Game sắp trở thành hiện thực: Nanobot sẽ giúp con người sống qua ngưỡng 120 tuổi?

P.W
13/6/2024 12:57Phản hồi: 44
Game sắp trở thành hiện thực: Nanobot sẽ giúp con người sống qua ngưỡng 120 tuổi?
Đây là một phần của cuốn sách có tên “The Singularity is Nearer: When We Merge With AI” của tác giả Ray Kurzweil, một nhà tương lai học nổi tiếng. Có một series game mình rất thích, tên là Metal Gear Solid. Cốt truyện giả tưởng của những xung đột xuyên suốt lịch sử loài người được đạo diễn Hideo Kojima kể lại cũng có sự hiện diện của nanobot, thứ cho phép theo dõi sức khoẻ, khả năng chiến đấu của những người lính, thậm chí còn kiểm soát được cả cảm xúc để những người lính trở thành những cỗ máy máu lạnh. Nhưng thứ có thể trở thành hiện thực sẽ là cách nanobot giải quyết những vấn đề sức khoẻ từ bên trong cơ thể con người, giúp con người sống lâu hơn. Theo Kurzweil, điều đó sẽ trở thành hiện thực.

download (1).webp

Hiện giờ chúng ta đang ở những bước cuối của giai đoạn đầu tiên tạo ra những giải pháp kéo dài tuổi thọ con người. Ở giai đoạn đầu tiên, những phương pháp ứng dụng kiến thức dược và dinh dưỡng để vượt qua những thử thách về mặt sức khoẻ của con người. Trong thập niên 2020, chúng ta đã bắt đầu giai đoạn 2, là bước kết hợp công nghệ sinh học với trí thông minh nhân tạo. Thập niên 2030 sẽ là thời điểm diễn ra giai đoạn thứ 3 của quá trình nỗ lực kéo dài tuổi thọ con người. Khi ấy, con người có thể sử dụng công nghệ nano để vượt qua những giới hạn vận hành của nội tạng con người. Khi bước vào giai đoạn 3 này, chúng ta sẽ có thể kéo dài tuổi thọ và sự sống, cho phép con người vượt qua ngưỡng giới hạn hiện nay, 120 năm.

Giới hạn 120 tuổi


Vì sao lại là 120 năm? Hiện giờ mới chỉ có một cá nhân được coi là sống trên 120 năm, đó là bà Jeanne Calment người Pháp, từ trần ở tuổi 122. Vì sao đây là giới hạn quá lớn đối với tuổi thọ con người? Một dự đoán được đưa ra, những lý do đều mang tính thống kê. Người cao tuổi luôn có nguy cơ phải đối mặt với những căn bệnh hay tình trạng như Alzheimer, đột quỵ, đau tim và ung thư. Sau nhiều năm đối mặt với những nguy cơ ấy, kết cục ai cũng sẽ từ trần vì một trong những lý do ấy.

Nhưng dự đoán như vậy là sai. Dữ liệu thực sự cho thấy, từ thời điểm con người chạm ngưỡng 90 đến 110 tuổi, cứ mỗi năm, tỷ lệ nguy cơ người cao tuổi tử vong vào năm sau đó lại tăng 2%. Lấy ví dụ, dữ liệu thống kê cho thấy một người Mỹ sống tới năm 97 tuổi, tỷ lệ người đó tử vong năm 98 tuổi sẽ là 30%, và 32% khả năng tử vong năm 99 tuổi. Nhưng từ 110 tuổi trở đi, cứ thêm một năm, tỷ lệ nguy cơ tử vong sẽ tăng tới 3.5% mỗi năm.

a35fdcedc42866cd4e5e5794b283250e218fe082-2048x1397.webp

Các bác sỹ và các nhà khoa học đã đưa ra một cách giải thích như thế này. Năm 110 tuổi, cơ thể của những người sống thọ nhất hành tinh bắt đầu suy yếu theo cách rất khác và rất nghiêm trọng nếu so với tốc độ lão hoá của những người “trẻ tuổi” hơn, từ 70 đến 90. Những người được liệt vào danh sách Supercentenarian, tức sống trên 110 tuổi phải đối mặt với tình trạng lão hoá khác, không chỉ đơn giản là cơ thể tiếp tục lão hoá với tốc độ bình thường đâu. Bên cạnh những nguy cơ bệnh tật mắc phải, những người sống lâu nhất thế giới luôn phải đối mặt với nguy cơ suy thận và suy hô hấp. Những nguy cơ này thường xảy ra một cách bất ngờ, không phải hậu quả trực tiếp của những yếu tố như bệnh tật và lối sống. Cơ thể con người ở tuổi 110 trở đi đơn giản là bắt đầu “hư hỏng hoàn toàn”.

