Project Titan - tên mã dự án phát triển xe tự hành của Apple đã được nhắc đi nhắc lại từ nhiều năm qua kể từ khi cái tên này được hé lộ. Dù vậy, dường như Project Titan vẫn chưa đi tới đâu sau nhiều lần thay đổi người dẫn đầu, thay đổi chiến lược,...và cho tới thời điểm này là đã bị tạm dừng, theo nguồn tin mới nhất mà tờ Bloomberg có được.
Trong vài năm trở lại đây, Apple dường như bị bỏ lại ở nhiều lĩnh vực, không riêng gì lĩnh vực xe hơi - một thế giới gần như hoàn toàn mới mẻ đối với công ty này. Mặc dù vậy, trái đất vẫn quay, không có Apple thì vẫn có các thương hiệu khác bắt đầu nhảy vào việc làm xe. Ngày nay, chiếc xe ngày càng trở thành một món đồ công nghệ, đó là lý do mà ngày càng nhiều công ty công nghệ quyết định đầu từ vào mảng này.
Nhìn chung, cách tiếp cận có phần giống nhau. Xiaomi hợp tác với công ty sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc - BAIC Group để phát triển và sản xuất SU7, trong khi Sony hợp tác với "người đồng hương" Honda để tạo nên Afeela - một chiếc sedan điện cũng đầy thú vị. Bắt tay với các nhà sản xuất tên tuổi với nền tảng phát triển từ trước có lẽ là hướng đi khôn ngoan, bởi lẽ nếu đi từ đầu, chắc là lây lắm Sony hay Xiaomi với bắt kịp với những tên tuổi khác trong ngành công nghiệp, thậm chí là so với một cái tên còn non trẻ như Tesla.
Nếu đang kỳ vọng vào điều gì đó mới mẻ, chắc hẳn SU7 hay Afeela sẽ là những cái tên mà nhiều người sẽ chờ đợi trong tương lai, trong bối cảnh Apple dường như đã không còn mặn mà với việc tự làm ra một chiếc xe mang logo quả táo.
Trong vài năm trở lại đây, Apple dường như bị bỏ lại ở nhiều lĩnh vực, không riêng gì lĩnh vực xe hơi - một thế giới gần như hoàn toàn mới mẻ đối với công ty này. Mặc dù vậy, trái đất vẫn quay, không có Apple thì vẫn có các thương hiệu khác bắt đầu nhảy vào việc làm xe. Ngày nay, chiếc xe ngày càng trở thành một món đồ công nghệ, đó là lý do mà ngày càng nhiều công ty công nghệ quyết định đầu từ vào mảng này.
Nhìn chung, cách tiếp cận có phần giống nhau. Xiaomi hợp tác với công ty sản xuất ô tô nhà nước Trung Quốc - BAIC Group để phát triển và sản xuất SU7, trong khi Sony hợp tác với "người đồng hương" Honda để tạo nên Afeela - một chiếc sedan điện cũng đầy thú vị. Bắt tay với các nhà sản xuất tên tuổi với nền tảng phát triển từ trước có lẽ là hướng đi khôn ngoan, bởi lẽ nếu đi từ đầu, chắc là lây lắm Sony hay Xiaomi với bắt kịp với những tên tuổi khác trong ngành công nghiệp, thậm chí là so với một cái tên còn non trẻ như Tesla.
Nếu đang kỳ vọng vào điều gì đó mới mẻ, chắc hẳn SU7 hay Afeela sẽ là những cái tên mà nhiều người sẽ chờ đợi trong tương lai, trong bối cảnh Apple dường như đã không còn mặn mà với việc tự làm ra một chiếc xe mang logo quả táo.
Xiaomi tự tin vào thị trường nội địa
Tại MWC 2024 diễn ra ở Barcelona (Tây Ban Nha), Xiaomi mang đến trình diễn SU7 cùng với đó là những tuyên bố của Chủ tịch Tập đoàn Weibing Lu về kế hoạch của họ đối với việc kinh doanh dòng xe này. Xiaomi định vị mẫu xe của họ nằm trong phân khúc cao cấp, và tự tin vào con số ít nhất 20 triệu khách hàng tiềm năng ở phân khúc này ở thị trường nội địa. Người đứng đầu Xiaomo cho rằng công ty đã cân nhắc đến nhiều phương án định giá cho chiếc xe mà họ đã chi 10 tỷ USD để phát triển.
