IFA 2024

IFA 2024


Computex 2024: Kiến trúc Intel Lunar Lake - Nền tảng AI cá nhân 120 TOPS

Lư Thế Nghĩa
4/6/2024 5:13Phản hồi: 56
Computex 2024: Kiến trúc Intel Lunar Lake - Nền tảng AI cá nhân 120 TOPS
Bên cạnh Xeon 6 và Gaudi 3, sự kiện Computex cũng là dịp để Intel "khoe" kiến trúc Lunar Lake (LNL) với toàn bộ giới công nghệ, nhất là trên PC.

AI có thể nói đang là "hot trend" của công nghệ. Thế nên dù chỉ là một trong số rất nhiều tính năng, các công ty vẫn xem đây là điểm nhấn chính khi giới thiệu các sản phẩm mới trong năm này. Hãng chip x86 lớn nhất thế giới, hiển nhiên, cũng không bỏ qua điều này. Kiến trúc LNL hứa hẹn mang đến năng lực xử lý AI tới gần 120 TOPS trong một cấu hình hết sức nhỏ gọn và tiết kiệm điện.

Nhưng trước khi nói về AI của LNL, chúng ta hãy điểm sơ tổng quan con chip x86 mới này.

RAM kèm sẵn, thiết kế siêu gọn


Nếu có theo dõi các thông tin gần đây về LNL, hẳn bạn cũng biết rằng con chip này mang một thiết kế đặc biệt tích hợp sẵn 2 khối DRAM có tổng dung lượng 32 GB trên cùng PCB. Cách làm này có 2 lợi điểm. (1) Hãng sản xuất laptop không cần phải trang bị thêm DRAM cho cỗ máy (tất nhiên họ vẫn có thể nếu muốn). (2) Tiết kiệm không gian PCB, giảm bớt số lớp mạch in dành cho khe RAM, đồng thời giảm bớt lượng điện tiêu thụ (hao tổn do chạy qua mạch in kéo dài).

Intel Lunar Lake DRAM.jpg
Chip LNL kèm sẵn 32 GB bộ nhớ RAM

Mặc dù điểm trừ là chi phí sản xuất LNL sẽ cao hơn các chip không kèm DRAM khác, song nhìn chung hãng sản xuất sẽ không cần mua thêm RAM từ công ty khác, nên tổng thể giá thành tới tay người dùng gần như không thay đổi. Nên cơ bản đây là điểm cộng mạnh về thiết kế cho LNL.

Theo so sánh của Intel, việc hàn sẵn chip DRAM lên cùng PCB giúp làm giảm 40% mức tiêu thụ điện cho mạch in, từ đó giúp kéo dài thời gian sử dụng pin hơn trước. Ngoài ra, nó cũng tiết kiệm tới 250 mm2 diện tích PCB (so với việc gắn khe RAM riêng).

ITT 1 copy.jpg
Toàn bộ con chip rất nhỏ gọn

Để cho rõ ràng hơn, trong đợt này của Lunar Lake, các vi xử lý Intel sẽ cố định với những tùy chọn dung lượng bộ nhớ trong xây dựng sẵn. Điều này tức là OEM sẽ không thể tùy biến hay bổ sung thêm khả năng nâng cấp RAM. Intel cho rằng với phân khúc sản phẩm mà Lunar Lake hướng tới - ultrabook nhỏ gọn, mỏng nhẹ thì 32 GB là đã đủ đáp ứng. Tất nhiên câu chuyện vẫn còn bỏ ngỏ, có thể những thế hệ sau, Intel sẽ cho phép OEM tùy biến nhiều hơn, hoặc tùy chọn mở rộng. Cá nhân mình xài 1 laptop mỏng nhẹ cũng chưa thấy cần quá 32 GB RAM, vì nhu cầu di chuyển nhiều và tập trung vào sự linh hoạt, thời gian xài pin nên các ứng dụng cũng rất cơ bản, 16 GB RAM cũng đủ.

