[ Có thể bạn chưa biết ] Quy định về việc lưu thông xe kéo thời Pháp thuộc

CuBeCungan
5/5/2023 12:33Phản hồi: 73
[ Có thể bạn chưa biết ] Quy định về việc lưu thông xe kéo thời Pháp thuộc
image.png

Xe kéo tay là một phương tiện vận tải bằng sức người, rất đặc trưng ở Việt Nam thời Pháp thuộc. Loại xe này có cấu tạo khá đơn giản, có thể chở từ một đến hai hành khách.


Xe kéo tay ở Hà Nội thời Pháp thuộc, nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I
Theo các nhà nghiên cứu, xe kéo xuất hiện tại Hà Nội vào năm 1883 do Thống sứ Jean Thomas Raoul Bonnal cho nhập khẩu từ Nhật Bản. Đến năm 1884, một nhà thầu Pháp cho sản xuất khoảng 50 chiếc xe kéo cung cấp cho cả xứ Bắc Kỳ. Từ đây, chiếc xe kéo dần dần trở thành phương tiện quen thuộc tại Hà Nội.
Để quản lý phương tiện vận tải này cũng như người điều khiển phương tiện, ngay từ năm 1886, Phó Công sứ Pháp Leprouxtại Hà Nội đã ký ban hành Nghị định ngày 06/9 quy định về việc lưu thông và các điểm dừng đỗ đối với xe kéo tại thành phố Hà Nội. Theo đó, có hai loại xe, xe do ngựa kéo và xe do người kéo (xe tay). Xe tay được cảnh sát phân thành 2 hạng theo mức độ vệ sinh và tiện nghi. Hai hạng này được phân biệt bằng màu sơn.

* Quy định đối với xe kéo


Từ ngày 15/9/1886, bất kỳ phương tiện nào muốn lưu thông trong thành phố Hà Nội đều phải có thẻ của cơ quan cảnh sát, thẻ môn bài và sổ đăng ký do Tòa Công sứ cấp với lệ phí 2 đồng. Sổ đăng ký phải ghi đầy đủ thông tin: số xe, tên và địa chỉ của chủ xe, số hành khách có thể chuyên chở, việc nộp phí lưu thông hàng tháng, cước vận chuyển viết bằng tiếng Pháp và chữ Hán.
Từ ngày 15/9/1886, bất kỳ phương tiện nào muốn lưu thông trong thành phố Hà Nội đều phải có thẻ của cơ quan cảnh sát, thẻ môn bài và sổ đăng ký do Tòa Công sứ cấp với lệ phí 2 đồng. Sổ đăng ký phải ghi đầy đủ thông tin: số xe, tên và địa chỉ của chủ xe, số hành khách có thể chuyên chở, việc nộp phí lưu thông hàng tháng, cước vận chuyển viết bằng tiếng Pháp và chữ Hán.

– Mỗi xe đều phải được đánh số. Xe không đủ chắc chắn không được lưu thông dưới dạng xe công cộng.
– Xe ở tất cả các hạng đều phải được thanh tra hàng quý. Trong quá trình thanh tra, những xe bị đánh giá chất lượng kém sẽ bị xuống hạng hoặc cấm lưu thông, tùy theo từng trường hợp.

*Quy định đối với người điều khiển phương tiện


Người điều khiển xe phải tuân thủ các quy định như sau:
– Không được nhận chở quá số khách ghi trên sổ đăng ký.
– Không nhận khách trong tình trạng say xỉn.
– Trường hợp tìm được trong xe một đồ đạc bất kỳ bị bỏ quên hoặc đánh rơi, trong vòng 24 giờ, người điều khiển xe phải trả lại cho chủ sở hữu nếu biết ai là chủ sở hữu hoặc giao nộp cho cảnh sát khu vực. Cảnh sát bàn giao biên lai cho người điều khiển xe để làm bằng chứng trong trường hợp bị truy tố vì tội trộm cắp.
– Trường hợp đến gần một xe khác, phải đi sang bên phải và để trống tối thiểu một nửa mặt đường.
– Không được đua tốc độ, phải đi sang bên phải để lối cho các xe đi phía sau và đi nhanh hơn. Cấm cho ngựa chạy nước đại.
– Tại các khúc cua trên đường, trong khu vực chợ hoặc phố nhỏ, trên cầu hoặc ngõ hẻm, người điều khiển xe phải làm chủ tốc độ của ngựa.
– Không lưu thông hoặc dừng đỗ ở những phần đường hoặc khu dạo chơi công cộng dành cho người đi bộ.
– Phải bật đèn xe ngay khi trời tối, dù đang chạy hay dừng.
– Chạy theo yêu cầu của hành khách nếu đang đỗ tại trạm.
– Sau khi chạy hết cuốc, người điều khiển xe được phép về trạm gần nhất. Các trạm đỗ xe bao gồm: place du Radeau (phố Hàng Bè); rue des Inscruteurs (phố Hàng Khảm), góc Rue du Lac (phố Hàng Dầu); place des Caisses (phố Hàng Hòm); rue de France (phố Pháp quốc); rue des Inscruteurs (Hàng Khảm), góc Rue des Brodeurs (Hàng Thêu); place du Cocotier (Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục); place des Eventails (phố Hàng Quạt); rue des Paniers (Hàng Bồ), gần Sở Cảnh sát; Cửa Bắc – Thành Hà Nội…
Ở trạm dừng, các xe không được vượt quá điểm quy định và phải đậu sát mép trong của con đường đặt trạm dừng đỗ. Người điều khiển xe không trả khách vội vã hoặc chèo kéo khách đi xe.

