CES 2025

CES 2025


Dung dịch sát khuẩn tay ethanol vs isopropanol

Drchuottui
19/7/2021 17:32Phản hồi: 54
Dung dịch sát khuẩn tay ethanol vs isopropanol
Rửa tay là một biện pháp phòng bệnh đơn giản, hiệu quả, dễ áp dụng. Rửa tay với nước và xà phòng là tốt nhất bởi vì không chỉ làm sạch vi khuẩn virus, mà còn có thể rửa sạch cả bùn đất, dầu mỡ… bám trên tay. Tuy nhiên cách này không thể nhanh và tiện bằng dùng các loại dung dịch sát khuẩn nhanh. Khi vào công sở, bệnh viện, siêu thị… khó có thể yêu cầu mọi người rửa tay bằng nước và xà phòng được (đùa chút thôi!). Hai năm nay, do dịch bệnh covid-19 nên càng xuất hiện nhiều các loại dung dịch sát khuẩn trên thị trường. Tuy có nhiều sản phẩm khác nhau, nhưng thành phần chính có tác dụng diệt khuẩn thường chỉ là ethanol hoặc isopropanol. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ qua về hai chất này!

Chúng ta đã quá quen thuộc với ethanol, hay còn gọi là ethyl alcohol, rượu etylic, hoặc đơn giản là rượu, có công thức hóa học C2H5OH. Con người đã sản xuất và điều chế ra được ethanol cách đây hàng ngàn năm với mục đích chính là để uống. Hiện tại, ethanol còn được dùng rất nhiều trong công nghiệp, y tế… Ethanol là chất an toàn duy nhất đối với con người trong nhóm alcol (nhóm các hợp chất hữu cơ có nhóm -OH). Các chất khác trong nhóm, ví dụ methanol (CH3OH, rượu metylic), nếu uống dù với số lượng ít cũng có thể gây mù mắt và tử vong.

Khác với ethanol, isopropanol mới được sản xuất từ những năm 1920, chất này không uống được do độc tính đối với cơ thể, nhưng có tính chất vật lý và hóa học gần giống với ethanol nên cũng được sử dụng nhiều trong công nghiệp và y tế. Isopropanol (hay còn được gọi là isopropyl alcohol, rượu isopropyl) có công thức hóa học là C3H7OH. Chất này có ưu điểm là ít làm khô da và ít gây kích ứng da hơn ethanol nên hay được dùng làm nguyên liệu chính trong dung dịch sát khuẩn.
hand2.jpg
Ethanol và isopropanol (isopropyl alcohol)

Cả hai chất này đều có tác dụng diệt vi khuẩn, virus do làm biến tính protein và làm tan lipid của chúng. Nồng độ tối ưu nên từ 65% đến 70%. Nồng độ thấp hơn sẽ không đủ hiệu lực để diệt vi khuẩn và virus. Nồng độ cao (ví dụ 90%), khi tiếp xúc với vi khuẩn, vi khuẩn sẽ tự tạo ra một lớp màng bảo vệ làm giảm hiệu quả diệt khuẩn. Ở virus không gặp hiện tượng này do virus không tự tạo được màng bảo vệ, tuy nhiên nồng độ cao sẽ làm bay hơi nhanh, làm giảm tác dụng tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Chính vì vậy mà trong y tế thường sử dụng cồn 70% để sát khuẩn và đa số các dung dịch rửa tay nhanh đều có nồng độ 70%.

Người ta cũng thường cho thêm glycerol, oxy già vào dung dịch rửa tay khô nhằm mục đích giảm bay hơi và tăng hiệu quả diệt mầm bệnh. Ngoài ra, tùy theo nhà sản xuất mà có thể cho thêm chất tạo màu, hương liệu… thêm vào.

Như vậy, sự khác biệt giữa hai loại rất nhỏ, điều quan trọng là nồng độ phải đảm bảo từ 65%-70%. Do isopropanol ít gây kích ứng da, và bay hơi ít hơn so với ethanol nên được dùng nhiều hơn mà thôi!

