Không khó để nhận ra rằng tất cả các chai bia đều có màu xanh hoặc nâu mà không phải là màu khác, đã bao giờ anh em tự hỏi tại sao lại có điều này hay chưa?
Trải qua lịch sử phát triển lâu đời suốt hàng nghìn năm trời, bia vẫn là một trong những loại thức uống được tiêu thụ lớn nhất thế giới. Dù vậy, bia đóng chai chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ 19, khi các nhà sản xuất nhận ra tiềm năng kinh tế và mở rộng thị trường phân phối nó. Lúc bấy giờ, kỹ thuật thuỷ tinh của con người còn hạn chế, nên người ta không lấy làm quan tâm đến tác động của màu sắc thuỷ tinh cho lắm.
Cho đến khi nhiều người bắt đầu nhận ra, những chai bia để lấy dưới ánh nắng Mặt trời, mùi vị sẽ bị biến đổi và không còn giữ được chất lượng ban đầu nữa. Đó là một hợp chất hoá học có mùi tương tự như chồn hôi. Bởi thế mà cộng động sản xuất bia đã đặt tên cho hiện tượng này là “Skunking”.
Đến khoảng những năm 1960, người ta mới thực sự tìm được nguyên nhân cho hiện tượng “Skunking” này. Theo đó, hoa bia (hoa Houblon) - một trong những thành phần quan trọng để tạo vị đắng cho bia, là loài thực vật rất nhạy cảm với ánh sáng. Thuỷ tinh trong suốt là góp phần giúp chúng tiếp xúc với ánh sáng mạnh, xảy ra phản ứng oxy hoá, sinh ra hợp chất 3-metyl-2-butene-1-thiol, gây biến đổi về mùi và vị của bia. Đây cũng là lý do chính khiến các nhà sản xuất bia chọn những loài thuỷ tinh màu sẫm hơn. Màu thuỷ tinh được chọn ở đây thường là màu nâu.
Trải qua lịch sử phát triển lâu đời suốt hàng nghìn năm trời, bia vẫn là một trong những loại thức uống được tiêu thụ lớn nhất thế giới. Dù vậy, bia đóng chai chỉ mới xuất hiện vào thế kỷ 19, khi các nhà sản xuất nhận ra tiềm năng kinh tế và mở rộng thị trường phân phối nó. Lúc bấy giờ, kỹ thuật thuỷ tinh của con người còn hạn chế, nên người ta không lấy làm quan tâm đến tác động của màu sắc thuỷ tinh cho lắm.
Cho đến khi nhiều người bắt đầu nhận ra, những chai bia để lấy dưới ánh nắng Mặt trời, mùi vị sẽ bị biến đổi và không còn giữ được chất lượng ban đầu nữa. Đó là một hợp chất hoá học có mùi tương tự như chồn hôi. Bởi thế mà cộng động sản xuất bia đã đặt tên cho hiện tượng này là “Skunking”.
Đến khoảng những năm 1960, người ta mới thực sự tìm được nguyên nhân cho hiện tượng “Skunking” này. Theo đó, hoa bia (hoa Houblon) - một trong những thành phần quan trọng để tạo vị đắng cho bia, là loài thực vật rất nhạy cảm với ánh sáng. Thuỷ tinh trong suốt là góp phần giúp chúng tiếp xúc với ánh sáng mạnh, xảy ra phản ứng oxy hoá, sinh ra hợp chất 3-metyl-2-butene-1-thiol, gây biến đổi về mùi và vị của bia. Đây cũng là lý do chính khiến các nhà sản xuất bia chọn những loài thuỷ tinh màu sẫm hơn. Màu thuỷ tinh được chọn ở đây thường là màu nâu.
Tuy nhiên, sau Thế chiến thứ hai, vỏ chai bia màu xanh lá cây cũng trở nên phổ biến hơn so sự thiếu hụt của thuỷ tinh màu nâu. Theo Chuck Skypeck- giám đốc tại Giệp hội các nhà sản xuất bia cho rằng, màu xanh lá cây không có khả năng bảo vệ dung dịch bên trong khỏi ánh sáng. Do đó, họ lý giải nguyên nhân người ta dùng thuỷ tinh màu này chủ yếu là để tiếp thị mà thôi.
“Nếu bạn thử để ý những nhãn hiệu bia có sử dụng vỏ chai màu xanh lá cây, bạn sẽ nhận ra các chai này thường đã có lịch sử phát triển khá lâu đời. Vỏ chai màu xanh đã gắn liền với thương hiệu và hình ảnh công ty.” Và trong trường hợp nếu những vỏ chai này không hiệu quả trong việc ngăn “Skunking”, người tiêu dùng sẽ chỉ nghĩ “Ồ mùi vị nó có vẻ khác, thương hiệu này đến từ châu Âu, chắc khẩu vị họ là thế.” Thế nhưng, các nhà sản xuất bia thường sẽ phủ một lớp chống tia cực tim lên thuỷ tinh để bảo quản hương vị, nên chúng cũng không còn quá bị ảnh hưởng nữa.
Nhựa không được người ta lựa chọn để đựng bia vì đầu tiên là thuỷ tinh thân thiện hơn với môi trường. Bên cạnh đó, nó còn ngăn bia bị hư hỏng, nhựa tạo ra cacbonat trong bia và oxy theo thời gian. Lon cũng là một lựa chọn phổ biến cho việc đóng gói và bảo quản bia, nhưng chúng vẫn gặp phải tình trạng bị nứt, hay còn gọi là lão hoá nhiệt.
Theo (a), (b)
Quan tâm tin tức về bia, mời đọc thêm bài Điều gì thực sự xảy ra với cơ thể nếu bạn uống bia mỗi ngày