Dịch vụ giao thức ăn (Food Delivery) đầu tiên của con người xuất hiện từ khi nào?

Rubi Lee
6/6/2023 6:14Phản hồi: 39
Dịch vụ giao thức ăn (Food Delivery) đầu tiên của con người xuất hiện từ khi nào?
Không thể phủ nhận rằng việc đặt - giao đồ ăn là một dịch vụ vô cùng cần thiết trong cuộc sống hiện đại ngày nay. Đặt đồ ăn trên các ứng dụng điện thoại là hành động vô cùng dễ dàng, đơn giản mà hầu như mọi người đều có thể thực hiện được. Nhưng liệu bạn có tự hỏi, lần đầu tiên mà giao thức ăn được thực hiện là từ khi nào và bởi ai mà ngành dịch vụ này phát triển đến ngày nay hay chưa?

Food Delivery (giao thức ăn) là gì?

Giao đồ ăn là một loại hình chuyển phát nhanh mà ở đó, nhà hàng, cửa hàng sẽ giao thức ăn đến cho khách hàng. Chỉ qua vài thao tác đặt hàng đơn giản thông qua trang web hoặc ứng dụng dành cho các thiết bị di động của nhà hàng, cửa hàng hoặc thông qua công ty giao nhận thứ 3. Các mặt hàng được giao có thể bao gồm món khai vị, món chính, đồ uống, món tráng miệng. Trong những năm gần đây, giao đồ ăn trực tuyến thông qua các công ty thứ 3 đã trở thành một ngành công nghiệp, tạo ra một “cuộc cách mạng giao hàng” phát triển nhanh chóng.

Theo dữ liệu thống kê cho thấy, doanh thu toàn cầu của thị trường giao đồ ăn trực tuyến dự kiến sẽ đạt 1,02 nghìn tỷ USD vào năm 2023, với tốc độ tăng trưởng hàng năm là 12,67%.

Đơn đặt hàng đầu tiên

Trên thực tế, dịch vụ giao thức ăn có một lịch sử lâu đời hơn nhiều so với sự phát triển của điện thoại thông minh. Dịch vụ này ra đời giải quyết vô số vấn đề xuất hiện trong suốt lịch sử của loài người. Mọi chuyện bắt đầu từ năm 1785 khi Mỹ bắt đầu giai đoạn công nghiệp hoá và hầu hết người Mỹ đều chuyển đến các khu vực đô thị. Vào thời điểm này, mọi người bắt đầu mua sữa từ những người chăn nuôi địa phương. Nhưng vào thời điểm đó, rất ít người có đủ điều kiện để sở hữu tủ lạnh nên việc giao sữa đã trở thành 1 tiêu chuẩn. Tuy nhiên, khi nhắc đến việc giao đồ ăn, chúng ta thường không nghĩ đến sữa, thay vào đó là những món ăn khác.

food-delivery-11.jpg


Lần giao thức ăn đầu tiên được ghi nhận diễn ra ở nước Ý, với đơn đặt hàng bánh pizza vào năm 1889. Người nhận hàng khi đó là Đức Vua Humberto và Hoàng Hậu Marguerita của Savoy. Vào thời điểm đó, bánh pizza vẫn chưa trở thành món ăn phổ biến được nhiều người biết đến như hiện nay. Bằng cách tận dụng các nguồn nguyên liệu thừa lại để tránh lãng phí, món ăn này thường chỉ dành cho người nghèo ăn mà thôi. Chính thợ bánh pizza nổi tiếng Rafaele Esposito ở Napoli đã tạo ra một kiểu bánh pizza mới cho quý tộc và hoàng gia.

food-delivery-10.jpg

Vì tò mò, đức vua và hoàng hậu đã yêu cầu một chiếc bánh pizza và Rafaele Esposito đã đích thân giao đến cung điện. Nữ hoàng đã rất thích món ăn này và gọi đặt chúng đến cung điện thường xuyên. Điều này đã khiến việc gọi pizza trở thành 1 xu hướng thịnh hành trong giới quý tộc. Hơn 1 thế kỷ sau đó, pizza đã trở thành món ăn chủ lực của hệ sinh thái giao đồ ăn.

Những cột mốc phát triển của dịch vụ giao thức ăn

Đến những năm 1890, một hệ thống giao thực phẩn được gọi là dabbawala, có nghĩa là “người mang hộp” xuất hiện. Hệ thống này do Mahadeo Havaji Bachche nảy ra ý tưởng về một công ty chuyên sản xuất bữa ăn và giao đến cho những người lao động ở thành phố Mumbai.

food-delivery-13.png

Xuất hiện tại Mumbai, dabbawala từ đó đã lan sang các thành phố khác và phát triển cho phù hợp với xã hội qua thời gian. Người lao động ngày nay vẫn có thể yêu cầu bữa trưa và đặt hàng thông qua tin nhắn hoặc các ứng dụng điện thoại.

food-delivery-8.jpg

Năm 1922, dịch vụ giao đồ ăn Trung Hoa ra mắt lần đầu tiên ở Mỹ. Đó là quán cà phê Kin-Chu ở Los Angeles, nơi tự giới thiệu là “cửa hàng duy nhất ở Bờ Tây nước Mỹ sản xuất và giao đồ ăn Trung Quốc thực sự.” Nhà hàng đã sử dụng công nghệ điện thoại tương đối mới vào thời điểm đó để thực hiện các đơn đặt hàng. Khách hàng có thể gọi điện để đặt hàng và nhà hàng sẽ giao hàng trong vài giờ. Cho đến nay, đồ ăn Trung Quốc vẫn là một trong những lựa chọn phổ biến ở Mỹ, đặc biệt trong các ngày lễ, khi các nhà hàng khác đóng cửa.

