Nếu xét trên khía cạnh nhiếp ảnh, hầu hết chúng ta đều quá quen về khái niệm cũng như những ưu nhược điểm của các chế độ ngắm Viewfinder hay Liveview của các DSLR camera. Cụ thể, chế độ Viewfinder là kiểu ngắm qua ống kính quang học nhỏ ở mặt trước phía trên của thân máy. Khi dùng chế độ này chúng ta đưa mắt lại gần ống ngắm để quan sát hình ảnh quang học của scene và chụp. Còn chế độ Liview là chế độ ngắm trực tiếp hình ảnh điện tử của scene thông qua màn hình hiển thị LCD trước thân máy.
Ưu điểm của chế độ viewfinder là việc lấy nét nhanh hơn; tiết kiệm pin; mọi chức năng đều làm việc bình thường trong khi ở chế độ liveview một số chức năng sẽ không available (đối với 1 số dòng máy entry-level hoặc dòng trung cấp).
Trong khi đó ưu điểm của chế độ liveview là dễ dàng bố cục scene hơn; thuận tiện khi dùng với tripod cũng như ở những góc máy không thể ngắm qua viewfinder; có thể sử dụng chế độ zoom hỗ trợ trong việc lấy nét trong điều kiện lấy nét khó khăn; dễ dàng điều chỉnh exposure hơn so với chế độ viewfinder; và có thể kiểm tra được trực tiếp “depth of field” ngay trên màn hình liveview. Tuy vậy nhược điểm là một số chức năng không làm việc ở chế độ liveview; việc lấy nét chậm hơn và cũng tốn pin hơn.
Tất cả những điều ở trên có thể chẳng xa lạ gì với các tay chụp ảnh như các bạn. Dù vậy nếu xét về mặt vật lí, đâu là sự khác nhau giữa 2 chế độ này ?? Hay nói khác đi, tại sao lại có những ưu nhược điểm được liệt kê ra như ở trên đối với mỗi chế độ ?? Đó chính là điều mà bài viết này thực tế muốn đề cập tới.
Dưới đây là nguyên lí vận hành của camera ở chế độ viewfinder. Trong trường hợp này gương ở chế độ down còn shutter (ngay phía trước sensor ảnh) đóng.
Chúng ta dễ dàng nhận thấy hình ảnh chúng ta nhìn thấy qua viewfinder chính là ảnh quang học của scene khi ánh sáng đi qua hệ thống lens, gương và lăng trụ ngũ giác của camera trực tiếp tới mắt chúng ta.
Còn đây là cấu tạo của camera ở chế độ liveview.
Trong trường hợp này, ánh sáng chỉ đi qua lens rồi trực tiếp tới sensor ảnh có nghĩa rằng hình ảnh chúng ta quan sát được chính là hình ảnh điện tử sau một quá trình phân tích, xử lí của sensor được kết nối ra màn hình LCD bên ngoài. Lưu ý rằng trong trường hợp này không chỉ gương ở chế độ up mà cả shutter cũng ở chế độ open (với những shutter cơ học).
Cũng qua cách cấu tạo và vận hành của camera ở 2 chế độ trên, chúng ta sẽ thấy việc ngắm qua viewfinder tỏ ra nguy hiểm khi ngắm trực tiếp vào nguồn sáng là mặt trời, đã có những cảnh báo có thể gây mù mắt;
Đồng thời cũng giải thích được lí do tại sao ở chế độ liveview, việc lấy nét lại chậm hơn so với chế độ viewfinder ?? Như chúng ta biết, hiện nay các camera được thiết lập đồng thời 2 chế độ lấy nét là lấy nét theo pha (phase-detection focus) và lấy nét theo độ tương phản (contrast-detection focus). Trong hình vẽ ta dễ dàng nhận ra hệ thống sensor lấy nét tự động (AF-sensor) theo pha nằm ngay phía dưới gương chính và gương phụ. Khi ở chế độ liveview, cả 2 gương đều up và không có ánh sáng đi vào các AF-sensor này do vậy kiểu lấy nét theo pha hoàn toàn bị vô hiệu hóa. Nghĩa là ở chế độ liveview camera chỉ lấy nét theo độ tương phản, đó là lí do khiến nó chậm hơn và khó hơn (Nhưng nó không có nghĩa rằng việc lấy nét là không chính xác bằng, thậm chí còn tỏ ra chính xác hơn).
Quảng cáo
Tuy vây, sâu hơn về các cơ chế lấy nét tự động của camera có thể sẽ trình bày ở một bài viết khác chứ không phải ở đây.
(Tổng hợp bởi Thones)