Hiện tại, vẫn chưa rõ con số chính xác là bao nhiêu, nhưng Xiaomi cho rằng việc giao hàng sẽ bắt đầu được thực hiện từ sau quý 2 năm nay và đến lúc đó chắc chắc giá bán của xe sẽ được hé lộ. Hiện tại, phần lớn doanh thu của công ty đến từ mảng smartphone, 30% đến từ gia dụng và các mảng khác. Xe điện là thị trường rất béo bở tại Trung Quốc, và với lợi thế sân nhà, Xiaomi chắc chắn không thể bỏ qua mảng này.
Sau đó, công ty đã giới thiệu một nền tảng hoàn toàn mới được họ gọi là HyperOS, vận hành dựa vào trí tuệ nhân tạo và không chỉ được áp dụng cho điện thoại mà còn là xe hơi. Bước tiếp theo trong kế hoạch cửa Xiaomi đó là xây dựng một nhà máy riêng để sản xuất xe, để không còn phụ thuộc vào các đối tác khác nữa. Xiaomi bày tỏ rõ tham vọng khi cho biết họ đặt mục tiêu trở thành 1 trong 5 nhà sản xuất ô tô hàng đầu thế giới trong vòng 15-20 năm nữa.
Quảng cáo
Nhắc lại một chút về Xiaomi SU7, nó là một chiếc xe điện sở hữu kiểu dáng khí động học khi sở hữu nhiều đường nét bo cong khắp thân xe. Nhờ vậy nên nhìn chiếc xe có cảm giác rất mềm mại và lướt gió, điều này ngoài việc góp phần tiết kiệm năng lượng thì còn có thể giúp cho xe tăng tốc tốt hơn. Theo nhận định chủ quan của mình, nhìn thiết kế xe mang nhiều đường nét tương đồng với mẫu xe điện Porsche Taycan, từ cái nhìn ngang hông cho đến hệ thống đèn chiếu sáng ở phía trước.
Hệ thống đèn pha LED, đèn hậu kéo dài dọc theo đuôi xe và mâm xe hầm hố có lẽ là một trong những điểm nhấn đáng kể nhất về mặt ngoại hình của xe. Tổng thể, nó khá đẹp nhưng không có nét đặc trưng và dễ nhận diện nếu so với các xe điện khác đang có mặt trên thị trường.
Về mặt vận hành, Xiaomi SU7 sẽ được bán ra với ít nhất 3 tùy chọn động cơ Xiaomi HyperEngine kèm theo đó là mức công suất khác nhau. Xe có khả năng tăng tốc từ 0-100 km/h trong vòng 2,78 giây, trước khi đạt vận tốc tối đa 265 km/h. Với bộ pin 101 kWh được đặt bên dưới sàn xe, SU7 có thể đi được quãng đường tối đa lên tới 800 km sau mỗi lần sạc, dựa trên chuẩn CLTC của Trung Quốc.
Xe cũng hỗ trợ công nghệ sạc 800V, giúp cho xe đi được quãng đường 220 km chỉ sau 5 phút sạc hoặc 510 km sau 15 phút sạc. Xiaomi cho biết công nghệ pin áp dụng cho xe cũng được nghiên cứu kỹ lưỡng, đảm bảo cung cấp cho xe phạm vi hoạt động tốt nhất mà lại nhỏ gọn, không ảnh hưởng quá nhiều đến không gian nội thất xe.
Quảng cáo
Xiaomi SU7 được tích hợp hệ điều hành HyperOS mà Xiaomi cũng đang phát triển cho các dòng smartphone của họ, cung cấp cho không gian bên trong khả năng điều khiển và kết nối thông minh, theo như Xiaomi cho biết. Xiaomi SU7 cung cấp cho người dùng khá nhiều những tính năng an toàn từ bị động cho đến chủ động, đặc biệt là các công nghệ nhằm ngăn chặn va chạm xảy ra ở mức tối đa nhất có thể.
