Lời mở đầu: CyanogenMod là một bản tùy biến Android vô cùng thành công vì nó xuất hiện và đi lên từ cộng đồng người dùng Android rộng lớn. Nhóm phát triển của CyanogenMod chọn cách lắng nghe ý kiến từ người dùng và khảo sát họ, bỏ đi những thứ không cần thiết của Android đồng thời bổ sung vào CyanogenMod những tính năng được người dùng khao khát nhất. Từ đó đưa CyanogenMod trở thành một bản mod Android rất phổ biến và được yêu thích trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Vậy bạn nghĩ sao nếu có một "CyanogenMod" khác cũng đi lên từ cộng đồng nhưng cụ thể hơn là từ cộng đồng Android ở Việt Nam, do một nhóm developer Việt Nam phát triển, lắng nghe tâm tư nguyện vọng của anh em trên khắp cả nước để chỉ tích hợp những tính năng được yêu thích nhất? Mời các bạn đến với xOS, hệ điều hành Android của người Việt (được mod lại), hiểu mong muốn của người Việt và phục vụ tốt nhất cho người Việt Nam chúng ta.
xOS là một hệ điều hành di động được chế biến lại từ Android 6.0.1 do các bạn trong nhóm TekCafe và XDA Viet phát triển. Bạn có thể cài xOS lên các máy Android giống như cài CyanogenMod hoặc các bản mod khác. Nó được xây dựng từ dự án AOSP của Google kết hợp với CyanogenMod, có mã nguồn mở và miễn phí. Các tính năng được tích hợp trong xOS không phải là những cái mới nhất hay cao siêu nhất mà đơn giản chỉ là những cái được nhiều người Việt yêu thích và mong muốn chúng sẽ được tích hợp vào hệ điều hành này. Do đó nếu đọc tiếp danh sách các chức năng ở bên dưới, mình chắc chắn sẽ có nhiều cái làm bạn vui vì nó đánh trúng vào nhu cầu và tâm lý của chính bạn.
(Trong bài này mình sử dụng OnePlus X đã được cài xOS bản chính thức để minh họa)
xOS có gì hay mà phải cài?
xOS là gì?xOS là một hệ điều hành di động được chế biến lại từ Android 6.0.1 do các bạn trong nhóm TekCafe và XDA Viet phát triển. Bạn có thể cài xOS lên các máy Android giống như cài CyanogenMod hoặc các bản mod khác. Nó được xây dựng từ dự án AOSP của Google kết hợp với CyanogenMod, có mã nguồn mở và miễn phí. Các tính năng được tích hợp trong xOS không phải là những cái mới nhất hay cao siêu nhất mà đơn giản chỉ là những cái được nhiều người Việt yêu thích và mong muốn chúng sẽ được tích hợp vào hệ điều hành này. Do đó nếu đọc tiếp danh sách các chức năng ở bên dưới, mình chắc chắn sẽ có nhiều cái làm bạn vui vì nó đánh trúng vào nhu cầu và tâm lý của chính bạn.
(Trong bài này mình sử dụng OnePlus X đã được cài xOS bản chính thức để minh họa)
xOS có gì hay mà phải cài?
- Thử nghiệm thực tế trên chiếc OnePlus X của mình cho thấy xOS có tốc độ chạy cực nhanh, tương đương với hệ điều hành Oxygen OS gốc của OnePlus (cũng là một OS có tốc độ thực thi rất cao).
- xOS bỏ đi hầu hết các app mặc định nhưng ít khi dùng tới của Android.
- Hỗ trợ root ngay trong máy và có thể bật/tắt root rất đơn giản.
- Chỉnh lại được chức năng của tất cả phím cứng có trên điện thoại.
1. Giao diện
- Cho phép thay đổi độ phân giải hiển thị (từ 320 dpi đến 560 dpi), mặc định để ở mức 480 dpi (cái này không phải độ phân giải màn hình nhé). Để hiểu tầm quan trọng và ý nghĩa của độ phân giải hiển thị, hãy coi bài này.
- Việt hóa gần như toàn bộ hệ thống và bảng thông báo.
- Đổi chức năng (đảo vị trí) của các phím ảo, ví dụ đảo hai phím Back và Recent với nhau.
- Mở rộng màn hình: mở app fullscreen (ẩn thanh Notification), có thể áp dụng cho từng app hoặc tất cả app.
- Chỉnh màu sắc của đèn LED đối với những máy có đèn LED thông báo.
- Đưa 3 phím ảo vào bên trong màn hình, thích hợp cho những máy có phím ảo bên ngoài nhưng không có đèn nền chiếu sáng như OnePlus X.
- Chuyển 3 phím cảm ứng sang bên trái khi đặt máy nằm ngang.
- Thêm/bớt các mục xuất hiện trong menu khi nhấn giữ phím nguồn.
- Mở app dưới dạng cửa sổ nhỏ trên màn hình.
- LiveDisplay: tự động (hoặc chỉnh tay) thay đổi nhiệt độ màu của màn hình dựa theo thời gian trong ngày để bớt mỏi mắt (giống Night Shift trên iOS).
- Chạm hai cái để bật/tắt màn hình (yêu cầu máy đó có hỗ trợ).