Ít chiplet hơn, tích hợp sâu hơn


Còn nhớ khi Meteor Lake (MTL) ra mắt, đấy là con chip đầu tiên đánh dấu việc Intel chuyển sang dùng thiết kế chiplet (hoặc MCM). Tại thời điểm đó, MTL được cấu tạo từ 4 chiplet riêng biệt gồm CPU, GPU, SoC và IO, tương đối "cồng kềnh". Nhưng sang LNL thì số lượng chiplet giảm xuống còn 3 (thực tế là 2), cụ thể chúng ta còn die compute (CPU, GPU, NPU), IO (PCH) và... die "làm đầy" (filler).

Intel Lunar Lake Package.jpg

Quảng cáo


Các thành phần làm nên LNL

* Die filler là một trường hợp thú vị vì nó chả... tính toán gì cả! Nó tồn tại là vì die IO không rộng bằng die compute, dẫn tới việc khi đặt miếng tản nhiệt (IHS) lên có thể dẫn tới việc bị "kênh", khiến cho bề mặt tiếp xúc không tốt và tản nhiệt kém hiệu quả. Bạn có thể hình dung die filler như mấy miếng giấy hoặc ván gỗ kê dưới chân bàn cho nó không bị bập bênh là được! Thực tế die filler cũng có tác dụng phụ để hấp thụ bớt nhiệt từ các die khác (vì không hoạt động), nhưng vai trò chính vẫn là "miếng lót bàn" *

Vì thế theo cách nhìn khác, cấu trúc LNL chặt chẽ hơn MTL khi phần lớn dữ liệu không phải luân chuyển nhiều lần. Nếu tạm gác die IO qua một bên, LNL có thiết kế gần như là monolithic. Nhưng vì "co bóp" quá nhiều thành phần tính toán như vậy, nên điểm trừ của LNL là số nhân xử lý của nó không nhiều.

P-core Lion Cove & E-core Skymont


* Trong bài này chúng ta chỉ nắm sơ lược tổng quan kiến trúc LNL. Bài phân tích sâu hơn sẽ dành trong một dịp khác *

Kiến trúc Meteor Lake - Cuộc cách mạng chip lớn nhất 40 năm qua của Intel

2024 hứa hẹn sẽ là một năm có nhiều cuộc cạnh tranh dữ dội trong mảng chip máy tính. Cụ thể nhất sẽ là kiến trúc Zen 5 của AMD và Meteor Lake từ Intel. Có thể nói cuộc sống ngày nay của chúng ta đã thay đổi rất nhiều so với vài chục năm trước…
tinhte.vn


Phân tích kỹ thuật nhân CPU trên Intel Meteor Lake - Không dành cho Windows 10?

Dù Meteor Lake (MTL) là một chip đa thành phần (SoC), thì sức mạnh CPU vẫn là "linh hồn" của một hệ thống PC. Ở bài viết này, chúng ta sẽ phân tích sâu hơn kiến trúc P-Core Redwood Cove và E-Core Crestmont nằm trên con chip mới nhất của Intel…
tinhte.vn

Quảng cáo



Phân tích kỹ thuật nhân CPU trên Intel Meteor Lake - E-core và Hybrid Architect

Với phần trước chúng ta đã nói về kiến trúc nhân P-core Redwood Cove của Meteor Lake (MTL). Ở phần này, cấu trúc nhân E-core Crestmont cũng như năng lực xử lý của cụm SoC sẽ là chủ điểm. https://tinhte.
tinhte.vn


Về cơ bản, cả Lion Cove và Skymont đều là bản nâng cấp "mạnh" từ Redwood Cove và Crestmont. Và nếu không muốn nói là "cực mạnh" so với các thế hệ trước đó.