Xiaomi gọi gói an toàn được trang bị cho xe là Xiaomi Pilot, cung cấp hàng loạt những công nghệ chống va chạm tiên tiết nhất để hỗ trợ anh em lái xe an toàn, vận hành nhờ radar và cảm biến, camera được lắp xung quanh thân xe.
Trước mắt, sẽ có 2 phiên bản SU7 được bán ra thị trường là Xiaomi SU7 và Xiaomi SU7 Max. Phiên bản thường được trang bị 1 động cơ điện lắp ở cầu sau, công suất khoảng 299 mã lực, mô men xoắn cực đại 400 Nm, tăng tốc từ 0-100 km/h trong vòng 5,28 giây và chạy được tối đa 668 km sau mỗi lần sạc. Trong khi đó, phiên bản Max có thể đạt được khả năng tăng tốc và phạm vi hoạt động như đã nói bên trên. Xe được trang bị 2 động cơ lắp ở cầu trước và sau, với tổng công suất đạt được là 673 mã lực, trong khi mô men xoắn cực đại đạt 838 Nm.
Ngoài thị trường Trung Quốc, Xiaomi cũng sẽ đưa SU7 tiếp cận các thị trường tiềm năng khác trong vòng 2-3 năm nữa. Trong vòng 6 năm qua, chiếm 40% đến 50% doanh thu của công ty đến từ bên ngoài Trung Quốc, chủ yếu là Châu Âu và Ấn Độ. Với quy mô được cho là gấp 3 lần thị trường trong nước, đó có thể xem là tiềm năng không thể bỏ qua, nhưng chắc chắn cũng đối mặt với nhiều thách thức. Đại diện Xiaomi thừa nhận những rào cản về mặt chính trị khiến Xiaomi khó khăn trong nhiều quyết định, nhưng họ sẽ tìm cách xoay sở bằng nhiều phương án khác nhau.
Sony và Honda tiếp cận thị trường bằng 3 mẫu xe từ giờ đến 2028
Sony - một cái tên không còn xa lạ trong thế giới công nghệ, bỗng chốc biến thành "nhà tiên phong" với tư cách là 1 công ty công nghệ chính thức xâm nhập vào thị trường ô tô, một cách nghiêm túc. Với thương hiệu mới mang tên “Afeela”, tập đoàn truyền thông và điện tử Nhật Bản đang hợp tác với Honda để xuất xưởng những chiếc xe điện đầu tiên vào năm 2026. Sau đó, họ sẽ ra mắt thêm 2 dòng xe nữa ở các phân khúc khác nhau, vào năm 2027 và 2028.
Sony and Honda EV venture to launch SUV and compact before 2030
Sony Honda Mobility plans to double workforce to 500 employees
asia.nikkei.com
Chúng sẽ là những phương tiện thừa hưởng tất cả những công nghệ liên quan đến phần mềm, giải trí, chơi game,...những thứ mà Sony đã có quá nhiều kinh nghiệm. Các tính năng này, được cho là đặc biệt hữu ích trong thời đại con người có lẽ sẽ cần phải chờ ít nhất là 20-30 phút cho việc "nạp nhiên liệu" cho xe thay vì 3-5 phút như hiện tại. Giải trí trong lúc chờ đợi trong xe, được đánh giá là nhu cầu lớn.
Giám đốc điều hành của các bên, những người đang vận hành thương hiệu ô tô mới mẻ Sony Honda Mobility cho biết họ có một kế hoạch dài hạn với dự án này, chứ không xem nó là một phép thử. Yasuhide Mizuno, CEO của liên doanh cho biết họ đang xem xét đến việc đẩy thời gian hỗ trợ nâng cấp các tính năng phần mềm cho xe lên tới 10 năm, nhiều hơn so với hầu hết các nhà sản xuất ô tô hiện nay.