Tham khảo howstuffworks
Ảnh wikipedia, webmd
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Với góc nhìn là một thằng mọt pc, mình thấy youtuber hay dùng isopropanol để rửa linh kiện điện tử, mà có vẻ họ không có sự lựa chọn, bạn mình nói isopropanol dễ gặp trong các mall ở bên Mỹ hơn, ethanol hình như phải dzô hiệu thuốc mới tìm được.
@Eldimio cách dùng thế nào bạn chỉ mình với ^^
Tâm K
ĐẠI BÀNG
3 năm
@Eldimio Pha nước được luôn hả bạn
@Tâm K Đúng rồi, không có nước cất thì dùng Aquafina (đừng dùng Lavie hay nước máy vẫn có muối khoáng). Tỉ lệ gốc của nó 99% nên rất dễ, coi như 100% rồi, thêm nước sao cho còn 70-75% là được. Dùng các dụng cụ có chia ml là đong được. Mình dùng bình sữa cũ của con.
Mùi của IPA không thích lắm.
Drchuottui
TÍCH CỰC
3 năm
@Phức Hợp đương nhiên, ethanol thơm ngon hơn mà 😁
@Drchuottui Dự là cũng tiêu thụ nhiều lắm đây 😆
@Hassler Hồi đầu hiếm Ethanol, cty minh đã chuyển qua dùng IPA rồi 😃 Méo mó có hơn không mà.
Mình xin góp ý về việc sử dụng hóa chất để vệ sinh tay, canh em cần linh động sử dụng giữa xà bông và hợp chất có cồn:
1. Xà phồng: sẽ tốt cho da tay hơn, độ ẩm da luôn được ổn định.
2. Hợp chất có cồn: thông thường cồn chiếm 70-80% không bay hơi quá nhanh + thêm hợp chất ức chế vi khuẩn => Cơ chế: cồn hút nước sẽ phá vỡ tế bào vi khuẩn.
( Cồn tác động tương tự lên tế bào da => sẽ khiến da khô, lâu ngày sẽ làm da nhạy cảm và dễ tổn thương)
=> Ưu tiên rữa tay bằng nước or bổ sung độ ẩm cho da tay. Các bạn có thể linh động bằng cách rữa thêm 1 lần nước sau khi rữa bằng cồn nhiều lần. 😁
Hơi dài nhưng vừa đủ ý.
@Thi Eat Apple Cái gì cũng phải có thử nghiệm, tổng hợp, so sánh mới trả lời được. Không nhìn và phán được đâu
@Thi Eat Apple tại vì Bác kia bảo rằng cơ chế cồn hút nước là đúng đấy, vì hai thằng đều làm hư hại màng tế bào nên nếu bảo cồn rút nước thì kháng sinh cũng rút nước
Cười vô mặt
@bomrangchuot Chính xác, cứ nhìn vào cơ chế trước mắt mà đưa ra kết luận củng sẽ có nguy cơ sai.
@Thi Eat Apple Chà. Thế là mình lại nghiêm túc quá à, sai quá sai quá
Cười ra nước mắt
Mình soi kính hiển vi bàn tay rửa bằng cồn 70* thì hầu như ko thấy vi khuẩn
Xài nước muối sát khuẩn hàng hóa được không mọi người. Nồng độ nước muối bao nhiêu là vừa. Cái này tìm trên mạng không thấy nói
@Andydo611 Nước muối giết vi khuẩn theo cơ chế thẩm thấu, cần rất nhiều thời gian để có hiệu quả. Nên việc sử dụng nước muối là không khả thi
@Andydo611 nước muối chỉ dùng để súc miệng xét nghiệm covid thôi nhé
Tinhte viết khoa học thường thức lúc nào cũng... vui.
Dr mà viết bài thế này là ko ổn.
Ethanol là chất an toàn nhất trong nhóm alcol - sai bét.
Cho glycerol với oxy già vào để giảm bay hơi và tăng hiệu quả diệt mầm bênh - sai luôn.
Isopropanol sử dụng nhiều hơn ethanol - max tấu hài
Cười vô mặt
@Khôi 121900 Đọc lại cmt trên của mình
@nhc_king_pro Sai thì nó sai với người có chuyên môn, khoa học thường thức thì hướng đến đại ý, nhắm chung là có thứ để nạp vào đầu khi bạn mod viết bài này.

Mình xem nguồn thì thấy bạn này chưa tìm hiểu sâu đến mức để phản biện chi tiết nên cứ vui đi.
@Khôi 121900 Iso và EtOH ko phải dựa trên quan điểm để dùng nhé.
@Hạt mè bé xíu Mình đồng ý vs ý kiến của bạn ở ý thứ nhất, coi như cứ alcol là dãy alcol no đơn chức mạch hở
Nhưng ý thứ 2 thì sai rõ về vai trò của glycerol
Ý 3: bài viết ko hề nói so sánh ở thị trường mỹ, eu hay vn thì mặc định hiểu là ở vn. Mà vn thì EtOH dùng nhiều hơn hẳn so với IPA
Diệt vi khuẩn tốt nhất là n-propanol, diệt virus tốt nhất là ethanol nhé.
Screenshot 2021-07-20 122622.png
@bomrangchuot Hình này ở đâu đấy ạ?
@Demah Hình tóm gọn từ nghiên cứu thôi bác.
Năm ngoái mới dịch, nước rửa tay khan hàng, mình mua 1 thùng cồn 90 độ về pha theo công thức trên báo chỉ, đến bây giờ vẫn chưa xài hết nửa.
@thucgiac21 ủ ít thôi bác, cháy đó
Dùng cồn 70% để xịt khuẩn, xong rửa tay bằng xà bông để trôi vi khuẩn
@ProjectKepler xịt xong nó chết rồi thì đâu cần rửa tay bằng xà bông chi nữa.
@tannguyen2606 Rửa cho nó trôi bạn ơi
Xài Javel - Cloramin B khử khuẩn nhà cửa đồ dùng rất tốt.
@metronome Nó dùng cho vật dụng thôi bác ơi. Mùi khiếp lắm.

Xu hướng

Bài mới








  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2025 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019