Intel Lunar Lake P-core.jpg
Cấu trúc nhân P-core Lion Cove

Với Lion Cove, nhân xử lý này đã mở rộng lên 8-wide decoder lẫn 8-wide allocation. Trong khi Redwood Cove là 6-wide còn các thế hệ 14 nm chỉ mới là 4-wide. Để tiện so sánh thì phía AMD Zen 4 trở về trước cũng chỉ là 4-wide. Đây là lý do tại sao Intel thường có hiệu năng đơn luồng cao hơn AMD. Và nhìn chung trong thế giới chip, các thiết kế ARM gần đây nhất là từ Apple cũng có hiệu năng rất cao nhờ sự mở rộng kiến trúc xử lý này.

Ngoài ra không chỉ mở rộng front-end. Phần execution và back-end của LNL cũng được tăng cường hơn với 4 pipeline FPU, 6 ALU và 6 AGU, L2 Cache được tăng lên đến 3 MB. Về mặt hiệu năng, Intel cho biết Lion Cove có IPC cao hơn Redwood Cove tới 14%.

Intel Lunar Lake E-core.jpg
Cấu trúc nhân E-core Skymont

Sang Skymont, điểm gây bất ngờ là nó được nâng cấp tới 3 bộ decoder (3-wide mỗi bộ). Ở Crestmont chỉ có 2 decoder (cũng 3-wide). Nhưng có lẽ vì là E-core nên phần allocation chỉ dừng ở mức 8-wide thay vì 9-wide cho tương xứng với 3x 3 decoder ở trên. Và điều này có nghĩa Skymont về cơ bản cũng 8-wide tương đương với Lion Cove. Song phần execution và back-end không có nhiều thay đổi, ngoại trừ số pipeline FPU nhiều hơn so với Crestmont. Cả 4 nhân Skymont vẫn "chia chung" 4 MB L2 Cache y hệt như thế hệ mới.

Song một chi tiết nổi bật nhất là LNL giờ đây không còn Low Power Island (LP-E) như MTL nữa. Cá nhân mình cho đây là quyết định đúng đắn vì thực tế chỉ 2 lớp nhân xử lý thôi cũng đã tạo ra bao nhiêu vấn đề cho OS "hiểu" và xử lý. Tăng thêm tới 3 lớp nhân xử lý thật sự là... rách việc! Đấy là chưa kể tới việc không có nhiều người "thích" E-core cho lắm.

Intel Lunar Lake CPU.jpg
LNL chỉ có 2 cụm nhân P-core và E-core

Thread Director (TD) mới - Lý do không còn SMT?


Kể từ khi ra kiến trúc hybrid, Intel đã kèm thêm một công cụ quản lý mới là TD. Công cụ này có vai trò làm "thông dịch viên" giữa OS và các nhân xử lý. Ở các kiến trúc trước, vốn chỉ có 1 loại nhân xử lý, OS hoàn toàn có thể phân chia thoải mái công việc cho mọi nhân rất dễ dàng. Nhưng khi chia ra P-core và E-core, hoạt động này trở nên phức tạp hơn, nên buộc cần có một bộ quản lý đệm để "hiểu" việc nào "nặng", việc nào "nhẹ" mà chọn nhân xử lý cho phù hợp.

Intel Lunar Lake TDD 1.jpg
Intel Lunar Lake TDD 2.jpg
Cách phân chia công việc trên LNL

Về cơ bản, TD của LNL "kế thừa" tiếp cách làm việc trên MTL - ưu tiên E-core trước rồi mới tới P-core. Nhưng vì không còn LP-E nữa, TD sẽ làm việc dễ chịu hơn khi chỉ còn 2 tầng chip khác nhau. Song điểm đáng chú ý là 1 thread E-core sẽ ứng với 1 thread P-core và ngược lại. Mà E-core không có năng lực SMT, nó dẫn tới việc khi đưa công việc của E-core lên P-core thì P-core cũng chỉ chạy được 1 thread duy nhất. Kết quả là dù LNL có 8 nhân nhưng nó cũng chỉ xử lý được 8 luồng dữ liệu (4 mạnh + 4 yếu). Và tuy LNL chỉ dùng cho laptop tiết kiệm điện, thì việc chỉ có tối đa 4 P-core cũng đặt ra nhiều câu hỏi về mặt hiệu năng. Nhưng cứ phải chờ tới khi có sản phẩm chính thức chúng ta mới rõ vấn đề này được.