Hơn nữa, Kawanishi cũng đã nói rất rõ ràng về lý do tại sao Sony lại tham gia vào lĩnh vực kinh doanh xe hơi, đó là "theo đuổi một mô hình kinh doanh mới có thể giúp thúc đẩy ngành công nghiệp". “Điều quan trọng là phần mềm,” Kawanishi nói. Sony đã lên kế hoạch này trong suốt một thời gian. Nguyên mẫu Afeela được trưng bày tại CES là phiên bản được phát triển từ concept Vision-S được trưng bày tại CES 2020, trước khi Honda tham gia vào dự án. Đến năm 2022, họ tiếp tục giới thiệu một concept khác, một chiếc SUV 7 chỗ chạy điện với ngoại hình đơn giản nhưng hiện đại.
Afeela - nguyên mẫu xe điện đầu tiên mà Sony và Honda cùng phát triển có thiết kế hiện đại với nhiều yếu tố mang tính công nghệ cao. Afeela có màn hình lớn phủ toàn bộ bảng táp lô, được trang bị tổng cộng 45 cảm biến và camera để hỗ trợ cho tính năng bán tự hành, hệ dẫn động 4 bánh và các tính năng thực tế tăng cường được tích hợp. Afeela được định hình sẽ nằm “chung mâm” với các nhà sản xuất ô tô khác như Mercedes-Benz, BMW, Volvo và Audi, một chiếc xe điện sang trọng, thông minh với nhiều tính năng hiện đại.
“Afeela” không phải là 1 cái tên dễ nhớ. Và việc để cho người ta nhớ đến một cái tên non trẻ trong lĩnh vực là điều mà Sony phải làm, nếu muốn thu hút khách hàng mới. Liên doanh Sony Honda Mobility được cho là sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức ít nhất là trong 3 năm tới, khi mà thị trường xe điện phát triển với tốc độ chóng mặt. Nhưng sự xuất hiện của Afeela cũng là dấu hiệu cho sự trưởng thành đối với xe điện, khi những công ty có đủ sự đầu tư và kinh nghiệm muốn làm chủ công nghệ của 1 chiếc xe trong tương lai, nơi mà thuê bao, dữ liệu hay các tính năng phần mềm trở thành yếu tố then chốt.
Thông qua kinh nghiệm của Honda trong việc sản xuất ô tô, liên doanh này chắc chắn sẽ tạo ra thứ gì đó hoàn toàn mới mẻ, tái định hình lại thị trường ô tô điện. “Mọi thứ chắc chắn sẽ rất thú vị. Đây là những thương hiệu cực kỳ nổi tiếng trong lĩnh vực của họ và tôi nghĩ rằng điều này sẽ rất quan trọng trong tương lai để khiến khách hàng tin tưởng những chiếc xe này, khi nhiều tính năng tự lái hơn được bổ sung”, Jessica Caldwell, một nhà phân tích ngành và là giám đốc điều hành tại trang web mua bán xe hơi Edmunds cho biết.
Nhìn vào các công ty khởi nghiệp liên quan đến ô tô hoặc xe điện, Tesla nổi lên như một ngoại lệ. Làm ô tô rất khó. Trong vòng 1 thập kỷ qua, người tiêu dùng cũng như các nhà quan sát trong ngành hầu như đều cho rằng các vấn đề trong khâu sản xuất, những tuyên bố kỳ quặc của người sáng lập và gian lận là điều bình thường trong thế giới khởi nghiệp ô tô. Cho đến khi các nhà sản xuất ô tô lâu đời như General Motors và BMW bắt đầu coi trọng xe điện hơn với những động thái nhất định, những dự án hão huyền nhất về các phương tiện này mới dần bốc hơi.
Sony là tập đoàn điện tử lớn nhất Nhật Bản, dẫn đầu thị trường máy chơi game console và là một trong những thế lực toàn cầu lớn nhất trong lĩnh vực sản xuất nhạc, TV và phim ảnh. Trong khi đó, Honda là một trong những công ty xe hơi lớn nhất thế giới, có tiếng tăm về chất lượng và độ tin cậy. Honda cũng sẽ đạt được rất nhiều thứ từ cái bắt tay này. Thật hiếm khi thấy bất kỳ công ty Nhật Bản nào tham gia thị trường xe điện một cách nghiêm túc.
