Lời đáp cho câu hỏi này sẽ khác nhau trong các tình huống khác nhau sau đây. Theo như mình tìm hiểu là vậy, anh em rành hơn có thể chia sẻ thêm nha 😁
Trong tình huống bạn di chuyển vào những con đường 2 chiều, mỗi bên 2 làn được phân chia bởi vạch đơn màu trắng, nét đứt, mà không thấy bất kỳ biển báo phân làn hoặc phân luồng nào, thì điều đó nghĩa là xe máy có thể chạy ở cả 2 làn của chiều đó và ngược lại, ô tô cũng vậy.
Nói cách khác, lúc này nếu đi xe máy, bạn hoàn toàn có thể chạy sát với dải phân cách (nếu có) khi cần thiết, trong khi ô tô cũng có thể chạy sát lề phải. Tuy nhiên, thông thường trên những đoạn đường thế này, ô tô thường sẽ không chạy sang làn đường bên phải vì lúc này sẽ gây cản trở cho người đi xe máy, cái này thì thuộc về phạm trù ý thức chứ theo luật thì ô tô không sai.
Vì vậy khi đi trên những con đường như vậy, nếu gặp 1 chiếc ô tô chạy sang phần đường bên phải, mình cũng chấp nhận chạy sau và chờ vì cơ bản, họ không đi sai.
Trường hợp 1: đường không có biển báo nào
Trong tình huống bạn di chuyển vào những con đường 2 chiều, mỗi bên 2 làn được phân chia bởi vạch đơn màu trắng, nét đứt, mà không thấy bất kỳ biển báo phân làn hoặc phân luồng nào, thì điều đó nghĩa là xe máy có thể chạy ở cả 2 làn của chiều đó và ngược lại, ô tô cũng vậy.
Nói cách khác, lúc này nếu đi xe máy, bạn hoàn toàn có thể chạy sát với dải phân cách (nếu có) khi cần thiết, trong khi ô tô cũng có thể chạy sát lề phải. Tuy nhiên, thông thường trên những đoạn đường thế này, ô tô thường sẽ không chạy sang làn đường bên phải vì lúc này sẽ gây cản trở cho người đi xe máy, cái này thì thuộc về phạm trù ý thức chứ theo luật thì ô tô không sai.
Vì vậy khi đi trên những con đường như vậy, nếu gặp 1 chiếc ô tô chạy sang phần đường bên phải, mình cũng chấp nhận chạy sau và chờ vì cơ bản, họ không đi sai.
Trường hợp 2: đường có biển báo "Làn đường dành riêng cho từng loại xe" - biển R.412 (a, b, c, d, e, f, g, h) và biển "Gộp làn đường theo phương tiện" - biển R.415.
Khi đi vào những con đường mà nhìn thấy biển báo như thế này, thì xe nào phải đi đúng vào làn đó. Ví dụ, bạn là xe máy nhưng chạy vào làn ô tô (ngoài cùng bên trái) thì sẽ sai luật và lúc này CSGT sẽ thổi bạn vào vì lỗi đi sai làn đường.
Lỗi đi sai làn đường được định nghĩa là điều khiển phương tiện giao thông đi không đúng vào làn đường quy định dành cho phương tiện đó, trên đoạn đường được chia thành nhiều làn đường và phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện đi sai làn đường sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 3 - 5 triệu đồng, Tước GPLX từ 1-3 tháng
- Đối với xe máy: Phạt tiền từ 400 - 600 nghìn đồng
Trường hợp 3: đường có biển báo R.411 “Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường”
Biển này chịu trách nhiệm dẫn cho người lái xe biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường… Biển có tác dụng bắt buộc người lái xe phải đi đúng làn đường đã được chỉ dẫn hướng phù hợp với hành trình của xe.
Quảng cáo
Khi đi vào đường có biển này, xe di chuyển theo hướng nào thì phải đi vào làn có mũi tên chỉ theo hướng đó. Ngoài ra, cũng lưu ý 2 nguyên tắc sau:
- Nếu vạch phân làn là vạch liền, bạn cần chuyển làn trước khi đi vào đoạn đường có lắp biển R.411 để không bị bắt lỗi đè vạch.
- Nếu vạch đứt, bạn có thể chuyển làn, đè vạch trong đoạn đường đó, nhưng phải thực hiện trước khi tới vạch dừng ở giao lộ.
Lỗi đi sai vạch kẻ đường hay chính xác là lỗi "Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường" sẽ bị phạt như sau.
Theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, người điều khiển phương tiện đi sai vạch kẻ đường sẽ bị xử phạt như sau:
- Đối với ô tô: Phạt tiền từ 200 - 400 nghìn đồng
- Đối với xe máy: Phạt tiền từ 100 - 200 nghìn đồng
Vậy thì trong tình huống này, xe rẽ hướng nào, đi ở làn đó, nghĩa là nếu bạn đi xe máy và chuẩn bị rẽ trái thì bạn phải đi vào làn đúng với biển báo, nếu đi làn ngoài cùng bên phải mà rẽ trái, lúc này bạn sẽ bị phạt.
Quảng cáo
Tìm hiểu thêm về vấn đề này tại đây: https://tinhte.vn/thread/tim-hieu-the-nao-la-loi-sai-lan-duong-va-sai-vach-ke-duong-muc-phat-cu-the-cho-tung-loi-vi-pham.3117727/