GPU Xe2 thế hệ mới


Có thể nói khôi hài một tý là nếu bỏ GPU ra khỏi LNL thì die compute sẽ rộng bằng die IO và chúng ta chẳng cần tới die filler nữa. Vì phần thừa ra trên die compute chính là GPU Xe2 (Battlemage) của con chip!

Intel Lunar Lake GPU 1.jpg
GPU LNL mạnh gấp 1.5 lần MTL

Về cơ bản, LNL cũng vẫn có 8 nhân Xe (Alchemist) tương tự như MTL. Tuy vậy ở góc độ sâu hơn, nhân Xe2 khác Xe khá nhiều. 16 engine vector (XVE) và 16 engine matrix (XMX) trên 1 nhân Alchemist được gom lại còn 8 engine vector và 8 engine matrix trên 1 nhân Battlemage. Bù lại thì giao tiếp các engine này tăng gấp đôi so với thế hệ trước (256 vs. 512 bit và 1024 vs. 2048 bit).

Song điểm thay đổi nhiều nhất có lẽ ra bộ máy ray tracing (RTU). Nếu ở Alchemist mỗi RTU chỉ có 2 Traversal pipeline thì trên Battlemage con số này là 3. Ngoài ra, như bạn cũng có thể đã biết, Intel mới bắt đầu làm GPU sau hơn 2 thập kỷ không đụng tới. Thế hệ Intel Arc đầu tiên xem như là những bước chập chững đầu đời. Vì vậy kinh nghiệm tối ưu card đồ hoạ với Intel gần như là số không. Chính CEO Intel cũng thừa nhận Alchemist bị chậm ra mắt vì driver chưa được tối ưu (và kể cả đã ra mắt rồi vẫn đầy bug).

Intel Lunar Lake GPU 2.jpg
Cấu tạo engine vector của Xe2

Đến Battlemage, Intel "biến đau thương thành sức mạnh", tối ưu lại các dòng lệnh để tiến độ xử lý công việc trôi chảy hơn. Hãng cố gắng phân phối đầu việc tới từng nhân Xe hiệu quả hơn, giảm ảnh hưởng từ code phần mềm lại. Công ty này cho 8 nhân Xe2 của LNL có hiệu năng gấp 1,5 lần 8 nhân Xe của MTL. Và nếu "bắc cầu" MTL mạnh đồ hoạ gấp đôi nhân Iris X trên dòng chip Alder Lake thì LNL là mạnh gấp 3 lần con số đó.

NPU4, đủ mạnh để làm Copilot


Mặc dù Intel quảng cáo LNL có năng lực AI lên đến 120 TOPS, nhưng đó là con số tổng của cả CPU, GPU và NPU. Và nếu tinh ý, bạn có thể thấy hơn 1/2 sức mạnh đó đến từ 8 nhân GPU Xe2. Như vậy nếu trừ phần của GPU ra thì CPU + NPU LNL chỉ nhỉnh hơn 50 TOPS. Thực tế là toàn 8 nhân P-core và E-core chỉ đạt được có 5 TOPS. Cụ thể thì NPU4 đạt 48 TOPS, xem như là "vừa đủ" để đạt yêu cầu Copilot của Microsoft (40 TOPS) và ngang ngửa Snapdragon X Elite lẫn Zen 5.

