuốc ARV để kiểm soát được HIV trong cơ thể. Tuy nhiên 4 năm sau cô phát hiện bị ung thư bạch cầu tủy cấp tính. Việc bị cả 2 dạng bệnh này làm cô trở thành 1 ứng viên thích hợp bởi biện pháp cấy tế bào gốc thường được dùng để chữa bệnh máu trắng do chúng có thể giúp phục hồi hệ miễn dịch rồi sau đó kết hợp các phương pháp điều trị khác. Đến thời điểm hiện tại việc cấy ghép hầu hết đều phụ thuộc vào tế bào gốc của những người hiến tặng ở độ tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên cô này đã được thử nghiệm bằng cách ghép máu cuống rốn, bởi theo tính toán việc thích ứng giữa bên cho và bên nhận chỉ cần đúng 1 phần là được rồi. Việc này sẽ có tính thực tế hơn bởi để tìm người trưởng thành đạt đủ các tiêu chí thích ứng với bên nhận rất khó, đặc biệt ở nhóm da màu. Để tăng khả năng tương thích các bác sỹ đã sử dụng thêm tế bào gốc của người thân bệnh nhân, coi đó như 1 cầu nối tạm thời để các tế bào gốc khác có thể phục hồi hệ miễn dịch.
Được biết cô này đã được thực hiện cấy ghép vào tháng 8/2017, và dù có gặp vài phản ứng nhưng mức HIV trong cơ thể vẫn ở dưới mức phát hiện được. Sau 3 năm các bác sỹ quyết định dừng cho cô dùng thuốc ARV và đến giờ, sau 6 năm, cô vẫn không có dấu hiệu gì của HIV hay của căn bệnh ung thư cô gặp phải trước đó. Theo lời của người đứng đầu nghiên cứu này thì cô đã đủ khỏe mạnh, đang đi du lịch và tận hưởng cuộc sống của mình.
Đây chắc chắn là 1 sự khích lệ lớn đối với đội ngũ các nhà khoa học đang nghiên cứu cách chữa khỏi căn bệnh này. Có thể nói bệnh nhân này là 1 trường hợp may mắn hiếm có bởi việc cấy tế bào gốc là 1 thủ thuật rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Nó hiện chỉ được gợi ý ở những người mắc song song bệnh ung thư và HIV chứ không dành cho những bệnh nhân đang nhiễm HIV thông thường, bởi để duy trì sức khỏe họ vẫn có thể dùng thuốc ARV là đủ rồi.
Tham khảo Cell
Trường hợp này đã được các bác sỹ chia sẻ thông tin trong hội thảo về HIV vào năm ngoái và đến hôm qua các nhà khoa học đã đưa báo cáo được kiểm chứng lên tạp chí Cell để chia sẻ rộng rãi hơn. Theo đó cô được áp dụng phương pháp mới là cấy tế bào gốc từ người thân song song cùng với máu từ cuống rốn của người hiến tăng, là phương pháp được cho là có khả năng giúp việc cấy ghép dễ thực hiện hơn. Ngoài việc đây là người phụ nữ đầu tiên thì cô này còn là người da màu đầu tiên được điều trị thành công trong nhóm 5 người đã khỏi bệnh bằng phương pháp cấy tế bào gốc.

Cô này trước đó đã uống thuốc ARV để kiểm soát được HIV trong cơ thể. Tuy nhiên 4 năm sau cô phát hiện bị ung thư bạch cầu tủy cấp tính. Việc bị cả 2 dạng bệnh này làm cô trở thành 1 ứng viên thích hợp bởi biện pháp cấy tế bào gốc thường được dùng để chữa bệnh máu trắng do chúng có thể giúp phục hồi hệ miễn dịch rồi sau đó kết hợp các phương pháp điều trị khác. Đến thời điểm hiện tại việc cấy ghép hầu hết đều phụ thuộc vào tế bào gốc của những người hiến tặng ở độ tuổi trưởng thành.
Tuy nhiên cô này đã được thử nghiệm bằng cách ghép máu cuống rốn, bởi theo tính toán việc thích ứng giữa bên cho và bên nhận chỉ cần đúng 1 phần là được rồi. Việc này sẽ có tính thực tế hơn bởi để tìm người trưởng thành đạt đủ các tiêu chí thích ứng với bên nhận rất khó, đặc biệt ở nhóm da màu. Để tăng khả năng tương thích các bác sỹ đã sử dụng thêm tế bào gốc của người thân bệnh nhân, coi đó như 1 cầu nối tạm thời để các tế bào gốc khác có thể phục hồi hệ miễn dịch.

Được biết cô này đã được thực hiện cấy ghép vào tháng 8/2017, và dù có gặp vài phản ứng nhưng mức HIV trong cơ thể vẫn ở dưới mức phát hiện được. Sau 3 năm các bác sỹ quyết định dừng cho cô dùng thuốc ARV và đến giờ, sau 6 năm, cô vẫn không có dấu hiệu gì của HIV hay của căn bệnh ung thư cô gặp phải trước đó. Theo lời của người đứng đầu nghiên cứu này thì cô đã đủ khỏe mạnh, đang đi du lịch và tận hưởng cuộc sống của mình.
Đây chắc chắn là 1 sự khích lệ lớn đối với đội ngũ các nhà khoa học đang nghiên cứu cách chữa khỏi căn bệnh này. Có thể nói bệnh nhân này là 1 trường hợp may mắn hiếm có bởi việc cấy tế bào gốc là 1 thủ thuật rất nguy hiểm và có thể dẫn đến tử vong. Nó hiện chỉ được gợi ý ở những người mắc song song bệnh ung thư và HIV chứ không dành cho những bệnh nhân đang nhiễm HIV thông thường, bởi để duy trì sức khỏe họ vẫn có thể dùng thuốc ARV là đủ rồi.
Tham khảo Cell