the-reality-is-you-die-young-or-you-get-old-dame-helen.webp

Trong 1 thập kỷ qua, các nhà khoa học và các nhà sáng chế đã bắt đầu quan tâm một cách nghiêm túc hơn vào việc truy tìm lý do vì sao cơ thể con người bắt đầu xuống cấp trầm trọng tới mức không thể cứu chữa sau cột mốc 110 tuổi. Một trong những nhà nghiên cứu đầu ngành là nhà sinh học lão khoa Aubrey de Grey, nhà sáng lập quỹ LEV (Longevity Escape Velocity). Theo bà de Grey giải thích, lão hoá giống như việc động cơ bị mài mòn, là hệ quả tích tụ trong một khoảng thời gian dài vận hành bình thường.

Áp phép hoán dụ ấy đối với cơ thể con người, những mài mòn và hư hại đến từ sự kết hợp của sự trao đổi chất của tế bào, và việc tế bào nhân bản. Quá trình trao đổi chất tạo ra những chất cặn bã bên trong và xung quanh tế bào, phá hoại kết cấu tế bào thông qua quá trình oxi hoá, giống hệt vỏ xe bị rỉ sét vậy. Khi chúng ta còn trẻ, cơ thể của chúng ta có khả năng loại bỏ những chất cặn bã này, và sửa chữa tế bào một cách hiệu quả. Nhưng càng lớn tuổi, khi tế bào sinh sản quá nhiều lần, lặp đi lặp lại, lỗi xảy ra. Kết cục là những tổn hại bắt đầu hiện diện với tốc độ nhanh hơn nhiều so với khả năng tự chữa của cơ thể.

5605619a1300004700ea76e7-scaled.jpeg

Theo các nhà nghiên cứu những phương pháp kéo dài tuổi thọ, giải pháp không phải là chữa lành cho lục phủ ngũ tạng, mà phải chữa được chính bản thân quá trình lão hoá. Nói theo cách dễ hiểu, là con người cần có khả năng sửa chữa được những hệ quả và hư tổn cơ thể gây ra bởi quá trình lão hoá ở cấp độ tế bào.

Quảng cáo


Hiện tại đang có vài phương pháp được nghiên cứu để giải quyết vấn đề này, nhưng theo tôi, giải pháp tuyệt vời nhất và hứa hẹn nhất sẽ là nanorobot.

Và thậm chí chúng ta còn chẳng cần phải đợi cho tới khi công nghệ robot nano thực sự trưởng thành và chín muồi để có thể được hưởng lợi từ nó. Nếu bạn có thể sống đủ lâu để đợi đuợc ngành nghiên cứu tăng tuổi thọ con người tạo ra những cách để bạn sống thêm 1 năm, rồi thêm 1 năm nữa, thì sẽ tới lúc bạn đợi được đến thời điểm nanobot sửa chữa được mọi hư tổn bên trong nội tạng cơ thể bạn. Đó chính là thứ giải thích cho khái niệm longevity escape velocity, tốc độ nghiên cứu đủ nhanh để con người chờ đợi những nghiên cứu mới, từ đó thoát khỏi vòng lặp sinh lão bệnh tử.

Hoàn toàn có logic trong tuyên bố đầy tranh cãi và táo bạo của bà Aubrey de Grey: Con người thọ 1000 tuổi đã được sinh ra rồi. Nếu công nghệ nano của năm 2050 có khả năng giải quyết đủ vấn đề để con người có thể sống tới năm 150 tuổi, thì nghĩa là chúng ta sẽ có tới năm 2100 để tiếp tục tìm những giải pháp sửa chữa những vấn đề khác trong cơ thể con người mà chúng ta sẽ gặp phải sau này.

Với việc AI đóng một vai trò mấu chốt, những tiến bộ và thành tựu sau này sẽ được con người khám phá ra theo cấp số nhân.