Intel Lunar Lake AI.jpg
Tổng sức mạnh AI của LNL đạt gần 120 TOPS

Dĩ nhiên so với MTL hay Zen 4, NPU4 mạnh hơn rất nhiều. Cả 2 đại diện trước chỉ có sức mạnh từ 10 ~ 16 TOPS, xem như có thể trải nghiệm sơ sơ AI chứ để xài mượt mà thì chưa tới. Và nếu để so sánh, tỷ lệ diện tích NPU trên LNL cao hơn nhiều so với MTL (NPU nằm trong die IO), cho thấy sự gia tăng đáng kể năng lực xử lý. Cụ thể NPU4 có tới 6 engine neural (MTL chỉ có 2 engine). Và mỗi engine neural LNL lại có 2 bộ Shaved DSP (trên MTL chỉ có 1 DSP). Chính khác biệt cơ bản này giúp cho NPU của LNL có sức mạnh gấp 5 lần thế hệ cũ.

Intel Lunar Lake NPU 1.jpg
Intel Lunar Lake NPU 2.jpg
Vị trí NPU và cấu tạo của nó trên LNL

Die IO, hoàn chỉnh cho một SoC


Dù là thành phần không nhận được nhiều tràng pháo tay hay ánh đèn sân khấu, các kết nối IO vẫn đóng một vai trò quan trọng để giúp các nhân điện toán "liên lạc" với thế giới bên ngoài. Về cơ bản trong kỷ nguyên IoT, không có Internet thì bạn gần như bị cô lập trên "hoang đảo".

Intel Lunar Lake Connections.jpg
LNL được trang bị những liên kết mới nhất

Vì vậy đến LNL, bạn sẽ những liên kết mới nhất hiện nay như Wi-Fi 7 (5 Gig), Bluetooth 5.4, 3 liên kết Thunderbolt 4 kết hợp tính năng Thunderbolt Share cho phép bạn trao đổi dữ liệu giữa các PC cùng có giao tiếp Thunderbolt. Tất nhiên không thể bỏ qua liên kết 4 lane PCIe 4.0 và 4 lane PCIe 5.0 để gắn những ổ SSD mới nhất, cùng các cổng USB 2.0 & 3.0 cho các thiết bị ngoại vi.

Trên đây là những gì tổng quan về LNL. Chúng ta sẽ phân tích chi tiết hơn kiến trúc ở những bài sâu hơn.
56 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Intel rất cố gắng nhưng rất tiếc bóng bán dẫn vẫn còn lớn
@centernc đang gom $ chờ rồng elite arm thì intel sắp ra con x86 này