Các thương hiệu như Honda, Toyota, Mazda và Nissan đang tụt lại phía sau một cách đáng tiếc so với các đối thủ cạnh tranh của Mỹ, châu Âu và Hàn Quốc về xe điện chạy bằng pin. Chiếc xe điện mới nhất của của Honda là Prologue sẽ ra mắt vào năm năm nay, nhưng sử dụng nền tảng Ultium EV của General Motors chứ không phải là khung gầm tự phát triển. Đối với Honda, Afeela là cơ hội để tạo ra một cú hích lớn nhằm đuổi kịp các thương hiệu khác.
Theo vài nguồn tin, những chiếc xe của Sony Honda Mobility sẽ được phát triển dựa trên nền tảng e: Architecture do Honda phát triển. Ở phía ngược lại, với Honda, Sony không đơn thuần chỉ có được một đối tác đáng tin cậy mà sự hiện diện và vai trò sản xuất của công ty này tại Mỹ chắc chắn cũng là điều có thể khai thác. Các ưu đãi về thuế chắc chắn sẽ tạo thuận lợi cho cả 2 lắp ráp xe tại đây. Honda hiện cũng đang trong giai đoạn xây dựng 1 nhà máy pin trị giá 4,4 tỷ USD ở bang Ohio.
Sony và Honda có thể đều là những ông lớn trong lĩnh vực của họ, nhưng 1 lần nữa nhắc lại, làm ô tô không phải chuyện dễ. Tỷ suất lợi nhuận thấp, chi phí cao, sản xuất khó khăn và các chiến thuật bán hàng khác nhau giữa các quốc gia là điều cần phải tính toán rất kỹ. Một dòng xe có thể rất thành công ở thị trường này, nhưng cũng có thể "ế nhệ" một cách thảm hại ở thị trường khác. Người đứng đầu Sony Honda Mobility cho rằng họ có cách tiếp cận khác, đó là biến những phương tiện do công ty chế tạo thành nơi để giải trí trong tương lai, với những phim ảnh, nhạc và trò chơi điện tử.
“Chúng tôi phát hiện ra rằng chúng tôi có thể tạo thêm một không gian giải trí di động, giống như phòng khách, dưới hình thức là 1 chiếc ô tô. Chúng tôi đã cung cấp PlayStation, Walkman và Không gian di động là một thị trường khác mà chúng tôi sẽ tiếp cận", Kawanishi giải thích. Ngoài ra, Sony cũng đang phát triển các nền tảng đám mây cho các nhà sản xuất ô tô khác. Năm ngoái, công ty đã công bố các tính năng như thiết lập người dùng tùy chỉnh được lưu trữ trên đám mây, công nghệ lái xe từ xa cho các ứng dụng tự hành và khả năng chơi game từ xa.
Từ trước tới nay, nếu như chúng ta thường chỉ có 2 không gian để giải trí, làm việc là nhà và cơ quan, thì giờ trong hành trình di chuyển giữa các điểm đó, chúng ta còn có 1 lựa chọn mới là chiếc xe.
Từ giờ đến lúc những chiếc Afeela đầu tiên xuất xưởng là 2 năm, một thời gian đủ dài đối với lĩnh vực ô tô. Khoảng 20-25 mẫu xe điện mới sẽ được giới thiệu mỗi năm từ giờ đến đó, các công ty khởi nghiệp đang tìm cách thâm nhập thị trường và những thương hiệu Trung Quốc cũng đang muốn mở rộng sang Mỹ.
Với Afeela, Sony Honda Mobility không chỉ thu lợi từ việc bán xe hoặc từ khâu sửa chữa, họ dự kiến sẽ tạo ra các hợp đồng thuê dài hạn, cùng với các khoản phí dành cho những nâng cấp, tính năng khác nhau trong suốt vòng đời của xe. Người ta từng nói về việc "thuê bao option" sẽ là tương lai của ngành công nghiệp ô tô và đó là điều không tránh khỏi, kể cả với Afeela. Với xu hướng này, có lẽ phần cứng sẽ không còn là chìa khoá quan trọng nữa mà sẽ chuyển dần sang phần mềm.