Nanobot


Tôi đã có rất nhiều những cuộc đối thoại về kéo dài tuổi thọ, và mọi ý tưởng liên quan đều vấp phải sự phản đối. Mọi người luôn khó chịu và buồn phiền khi nghe tin một cá nhân mất sớm vì bệnh tật, nhưng khi phải đối mặt với ý tưởng kéo dài sự sống và kéo dài tuổi thọ, hầu hết đều có phản ứng tiêu cực: “Cuộc sống khó khăn lắm, đừng nên sống bất tử làm gì.” Nhưng hầu hết mọi người đều không muốn chết trừ phi họ phải chịu đựng sự đau đớn quá khủng khiếp, kể cả về thể xác, tinh thần hay tâm linh. Và nếu họ được tiếp cận những cải thiện liên tục của cuộc sống ở mọi khía cạnh, thì những sự khó khăn đau khổ ấy sẽ dần giảm bớt. Điều này nghĩa là, kéo dài tuổi thọ của con người cũng sẽ cải thiện cuộc sống đáng kể.

1-1649424752214239640548-0-0-396-634-crop-1649424761627632627866.webp

Quảng cáo



Vậy thì công nghệ nano sẽ giúp đạt được điều này như thế nào? Theo quan điểm của tôi, mục tiêu dài hạn là tạo ra những nanobot y khoa. Chúng sẽ được tạo ra bằng những kết cấu kim cương với cảm biến, máy tính, chi tiết liên lạc và hệ thống can thiệp, thậm chí có cả nguồn điện nữa. Dễ tưởng tượng nhất là coi những nanobot này như những tàu ngầm siêu nhỏ chạy trong dòng máu của con người. Nhưng ở kích thước nano, cần phải xác định lại quy tắc vật lý. Vật thể đủ nhỏ thì nước cũng là một dung môi rất mạnh, và những phân tử oxide phản ứng hoá học rất nhạy và mạnh, nên sẽ cần những loại vật liệu siêu bền.

Rồi sau khi tạo ra được những “tàu ngầm nano” tự di chuyển được trong mạch máu, sẽ cần tính đến lực cản chất lỏng. Ở kích thước nano mét, chất lỏng có lực ma sát rất lớn, các bạn cứ thử tưởng tượng bơi trong bơ lạc chứ không phải bơi trong nước. Vậy nên những nanobot này sẽ phải ứng dụng nhiều phương pháp đẩy khác nhau. Tương tự như vậy, vì kích thước, nanobot khó có thể lưu trữ đủ dữ liệu hoặc hiệu năng xử lý để tự triển khai những tác vụ sửa chữa nội tạng và cơ thể người một cách đơn lẻ. Vậy nên chúng phải được thiết kế để hấp thụ được năng lượng xung quanh, hoặc nghe lệnh điều khiển từ bên ngoài, hoặc kết hợp hiệu năng tính toán của hàng tỷ nanobot lại với nhau.

Webp.net-resizeimage-1.webp

Và để sửa chữa các cơ quan nội tạng cũng như cơ thể con người, cần lượng nanobot khổng lồ, mỗi nanobot có kích thước ngang ngửa một tế bào trong cơ thể. Ước tính sát nhất hiện giờ, là cơ thể con người được tạo ra từ vài chục nghìn tỷ tế bào sinh học. Nếu tính tỷ lệ 1 nanobot trên 100 tế bào, thì sẽ tần vài trăm tỷ nanobot để chữa bệnh cho con người. Tỷ lệ bao nhiêu là hiệu quả vẫn còn chưa chắc chắn. Có khi nào khoa học đủ tiến bộ để 1 nanobot cai quản và sửa chữa được cho hàng chục nghìn tế bào?

Sửa chữa tế bào


Một trong những tác động chính của quá trình lão hoá là khả năng hoạt động của nội tạng giảm đi, vì thế một trong những nhiệm vụ chủ yếu của những nanobot này sẽ là sửa chữa nội tạng con người. Bên cạnh việc mở rộng vùng vỏ não mới, nanobot sẽ phải đảm nhiệm được vai trò hỗ trợ những cơ quan nội tạng không thuộc hệ thần kinh cấp chất dinh dưỡng và các hoá chất hiệu quả vào đường máu, hoặc loại bỏ những chất có hại khỏi cơ thể.