hâhha, chờ tiếp xem sao
@centernc p/p vẫn thua xa amd nhỉ
Chip đính kèm Ram, tiết kiệm điện 40%.
Intel chơi chiêu khá hay nhỉ.😂
khoa-ckd
TÍCH CỰC
3 tháng
@BinBon2020 Trên bo bạch. Xin nhắc lại là trên bo mạch.
Lại đến cái thời X86 cũng hàn chết toàn bộ RAM thì đúng là chán nhể. Hàn chết RAM vào chip tiết kiệm điện 40% cho mạch in. Thực tế ra cái này rất khó kiểm chứng, mạch in đó cũng tiêu tốn cực kì ít điện năng nên 40% có khi không khác biệt gì nhiều. Đúng là mập mờ đánh lận con đen 😆
NgicMaichi
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@AudioScience rút ngắn mạch in tuy là k tiết kiệm đc nhiều đến thế nhưng nó giúp giảm độ trễ trao đổi tín hiệu, giảm xung nhiễu...vv từ đó giúp giảm thời gian xử lý tổng thể và tiết kiệm điện năng hơn trong cùng một bài test
@NgicMaichi Quan trọng băng thông bao nhiêu thôi. Một cái dây mạng 1 mét không truyền dữ liệu nhanh hơn một cái dây mạng 10 mét (cùng chuẩn tốc độ). Nói chung những cái bạn nói nó cũng có thể sẽ tồn tại, nhưng nó cũng chỉ là những ảnh hưởng rất nhỏ.
@Hot.Buns Bạn chế à, em lunar này ko thể thêm ram và truy cập ram ngoài mainboard
@Crazylove4u Bạn chế à, em lunar này ko thể thêm ram và truy cập ram ngoài mainboard
maigia
ĐẠI BÀNG
3 tháng
Amdanh thở oxy
@maigia Thở cái mồm của m 😆)))
image.jpg
@Nguyễn Chí Danh Mạnh hơn 36% so với Arc Xe1, xong Xe2 tăng 50% so với Xe1
Vậy ai thắng? Lại bảo không thở đi, thở gấp chứ chưa cần đến oxy đâu mà nóng
@Nitro 5 2021 Mạnh hơn 50% là mạnh hơn cái gì mới được? Intel nó ko dám show ra.
AMD nó ghi hơn 36% là trung bình cộng 1 vài con game nó test, intel nó lấy hệ quy chiếu là gì, ko ai rõ.
Giờ nếu lấy mỗi con game cyberpunk 2077 ra thì igpu radeon 890m cũng hơn igpu intel arc của core ultra 9 47% xấp xỉ 50% rồi đó.
Đọc slide thằng tèo mà cứ ngơ ngác như con nai vàng vậy 😃
@Nitro 5 2021 Có chart ko ?? Nổ ra hộ bố m cái 😆)) . Nguyên 1 cái event diễn ra . Éo dám mà nổ ra chart so sánh với AMD 😃)) . Trong khi đó AMD đem tất cả sản phẩm intel ra bêu đầu từng đứa từ cpu cho đến cpu mobile đến cpu máy chủ chặt đầu từng đứa 1 hâhhahahahahah . T nói Intel nó nhục nhã đến mức éo dám so sánh hiệu năng với AMD . Nhìn đi nè . Nhục ơi là nhục 😃))))
image.jpg
image.jpg
image.jpg
image.jpg
tYpn1984
ĐẠI BÀNG
3 tháng
Thiết kế kiểu tích hợp thấy hiệu năng & nhiệt ngon vậy sao giờ mới làm. Có vấn đề gì không hay tại Qualcomm / AMD dí tới đít nên phải mang ra dùng vậy ?

Gia công tiến trình 3nm nữa chắc hẳn là ngon!
@tYpn1984 Chứ xao nữa, chứ xưa giờ 1 mình tèo bá chủ nên lười có làm gì đoau 😂
TND NO
TÍCH CỰC
3 tháng
@tYpn1984 Giảm 40% mạch in thôi, không phải 40% của chip, Intel QC quá đà, chủ yếu chip ăn điện nhiều chứ mạch thì đâu bao nhiêu.
@tYpn1984 Lunar lúc đầu dự định dùng intel 20A, giờ đi thuê tsmc N3.
khoa-ckd
TÍCH CỰC
3 tháng
@tYpn1984 Toàn bánh vẽ chứ intel méo làm đc như qc đâu.
Tèo thở hơi lên chuẩn bị hẹo. Giờ cứu gì nổi, bị sút từ laptop, desktop, workstation....
đã mạt rồi lại còn học cái thói mất dạy hàn chết ram của apple - thôi chết sớm đi intel 😃
@huykhanh95hup Đọc kỹ đi cha. Các hãng có thể chọn thêm thanh ram ngoài.
Có vẻ ngon đấy. Dấu ấn của Apple khá là lớn khi cách thiết kế chip có sự học hỏi. Được cái tuy hàn chết RAM nhưng vẫn có thể bổ sung bằng khe cắm thêm.
Dark Man
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@nghaimin đang nói cái case kèm sẵn eDRAM trên desktop, người dùng tự mua về lắp ấy