Sony and Honda’s EV goes where the Apple Car never did
Turns out the consumer tech giant making a car is Sony, not Apple.
theverge.com
Nút "Pause" của Apple, hoặc cũng có thể là “Stop”
Trong vòng 1 thập kỷ qua, Project Titan - dự án phát triển chiếc xe đầu tiên mang thương hiệu Apple vẫn là bí ẩn lớn nhất của ngành công nghiệp ô tô nói chung. Một chiếc xe với logo quả táo sẽ trông như thế nào? Tại sao một công ty công nghệ như Apple lại quyết định nhảy vào lĩnh vực mới mẻ này? Ai sẽ là người phát triển nó và việc bán ra thị trường sẽ ra sao? Chưa kể, một chiếc xe của Apple sẽ có ý nghĩa như thế nào trong bối cảnh điện khí hoá và kỹ thuật số hiện tại? Cho đến giờ này, lời đáp cho các câu hỏi đó vẫn chưa có.
Nếu xét về các mốc thời gian, Apple dường như "để ý" và đầu tư cho lĩnh vực này trước cả Sony hay Xiaomi mà mình lấy ví dụ trong bài viết này để so sánh, vì họ đều là các công ty công nghệ. Từng có thời điểm, chúng ta những tưởng Apple đã rất gần với chuyện chính thức cho ra mắt một chiếc xe nào đó, khi vào năm 2021, Hyundai xác nhận đã gặp Apple để bàn về việc hợp tác sản xuất xe điện. Nhưng rồi mọi chuyện chẳng đi đến đâu, mãi cho đến hôm nay, khi mà thông tin Apple chọn "bấm vào nút dừng" đối với Project Titan được loan đi bởi một nhân viên thuộc dự án.
Craig Federighi, Phó chủ tịch cấp cao về kỹ thuật phần mềm của Apple, là người đã từng tỏ ra rất hoài nghi về Dự án Titan của Apple. Dù không trực tiếp tham gia vào quá trình phát triển Apple Car, Federighi được cho là đã bày tỏ mối quan ngại riêng của ông với một số giám đốc điều hành khác tại Apple. CEO Tim Cook trong khi đó chỉ giám sát từ xa và hiếm khi có mặt tại văn phòng dành riêng cho dự án tại Santa Clara, California.
Nhiều nhân viên cho rằng sự "thờ ơ" này của Cook ít nhiều gây tổn hại đến dự án bởi điều mà Project Titan cần đó là "1 nhân vật duy nhất có thể xác định và trình bày rõ ràng sản phẩm đó nên như thế nào". Cook không sẵn sàng để cam kết sản xuất chiếc xe đó, và việc này gây thất vọng cho các giám đốc điều hành cấp cao của dự án. Project Titan cũng nhiều lần trải qua các đợt "thay máu". Người đứng đầu mảng phát triển machine learning cho công nghệ tự hành trên xe của Apple đã từ chức và rời khỏi Apple sau một thời gian làm việc.
Năm 2018, Doug Field tiếp quản vị trí đứng đầu Project Titan, thay thế cho Bob Mansfield và hứa hẹn mang tới "1 kỷ nguyên ổn định" cho Apple Car. Và thực tế cho thấy quãng thời gian dẫn dắt bởi Field đã mang tới "phát súng tốt nhất mà công ty từng thực hiện trong nỗ lực tung ra 1 chiếc xe hơi", trước khi ông quyết định từ chức vào tháng 9/2021 và ngồi vào một vị trí quan trọng tại Ford.
Trước khi dự án bị tạm dừng theo thông tin mới, Kevin Lynch là người đứng đầu dự án phát triển Apple Car, với mục tiêu nhắm tới là sản xuất hàng loạt 1 mẫu xe để phục vụ cho khách hàng. "Các nhân viên của dự án hiện đã thảo luận về cách nguỵ trang 1 phiên bản mới của bản thử nghiệm, với ngoại hình gần giống với bản thương mại mà Apple sẽ sản xuất và có thể sẽ bắt đầu lăn bán từ đầu năm sau. Chiếc xe mang tên mã M101 và tiền tố M thường được Apple gán cho các sản phẩm mà họ có thể bán, chứ không phải chỉ là công nghệ mà họ phát triển."