- Ngăn không cho mở khóa máy khi để trong túi quần bằng cách dùng cảm biến tiệm cận kiểm tra trước. Đối với những máy mà người dùng không cài Passcode hoặc PIN và để trong túi thì rất hay xảy ra trường hợp máy vô tình bị mở khóa do bị chạm cảm ứng, bấm lung tung và thậm chí là thực hiện cuộc gọi mà người dùng sẽ không hề hay biết. Bằng cách dùng cảm biến tiệm cận, máy sẽ biết được nó vẫn còn đang ở trong túi, từ đó không cho mở khóa. Bạn có thể thử nghiệm bằng cách dùng ngón tay che đi cảm biến tiệm cận của máy (nằm bên cạnh camera trước), lúc này phím nguồn sẽ bị vô hiệu hóa, chạm hai cái màn hình cũng không sáng lên).
- Cho phép đặt lại các phím cứng đặc biệt của từng máy. Ví dụ đối với OnePlus X có thêm nút gạt 3 nấc 3 chế độ ở cạnh trái, xOS cũng nhận ra và cho bạn thay đổi chức năng của từng nấc một.
- Nhấn phím nguồn hai lần để mở Camera. Cái này cực hay, giống như tính năng mở nhanh camera trên S7.
- Nhấn giữ phím nguồn để mở đèn pin (khi màn hình đang tắt).
- Chèn thêm chức năng khi nhấn giữ hoặc nhấn đúp phím Home, Back hoặc Recent.
- Dùng phím Volume để di chuyển con trỏ trong lúc soạn văn bản và tin nhắn.
4. Màn hình khóa
- Cho cài hình nền động.
- Hiển thị dòng điện đang sạc (ví dụ 1.800 mA/h) và ghi đang sạc nhanh hay sạc chậm.
- Hiển thị thời tiết.
- Ẩn/hiện từng biểu tượng trên thanh trạng thái (biểu tượng Bluetooth, báo thức, Wi-Fi, 3G…).
- Đổi vị trí đồng hồ (trái/giữa/phải hoặc ẩn).
- Ẩn/hiện tên nhà mạng.
- Trượt ngón tay trên thanh trạng thái để điều chỉnh độ sáng.
- Hiển thị tốc độ mạng khi tải dữ liệu, ví dụ tải file hoặc tải app từ Play Store sẽ thấy được tốc độ download hiện tại là bao nhiêu.
- Quản lý thông báo triệt để: chặn toàn bộ thông báo của mỗi app, đặt app lên ưu tiên để luôn hiển thị thông báo của nó.
- Tự động tắt/mở các thiết lập dựa theo địa điểm (Wi-Fi): ví dụ khi về nhà (kết nối vào mạng Wi-Fi ở nhà) thì tự động tắt chức năng Passcode, tắt Bluetooth, tắt 3G; khi đến văn phòng (mạng Wi-Fi công ty) thì tắt chuông, giảm độ sáng màn hình...
- 5 chế độ tiết kiệm pin.
- Tạo được nhiều tài khoản người dùng (Multi-User).
- Thay đổi Theme (xài Theme của CyanogenMod có rất nhiều trên Play Store).
- Chặn cuộc gọi và tin nhắn.
- Khóa app bằng mật khẩu.
- Được quyền chọn root hoặc unroot tùy thích trong menu cài đặt.
- Ghi âm cuộc gọi.
Quảng cáo
- Doze Pulse: mỗi khi rút máy ra khỏi túi hoặc lướt tay phía trước camera thì màn hình sẽ sáng lên và hiện các Notification.
- Vẽ vòng tròn trên màn hình (đang tắt) để kích hoạt camera.
- Vẽ chữ “V” để bật/tắt đèn pin.
- Điều khiển nhạc: Play/Pause, chuyển bài.
Giống như Siri của iOS nhưng ở đây giao tiếp hoàn toàn bằng tiếng Việt. Nếu như trên iOS có thể nói "Hey Siri" để gọi cô ả lên thì trên xOS có thể gọi "Em ơi" Bạn có thể hỏi VAV bằng tiếng Việt, phần mềm sẽ nhận diện (rất chính xác) và trả lời thông tin cho bạn. Xem thêm: https://tinhte.vn/threads/dung-thu-vav-tro-ly-ao-nhan-giong-tieng-viet-do-chinh-xac-cao-khong-can-noi-theo-cu-phap.2529474/
9. Các thông tin khác
- Chạy trên Android 6.0.1, liên tục cập nhật theo Google.
- Hỗ trợ Java 8 mới nhất (từ Android N).
- Quản lý quyền tự động, thông báo và yêu cầu bạn cấp quyền đối với từng ứng dụng.
- Tích hợp các bản vá hệ thống giúp tránh khỏi các lỗi như Rowhammer hay Stagefright.
- xOS đuợc thiết kế với cấu trúc sandbox giảm thiểu tác hại của ứng dụng xấu.
- Nhóm phát triển đang làm thêm chế độ Siêu tiết kiệm pin cho xOS.
- Tối ưu hóa hiệu suất bằng cách tìm và sửa những thuật toán chưa ổn định trên Android, ví dụ như thay các vòng lặp vô tận trong Framework bằng những thuật toán khác cho hiệu suất cao hơn.
- Hỗ trợ vân tay mặc định trong hệ điều hành, yêu cầu nhà sản xuất thiết bị mở mã nguồn driver vân tay.