Bằng cách kiểm soát và theo dõi nguồn dưỡng chất thiết yếu nuôi sống cơ thể, điều chỉnh hàm lượng những dưỡng chất ấy nếu cần, và kiểm soát kết cấu tế bào của từng cơ quan nội tạng, nanobot sẽ có thể giữ cơ thể con người khoẻ mạnh vô thời hạn. Rồi sau cùng, nanobot cũng hoàn toàn có khả năng thay thế chức năng của chính những cơ quan nội tạng trong cơ thể con người nếu cần hoặc nếu muốn.

nanorobot-replacing-part-dna-molecule-e1606300031964.jpg

Nhưng nanobot sẽ không chỉ đơn giản bị giới hạn vào việc vận hành cơ thể. Chúng cũng có thể dùng để điều chỉnh nồng độ nhiều hợp chất trong máu theo cách hợp lý và tối ưu hơn cả lúc bình thường. Hormone có thể được tinh chỉnh để giúp con người có nhiều năng lượng hơn, tập trung tốt hơn, từ đó tăng tốc quá trình tự chữa lành của chính cơ thể con người. Nếu chỉnh hormone mà giúp con người chỉ ngủ 2 đến 3 tiếng mỗi ngày nhưng chất lượng giấc ngủ ngang ngửa với 8 tiếng, con người sẽ tiết kiệm được rất nhiều thời gian. Nếu một người chỉ cần ngủ 7 tiếng thay vì 8 tiếng mỗi ngày, họ sẽ có thêm 5 năm cuộc đời để làm mọi thứ họ muốn.

Rồi kết cục là sử dụng nanobot để kiểm soát và “bảo trì” cơ thể cũng sẽ giúp ngăn chặn được cả những dịch bệnh nghiêm trọng, vì nanobot thừa khả năng lựa chọn để “bảo trì” hoặc “tiêu diệt” những loại tế bào nhất định. Đó sẽ là thời điểm con người thực sự kiểm soát được sinh học cơ thể người, ngành dược sẽ trở thành thứ khoa học chính xác không có một chút tác dụng phụ nào.

Kiểm soát bộ gene


Nếu nanobot kiểm soát được mọi khía cạnh cơ thể người vận hành, thì chúng ta cũng sẽ kiểm soát được hoàn toàn bộ gene. Ở thể tự nhiên, những tế bào tái sinh bằng cách copy dữ liệu DNA trong mỗi nhân tế bào. Nếu có vấn đề trong chuỗi DNA trong một nhóm tế bào, không có cách nào chỉnh sửa ngoại trừ việc cập nhật thông tin DNA mới cho từng tế bào đơn lẻ. Lúc này, cứ khi xuất hiện đột biến trong từng tế bào đơn lẻ, toàn bộ cơ thể có khả năng gặp nguy hiểm. Nếu bất kỳ đột biến trong tế bào nào cũng được nhân bản, thì cơ thể không thể sống sót được.

Nhưng sự phi tập trung của sinh học là một thách thức lớn với loài người. Chúng ta hiện giờ có thể chỉnh sửa DNA của một tế bào rất hiệu quả, nhưng lại chưa hoàn thiện được công nghệ nano cho phép tuỳ chỉnh DNA của toàn bộ cơ thể một cách nhanh chóng.

1702022155195.png

Thay vào đó, nếu mã DNA của mỗi tế bào được một máy chủ trung tâm quản lý, chúng ta có thể đổi mã DNA giống hệt như lúc cập nhật phần mềm từ máy chủ ấy. Hoàn toàn có khả năng để nanobot bắt chước nhân tế bào, nanobot này sau đó nhận thông tin DNA từ máy chủ, rồi tái tạo lại chuỗi DNA theo ý muốn của con người.

Các bộ phận khác của hệ thống tổng hợp protein, chẳng hạn như ribosome, có thể được cải thiện theo cùng một cách. Nhờ đó, chúng ta có thể chỉ cần tắt hoạt động của DNA bị trục trặc, nếu như nó gây ra ung thư hay rối loạn di truyền. Máy tính nano duy trì quá trình này cũng sẽ triển khai các thuật toán sinh học chi phối biểu sinh học—cách gen được biểu hiện và kích hoạt. Tính đến đầu những năm 2020, chúng ta vẫn còn nhiều điều phải tìm hiểu về biểu hiện gen, nhưng AI sẽ cho phép chúng ta mô phỏng nó đủ chi tiết vào thời điểm công nghệ nano trưởng thành để nanobot có thể điều chỉnh chính xác. Với công nghệ này, chúng ta cũng có thể ngăn ngừa và đảo ngược sự tích tụ của các lỗi phiên mã DNA, đây là nguyên nhân chính gây ra lão hóa.