Quảng cáo


– Trường hợp đợi khách, người điều khiển xe phải đỗ sát vào mép đường, để không cản trở giao thông.
– Trường hợp đã có nhiều xe đứng đợi, sau khi cho khách xuống, người điều khiển phải đỗ xe vào cùng bên trừ trường hợp phải đi sang phía đối diện theo yêu cầu của khách.
– Xuất trình sổ khi được cảnh sát hoặc hành khách yêu cầu. Cước vận chuyển phải được niêm yết một cách rõ ràng và thường xuyên bên trong xe. Tòa Công sứ cấp mẫu niêm yết miễn phí.

* Phí lưu thông được quy định như sau

– Xe tay hạng 1: 20 xu/tháng.


– Xe tay hạng 2: 15 xu/tháng.

* Cước vận chuyển được quy định như sau

Xe ngựa kéo


Lưu thông trong thành phố từ 6h sáng đến 11h tối.

Quảng cáo


image.png
Từ 11h tối đến 6 giờ sáng, cước vận chuyển tăng 10 xu.
Cước vận chuyển ngoài thành phố như trên, nhưng trong trường hợp hành khách không trở lại thành phố sẽ phải trả 60 xu.
Xe kéo tay
Lưu thông trong thành phố từ 6h sáng đến 11h tối.
image.png
Từ 11h tối đến 6h sáng, cước vận chuyển tăng lên 5 xu.
Cước vận chuyển ngoài thành phố như trên, nhưng trong trường hợp hành khách không trở lại thành phố sẽ phải trả 41 xu.
Từ thập niên 1940, cùng với sự xuất hiện của chiếc xích lô với những tiện ích vượt trội, chiếc xe kéo đã mất dần vai trò lịch sử.
image.png
Xe kéo tay ở Hà Nội thời Pháp thuộc, nguồn: Trung tâm Lưu trữ quốc gia I

Tài liệu tham khảo:
- dantri.com.vn
- Hồ sơ 4336, phông Tòa Đốc lý Hà Nội, Trung tâm Lưu trữ quốc gia 1
73 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xưa xe kéo mà cũng rạch ròi ghê.
@duchaitp
Cười vui vẻ
@duchaitp Cũng là hình thức vận tải công cộng, khác gì xe ôm đâu, hay là ở chỗ có nội qui, qui định rõ ràng
@Lợi BP Bạn nói đúng trọng tâm rồi. Như giờ trừ xe ôm công nghệ ra thì xe ôm tự do hoàn toàn tự phát thôi.
@duchaitp công nhận, tây nó ra luật rõ ràng, rành mạch 😃
Người ngựa - ngựa người 😔
Bài hay a ơiiiiii
@Tuanhtran
Hun cái nè
- Phí lưu thông khá rẻ, chạy 1-2h là đủ trả phí cả tháng.
- Qui định sử dụng xe rõ ràng, chuẩn chỉ...

Trước đây mình nghe tuyên truyền Kiểu như Pháp sang VN bắt kéo xe, trồng cao su ko trả tiền.
Sau này tìm hiểu nhiều nguồn thông tin mới biết họ làm việc rất nghiêm túc: Kéo xe có đc trả phí, đi trồng Cao su có công đàng hoàng, ai thích thì làm, ko ép ai cả...
Pháp chở sắt thép sang VN làm đường sắt, Cầu thép (Cầu Long Biên, Cầu Ghềnh,..).. thuê công nhân đều có trả công đàng hoàng.