Cựu giám đốc thiết kế của Apple, Jony Ive cũng tham gia tư vấn cho công ty cũ thông qua LoveFrom - công ty mà ông thành lập sau khi nghỉ Apple. Ive đã nói với những người chịu trách nhiệm ở dự án Apple Car về việc họ nên dựa vào "sự kỳ lạ trong thiết kế của xe và đừng cố che các cảm biến." Các nhà thiết kế của Apple Car trên thực tế đã thử qua nhiều kiểu thiết kế khác nhau, tập trung vào độ thoải mái với định hướng đây sẽ là một chiếc xe có khả năng tự lái.
Tháng 8 năm 2021, Apple cho "loạt xe nguyên mẫu" thực hiện 1 hành trình dài cỡ 65 km với đích đến là Montana. Băng qua khu trượt tuyết Big Sky, các nhân viên của Apple đã bay flycam để ghi lại các thước phim đẹp đẽ nhất để cho các nhà quản lý ở Apple và Tim Cook có thể nhìn thấy dự án ô tô tự hành tốn kém và lâu dài của họ đã tiến bộ như thế nào qua ngần ấy thời gian. Dù vậy, cảm giác bồi hồi với những khung cảnh nịnh mắt đó sẽ không thể kéo dài.
Theo 2 người có tham gia vào buổi chạy thử, hóa ra, "loạt xe nguyên mẫu" nói trên về cơ bản chỉ là những chiếc SUV của Lexus được tuỳ biến lại, và chúng đã gặp không ít khó khăn khi điều hướng vào các con đường gần trụ sở của công ty ở Thung lũng Silicon khi không có bản đồ. Chiếc xe đâm lên lề, gặp khó khi giữ làn đường và băng qua các giao lộ. Chưa kể, một trong những phương tiện thử nghiệm của Apple đã suýt đâm phải một người chạy bộ khi chiếc xe đang chạy với vận tốc tầm 24 km/h.
Phần mềm của xe ban đầu xác định người chạy bộ đó là 1 vật thể đứng yên, trước khi chuyển đối tượng đó sang "người đứng yên" và cuối cùng là "người đi bộ". Dù nhận diện chính xác, nhưng chiếc xe chỉ điều chỉnh lại 1 chút lộ trình và dừng lại cách người đó vài bước chân. Nếu không có sự can thiệp của người điều khiển trên xe lúc đó, các bài test của Apple chứng minh chiếc xe "gần như sẽ đâm vào người chạy bộ này". Apple sau đó tạm ngưng việc chạy thử để tiến hành điều tra. Họ khắc phục thiếu sót liên quan đến nhận diện đối tượng, đồng thời bổ sung dữ liệu về các vạch kẻ cho người đi bộ vào bản đồ của phần mềm.
Apple Car details: Design, skepticism, EV, more
Apple’s self-driving car development efforts, codenamed Project Titan, have been well-documented over the years. Project Titan has gone through numerous...
9to5mac.com
Gần 10 năm phát triển, hàng tỷ USD có thể đã được chi, không một nguyên mẫu nào được ra đời, hàng loạt các vấn đề về công nghệ tự lái. Apple thật sự đã gặp khó khăn trong việc hiện thực hóa ý tưởng làm ra một chiếc xe mang thương hiệu của họ. 2.000 người được cho là đã làm việc với dự án này, ngoài số bị sa thải, số còn lại có thể sẽ được điều sang dự án liên quan đến AI mà Apple đang theo đuổi, một kế hoạch cũng rất "bắt trend" khi AI được nhắc đến nhiều trong vài năm trở lại đây bởi các ứng dụng thực tiễn của nó đang gần gũi hơn bao giờ hết.
Apple chắc chắn cũng đầu tư vào metaverse, thông qua chiếc kính Vision Pro vừa nặng tiền, vừa nặng đầu. Tương lai của các sản phẩm này ra sao còn chưa rõ, nhưng đối với xe điện, có thể nói rằng Apple đã thất bại.