Chữa bệnh trước cả khi phát hiện ra bệnh


Nanobot cũng sẽ hữu ích trong việc vô hiệu hóa các mối đe dọa cấp bách đối với cơ thể, ví dụ như tiêu diệt vi khuẩn và vi-rút, ngăn chặn các phản ứng tự miễn dịch, hoặc khoan qua các động mạch bị tắc. Trên thực tế, nghiên cứu gần đây của Đại học Stanford và Michigan State đã tạo ra một hạt nano có thể tìm thấy các tế bào đơn nhân và đại thực bào gây ra mảng xơ vữa động mạch và loại bỏ các tế bào đó. Nanobot thông minh sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ban đầu, các phương pháp điều trị như vậy sẽ do con người khởi xướng, nhưng cuối cùng chúng sẽ được thực hiện một cách tự động; các nanobot sẽ tự thực hiện các nhiệm vụ và báo cáo các hoạt động của chúng (thông qua giao diện AI điều khiển) cho những người theo dõi chúng.


Khi AI có khả năng hiểu rõ hơn về sinh học của con người, chúng ta có thể gửi các nanobot đến để giải quyết các vấn đề ở cấp độ tế bào từ rất lâu trước khi các bác sĩ ngày nay có thể phát hiện ra chúng. Trong nhiều trường hợp, điều này sẽ cho phép ngăn ngừa các tình trạng vẫn chưa được giải thích vào năm 2023.

ft-cell-sized-robot-nanobot-electronic-healthinnovations.webp

Ví dụ, ngày nay, khoảng 25 phần trăm các cơn đột quỵ do thiếu máu cục bộ là "ẩn" - chúng không có nguyên nhân nào có thể phát hiện được. Nhưng chúng ta biết chúng phải xảy ra vì một lý do nào đó. Các nanobot tuần tra mạch máu có thể phát hiện các mảng bám nhỏ hoặc khiếm khuyết về cấu trúc có nguy cơ tạo ra cục máu đông gây đột quỵ, phá vỡ các cục máu đông đang hình thành hoặc báo động nếu đột quỵ đang âm thầm diễn ra.

Cũng giống như tối ưu hóa hormone, vật liệu nano không chỉ cho phép chúng ta phục hồi chức năng cơ thể bình thường, thậm chí còn có thể tăng cường chức năng này vượt xa những gì mà chỉ riêng sinh học của chúng ta có thể làm được.

Thay máu bằng nanobot?


Với những khả năng dự đoán của nanobot, con người hoàn toàn có thể thay thế dòng máu bằng nanobot. Đồng chủ tịch Robert A. Freitas của khoa công nghệ nano đại học Singularity vừa đăng ký bằng sáng chế tế bào nano hồng cầu nhân tạo. Theo tính toán của Freitas, với hồng cầu nhân tạo được đặt tên là respirocyte này trong huyết quản, con người có thể nín thở trong vòng 4 giờ đồng hồ liên tục.

Sau máu nhân tạo sẽ là phổi nhân tạo, cung cấp oxy hiệu quả hơn cho các cơ quan nội tạng, khoẻ hơn cả hệ thống hô hấp tự nhiên của con người. Rồi thậm chí những trái tim làm từ công nghệ nano cũng sẽ giúp con người miễn nhiễm khỏi những cơn đau tim, tình trạng ngừng tim do chấn thương sẽ không còn tồn tại.

download (2).webp

Tuy nhiên, vai trò quan trọng nhất của công nghệ nano trong cơ thể chúng ta sẽ là tăng cường não bộ - não bộ cuối cùng sẽ trở thành một thực thể với 99.9% cấu thành từ vật liệu nano. Có hai con đường riêng biệt để điều này xảy ra. Một là đưa nanobot dần dần vào chính mô não. Chúng có thể được sử dụng để sửa chữa tổn thương hoặc thay thế các tế bào thần kinh đã ngừng hoạt động. Con đường còn lại là kết nối não bộ với máy tính, vừa cung cấp khả năng điều khiển máy móc trực tiếp bằng suy nghĩ của chúng ta vừa cho phép chúng ta tích hợp các lớp kỹ thuật số của vỏ não mới trên đám mây. Điều này sẽ vượt xa trí nhớ tốt hơn hoặc suy nghĩ nhanh hơn.