Tiền người Pháp đổ vào xây dựng hạ tầng tại VN cũng rất lớn. Cả hệ thống đường sắt Đông Dương (1897-1936). Giờ ĐSVN vẫn chạy Bắc - Nam trên hệ thống đường sắt người Pháp làm.
@kutujop À sẵn nói luôn: theo điều tra của thanh tra người Pháp, ông ta tận mắt chứng kiến một thầy giáo đang dạy bị lên cơn nghiện Ma Toé phải chạy sang phòng kế bên lớp học hút Ma Toé cho qua cơn. Trong cuốn Nhà trường Pháp ở Đông Dương của Việt kiều Pháp Trịnh Văn Thảo.
@kutujop Tất nhiên còn nhiều ví dụ lắm. Tôi không tài nhớ nổi bởi vì chính người Pháp cũng chửi rất nặng về nền gáo dụt "bình đẳng", "bác ái" ở Đông Dương. Hãy tìm hiểu trước khi nói nhé kutujop
@hthang388 Đọc những bài báo của Nguyễn An Ninh, Phan Bội Châu là biết ngay thời Pháp thuộc "tự do" ngôn luận cỡ nào ấy mà
@hthang388 Bản thân hthang388 tìm hiểu ba chớp ba nháng nhưng hthang388 thích chửi người khác hạn hẹp. Hài thật
Xe kéo tay mà rẻ hơn xe ngựa. Vô lý nhỉ. Được cái có niêm yết giá rõ ràng. Chứ bây giờ sợ chẳng giám đi xe ôm. Toàn tự phát, bát nháo, hét giá.
@maidng Ngựa nuôi tốn kém lắm đó ông. Mấy chiếc xe cổ mộ bây giờ phục chế không biết bao nhiêu tiền đâu
Dù là thời thuộc địa nhưng quy định cũng khá chuẩn chỉnh khuôn phép, tương tự như quy định quản lý xe taxi bây giờ.
đọc cho biết thôi, ko cần nghĩ sâu xa so sánh này nọ như mấy đồng chí chính trị gia mạng ở trên phân tích 😏 chắc chúng nó xuyên không từ thời Pháp thuộc về hiện tại nên mới có những tư duy lệch lạc cổ suý cho hành vi đô hộ
DKez
TÍCH CỰC
một năm
@jimbo89 giờ lắm ông đòi lật sử lắm
Bọn tư bản hút máu y như thời nay
1 MAY,1886 là ngày quốc tế lao động đó AE. Ngày làm 8tiếng - ngủ nghỉ 8 tiếng - vui chơi 8 tiếng !
Nếu pháp ko đô hộ thì Vn phát triển tới thời đồ đá rui
@Vũđệ1988 Thế xin hỏi thời Lê Thánh Tông xưng bá Đông Nam Á lục địa là thời đồ gì. Súng ống năm xưa của quân đội nhà Lê sơ bị rớt ở biên giới Thái-Myanmar và mẫu súng vô tình được người Thái Lan khai quật đem vô bảo tàng trưng kìa.
@nguyennhut082013 Xin thưa
ba cái bọn pháp rẻ ráck sao bằng các đăng kiểm viên, bằng các bố lãnh đạo GTVT nhà ta, học cao hiểu rộng lớp 3 là đủ <3 kkk mãi iu cọng sả chó
Thời Pháp phí kiểm định 25 xu
Thời nay phí kiểm định kẹp sổ tuỳ tâm vì mấy anh có biết chữ đâu
Cười vô mặt
@Andydo611 Anh ko biết chữ nhưng anh rất thuộc mặt tiền, kkk
kutujop
ĐẠI BÀNG
một năm
Nhìn Hn 36 phố phường! Pháp quy hoạch mà nhìn lại giờ thấy nó vĩ đại biết bao.
Những thằng mở miệng ra là thù hận, gieo rắc thù hận vô nghĩa ... thì AE biết thể loại gì rồi, miệng nó chửi chứ xổng ra là nó chạy sang Tư bản ngay.
@tribier Có đứa ngồi trên Tàu hỏa, đi qua cầu Long Biên vẫn còn chửi Pháp mấy chục năm liền, ka ka.
Sự thật là đến 1936 Pháp mới hoàn thành hệ thống đường sắt Đông Dương. Đến năm 1954 Pháp rút đi (khai thác đc 20 năm).
Dân ta tiếp tục khai thác hệ thống đường sắt 70 năm nay (tính từ sau 1954). Thời gian ta khai thác còn lớn hơn Pháp khai thác hệ thống ĐSVN.
Phải ngồi trên Tàu SE, đi chuyến Bắc-Nam mới hiểu đc công sức của Họ lớn như thế nào: đi qua sông làm cầu sắt, đi qua núi nhỏ đào hầm, Núi Hải Vân lớn (ngày xưa công nghệ đào hầm còn hạn chế) thì chạy vòng quanh chân đèo Hải Vân (chỗ giáp biển) để tiếp tục vào Nam...
Xe kéo mà cũng có nhiều quy định quá

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019