chứ bán nguyên cục như gaming console, người dùng xách nguyên con máy về thì chúng nó làm bao lâu nay rồi
@Dark Man Thì con này cho Laptop mà. Do bây giờ yêu cầu cấp thiết của Intel là chip phải khỏe và tiết kiệm điện như máy Mac. Cái này người dùng mong chờ nhất chứ Desktop không bàn đến.
YoBak
TÍCH CỰC
3 tháng
@nghaimin Thay vì được lựa chọn các loại ram khác nhau cho từng phân khúc, từng giá bán cho các dòng máy thì giờ chúng ta sẽ được intel lùa và quyết định giá của thị trường =))
@YoBak Quan trọng là bây giờ đối với ngành PC nói chung ưu tiên lớn nhất không phải là nâng cấp RAM được hay không, mà là cả AMD lẫn Intel phải làm được cái gì đó để chứng tỏ máy của mình không thua gì hoặc vượt qua Mac về cả sức mạnh lẫn pin trâu. Cái đó mới quan trọng hơn cả chứ nâng RAM giờ chỉ là thứ yếu thôi.
Chết ram, có chết luôn cpu ko nhỉ
TND NO
TÍCH CỰC
3 tháng
@congthanhgiong CPU không chết nhưng dùng được không thì chưa biết, kiểu máy có 2 thanh ram, 1 thanh hư phải tháo ra chứ để đó là khỏi dùng luôn
Cười vô mặt
Đọc tiêu đề 120 TOPS AI giật mình hóa ra là cộng dồn cả CPU+GPU+NPU, mịa ko biết Apple M4 với X Elite cộng dồn vào thì đc bao nhiêu TOPS nhỉ?
taidv1994
ĐẠI BÀNG
3 tháng
@causelove94 cái tops này cũng ko biết thế nào, cứ ai cần game so sánh game fps, ai cần render video show time render, ai cần ai ml thì show time test benchmark. Chứ tops ai mà mô hình ko hỗ trợ, chạy lại tùm lum chỉ 1 số mô hình thì cũng khó đánh giá lắm
Nhưng giờ là trend AI nên cứ show khả năng tính toán ra vậy
TND NO
TÍCH CỰC
3 tháng
@taidv1994 AI phải dùng chip riêng, chứ dùng CPU, GPU thì ảnh hưởng đến hiệu năng của các tác vụ còn lại đó.
Cố gắn phảm dame đội Qualcom nhưng có vẻ không ăn thua. Sau con chip M1 người ra rất ấn tượng về hiệu năng và tính tiết kiệm điện trên các con chip ARM
Bị 2 thằng qualcomm vs amd vả 2 phát mới ói ra được kiến trúc hàn chết ram hehe . Hạ hồi phân giải , chứ chưa j thấy core ultra 1xx chết sặc gạch rồi đó
@hoanglong0712 Bị AMD nó đấm intel meteor vỡ alo 🤣🤣🤣🤣 . Thằng nào mua laptop meteor bị ăn cú lừa từ intel hâhhahaahahahahaha
image.jpg
Tích hợp luôn ram vô cpu, bị bọn chip di động nó dí ác quá. Xài tiến trình cũ thì nhiệt tỏa ra có bằng MTL không ? chứ bằng lượng nhiệt MTL mà lại nhồi thêm ram vô thì . . .
bọn x86 cpu kém hiệu quả mà giá cao x lần ARM
@congthanhgiong Hiệu quả về cái gì mới được. Các tác vụ cần tập lệnh AVX-512 như render 3D thì ARM thua trắng dái.
Gaming arm cũng thua đứt đuôi.
@NDL98_107 Hiệu quả làm việc trên từng watt. Còn muốn game hay 3d gì đợi nó tương thích hoàn toàn các engines của game, dirctx... Và nó nhét khủng số nhân ngang ngữa, số watt tương đương thì mới biết được.
Namlvlee
TÍCH CỰC
3 tháng
Mà em cho hỏi một xíu là ram này nó tích hợp sẵn vậy mình không mua ram có sử dụng được không ạ
@Namlvlee Tùy nhà sản xuất thôi, nếu máy có thêm khe cắm mở rộng thì gắn thêm được, còn không thì có nghĩa là cố định RAM luôn như máy Mac vậy.
Cho em hỏi tí là chip Intel Lunar Lake này sản xuất trên tiến trình bao nhiêu nanomet vậy ạ?
Dark Man
ĐẠI BÀNG
2 tháng
@user1640133735416 TSMC N3P

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019