Quảng cáo



food-delivery-6.jpg

Nhưng phải đến những năm 1950, dịch vụ giao đồ ăn mới thực sự bùng nổ nhờ vào sự phổ biến và quảng bá của truyền hình. Với sự gia tăng sở hữu tivi trong các gia đình, khái niệm đặt đồ ăn về nhà ăn đã ra đời. Các thành viên trong gia đình trở về nhà sau ngày dài làm việc, có thể đặt thức ăn và cùng nhau thưởng thức tại nhà, khi xem các chường trình truyền hình yêu thích. Điều này đặc biệt hợp lý với nhiều gia đình ở vùng ngoại ô, mọi người không còn nhất thiết phải chọn sống gần các khu nhà hàng đông đúc nữa. Để bắt kịp xu hướng, nhiều nhà hàng thậm chí còn phát triển thực đơn “television dinner”. Đây là một dạng bữa ăn đóng gói sẵn đông lạnh bỏ vào lò vi sóng.

food-delivery-5.jpg

Nhờ vào sự phổ biến của oto, thời gian giao hàng đã được rút ngắn đi đáng kể vào những năm 1960. Đi đầu trong việc đổi mới này là Domino's Pizza, thương hiệu đã tự tin đảm bảo rằng bánh pizza sẽ được giao đến tay khách hàng trong vòng 30 phút hoặc ít hơn. Mặc dù Domino's Pizza sau đó đã bị kiện vì cho rằng 30 phút là khoảng thời gian giao hàng quá ngắn, dường như công ty đang khuyến khích việc lái xe không an toàn. Nhưng đó vẫn được xem là 1 trong những chiến lược quảng bá tạo nên tên tuổi của Domino.

food-delivery-16.jpg

Tuy không đi đầu trong việc rút ngắn thời gian giao hàng, nhưng thương hiệu ra mắt trang web giao đồ ăn sớm nhất là Pizza Hut vào năm 1994. Pizzanet không hoạt động trên phạm vi toàn quốc mà chỉ dành cho những người ở Santa Cruz, California. Dù vậy, trang web này đã cung cấp mô hình ban đầu cho giao đồ ăn kỹ thuật số.

Quảng cáo



Năm 1995, dịch vụ giao hàng trực tuyến đầu tiên đã xuất hiện - Waiter.com, công ty cung cấp dịch vụ giao hàng từ 60 nhà hàng khác nhau đến tận nhà hoặc văn phòng của khách hàng. Khi lượng người dùng internet bắt đầu tăng lên, một số doanh nhân ở New York đã tung ra Seamlessweb, tiếp theo là đối thủ cạnh tranh hàng đầu của nó - Grubhub vào năm 1999. Sau 1 vài năm, 2 công ty khác tham gia vào ngành giao nhận này là Doordash và Uber Eats năm 2011. Hiện nay, 3 công ty Seamlessweb, Doordash và Uber Eats chiếm 80% tổng số dịch vụ giao đồ ăn trực tuyến ở Mỹ, với hơn 111 triệu người dùng vào năm 2020.

Khi đại dịch COVID-19 bùng nổ vào năm 2020, các biện pháp giãn cách xã hội buộc tất cả các nhà hàng phải đóng cửa và thúc giục các doanh nghiệp phải thích nghi. Lần đầu tiên trong lịch sử, việc giao đồ ăn trở thành 1 nhu cầu gần như cần thiết đối với ngành công nghiệp nhà hàng. Từ tháng 2 đến tháng 4/2020, các nhà hàng đã nhanh chóng đổi mới và chuyển hướng sang hình thức mang đi và giao hàng. Vì thế, doanh số đặt hàng trực tuyến trên toàn cầu đã tăng lên 840%.

Theo (1), (2)
39 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Hết loài người rồi con người. Chúng ta đều là người viết cho nhau đọc mà sao cứ dùng mấy từ đó làm chi cho phức tạp vậy 😁
SilverA
TÍCH CỰC
4 tháng
@Rubi Lee 2 bài gốc tít là “ History Of Food Delivery And How It's Changed” và “ The history of food delivery: from local milk delivery to robots at your doorstep” thình mình cũng có thể viết ngắn gọn lại là “Dịch vụ giao thức ăn (Food Delivery) xuất hiện từ khi nào?” hoặc đơn giản hơn nữa là “Lịch sử dịch vụ giao thức ăn (Food Delivery)” được mà.

Cần gì phải thêm “đầu tiên” với “của con người” và làm gì cho nó loằng ngoằng. 😃
@SilverA thêm chữ con người vào tittle, làm như mấy loài chó, heo, bò cũng biết giao thức ăn haha
@SilverA Sếp hay viết tít ntn thì giờ nhân viên cũng làm theo thôi
honka
ĐẠI BÀNG
4 tháng
@xecatang Xem mấy bài dịch từ báo nước ngoài rõ chán, người nước ngoài thì họ nghiên cứu giới hạn ở nước họ thôi. Còn lịch sử giao hàng ở VN thì sao, chắc cũng có lâu đời rồi. Bằng chứng là ở quê, 1 người đi chợ, 1 bà con hàng xóm sẽ qua gửi đi mua đồ giùm.
Mới đặt 2 kí tôm càng sen xong ..chiều chị bả giao😁
@Người Đưa Tin! Chiều nay mồi bén rồi
@Người Đưa Tin! Nhà đâu vậy? Mời đông không ? Chiều mình ghé hé bồ. Hahahaha
Từ khi tôi học mẫu giáo, trưa là chị tôi ghé nhà mang đồ ăn tới cho tôi 😌
Hình như chủ tịt hịp bắt mod dùng từ con người, loài người thì phải
Tuyệt vời, mà thời đó chức ngta chưa biết bom hàng, với chưa tính phí ship đâu nhỉ
Dịch vụ giao thức ăn đầu tiên ở miền nam chắc là hủ tiếu gõ
Cười vô mặt
hoanlkpr
TÍCH CỰC
4 tháng
@soigiatremang này xác nhận đúng nha, thêm mấy bà bán bún riêu sữa đậu nành bưng vô nhà nữa, mình còn nhớ hồi xưa tầm 9h là điện nó íu xìu cái bóng đèn sợ đốt sẽ có tiếng hủ tiếu gõ, hồi đó học giỏi có điểm 9 điểm 10 là dc thưởng một to hủ tiếu
thực ra năm 2018 mình mới bắt đầu sử dụng dịch vụ đặt đồ ăn nước uống qua App Grab và sau đó là shoppee food. , ko phải nói ứng dụng nào mà nói là 2018 là lần đầu tiên mình mới sử dụng giao đồ ăn tới tận nhà. vì trước đó thực sự mình ko nghĩ tới và chưa quen lắm. Mình nghĩ lại tận 2018 mới bắt đầu bik đặt đồ ăn về nhà , mình lỗi thời thật chứ....
hoanlkpr
TÍCH CỰC
4 tháng
@thienbao_0949964724 Nếu bác từng ăn hủ tiếu gõ thì nó cũng gọi là khởi nguyên lâu đời giao đồ ăn
AE đặt hàng nhớ đừng bom hàng 😆
Cũng lâu đời ra phết rồi nhỉ. Chỉ có thằng DIEN-DAM-NHAT1981 nó làm màu và XL thì cho tới nay mới chỉ có một.
Còn dịch vụ giao đồ ăn không phải của con người thì từ bao giờ?
maibook
TÍCH CỰC
4 tháng
Loài người càng ngày càng lười.
Ryo116
TÍCH CỰC
4 tháng
@maibook Người ngu nghèo thường thích lao động chân tay bần nông
Người giàu thường lười hưởng thụ kiểu quý tộc
cảm ơn dịch vụ giao đồ ăn vì có những ngày không có dịch vụ này chắc ăn mì gói cho qua bữa.
@Lê Q Khánh Có dịch vụ mà lương chưa chịu dề thì cũng cạp.....đất mà ăn. Lúc đó mì gói là bào ngư là vi cá. Hahahaha
magaten
TÍCH CỰC
4 tháng
Từ khi biết đến Rubi Lee <3
Nhớ lại 1 thời đưa pizza ở Melb...😃 thoáng cái cũng hơn 20 năm rồi. Đọc bài này lại thấy kỉ niệm ùa về
Mình hay đặt bột chiên, nui chiên, há cảo, mì xào o quán " Bột chiên Bình thạnh" trên shopee, gojek, baemin, be. Vừa ngon lại rẻ lắm
tào lao, nếu nói Food Delivery đầu tiên dc ghi nhận phải là các món ăn tiến vua của VN và Tàu đã dc ghi nhận rộng rãi trong nhân gian và bill là thánh chỉ.
Ở bắc có món gà tiến vua
Hình lâu rồi mà, từ cái thời vận chuyển lệ chi cho công chúa ăn, có khi trước đó nữa.
wu1503
ĐẠI BÀNG
4 tháng
hủ tiếu gõ nha
Hanhsisken
ĐẠI BÀNG
4 tháng
Theo (1) (2) nhưng thấy 1 và 2 là những bài viết không có nguồn hay nghiên cứu, chỉ là sự truy hồi hay suy tưởng thôi. Thấy bài cũng nhiều thông tin nhưng hiểu tham khảo từ đâu.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019