Vào những năm của thập niên 2040 và 2050, chúng ta sẽ tái tạo cơ thể và não bộ của mình để vượt xa khả năng của cơ thể sinh học, bao gồm cả khả năng sao lưu và tồn tại của chúng. Khi công nghệ nano cất cánh, chúng ta sẽ có thể tạo ra một cơ thể được tối ưu hóa theo ý muốn: Chúng ta sẽ có thể chạy nhanh hơn và lâu hơn nhiều, bơi và thở dưới đại dương như cá, và thậm chí tự tạo cho mình đôi cánh hoạt động nếu chúng ta muốn. Chúng ta sẽ suy nghĩ nhanh hơn hàng triệu lần, nhưng quan trọng nhất là chúng ta sẽ không phụ thuộc vào sự sống còn của bất kỳ cơ thể nào để bản thân tồn tại.

Theo Wired
44 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Y chang cái Nanomite trong phim GI Joe
magez
CAO CẤP
9 ngày
“Cuộc sống khó khăn lắm, đừng nên sống bất tử làm gì.”
Nhưng hầu hết mọi người đều không muốn chết trừ phi họ phải chịu đựng sự đau đớn quá khủng khiếp, kể cả về thể xác, tinh thần hay tâm linh

=> Chính xác là vậy, nếu bất tử và cơ thể vẫn khoẻ mạnh thì có rất nhiều chuyện để làm, rất nhiều thứ để trải nghiệm, cho dù có chán cũng chả sao, từ từ tìm cách để có niềm vui & lý tưởng khác nhau.
Chứ chết rồi là chả còn cơ hội trải nghiệm gì nữa

công nghệ nanobot này có vẻ hứa hẹn nhưng mà có điều khó có cơ hội trải nghiệm rồi 😁
world2015
ĐẠI BÀNG
9 ngày
@lethangk47 Đúng rồi nếu có công nghệ giúp tăng tuổi thọ nó cũng sẽ chỉ giàng cho giới siêu giàu, hoặc các nhà khoa học, lãnh tụ, nói chung giới tinh hoa, chứ ko thể đại trà được vì nếu đại trà sẽ đem lại rất nhiều hệ luỵ như, môi trường, thức ăn, dân số, công việc….. nói chung có cũng sẽ ko bao giờ đến lượt chúng ta 😆
@world2015 Nó sẽ đến lượt ng bt nhưng chắc sau vài trăm năm hay 1k năm 😁
boanh86
TÍCH CỰC
8 ngày
@magez dính bệnh 1 cái, ta nói ở đó trải nghiệm, bệnh nó éo chết mà nó bắt nằm viện tới 120 tuổi
@Gioan Dinh Người giàu nhất thế giới thì lại không thấy bác nhắc đến 😅
grozar
CAO CẤP
9 ngày
Còn xa vời lắm
ntqdbibibi
ĐẠI BÀNG
9 ngày
@grozar kể cả 1 vài nghìn năm nữa cũng chỉ là muỗi so với toàn bộ thời gian của loài người tiến hóa
Con người đc cấy robot với nhiều khả năng hơn. Sau chắc cấy ghép cả tay chân, tim, phổi, .. luôn quá!
duyvua
TÍCH CỰC
9 ngày
@SoGetSu Về sau để đảm bảo bất tử, con người trước khi sinh ra được tách não ra và ghép một cơ thể người máy. Lúc đó chúng ta cứ đến kì là đi bảo dưỡng như xe máy, xe hơi thôi.
@SoGetSu Bạn nghĩ mọi người sẽ được cấy ghép à? Chỉ những người siêu giàu và quyền lực mới được cấy ghép thôi, nếu không không ai chết thì thế giới quá tải dân số, không cần sinh con nữa à?
@duyvua Bạn nghĩ mọi người sẽ được cấy ghép à? Chỉ những người siêu giàu và quyền lực mới được cấy ghép thôi, nếu không không ai chết thì thế giới quá tải dân số, không cần sinh con nữa à?
motnetmc
ĐẠI BÀNG
9 ngày
Rồi đến 1 thời điểm nào đó, người và máy sẽ hợp nhất, con người chính thức trở nên bất tử
@motnetmc Bạn nghĩ mọi người sẽ được bất tử à? Chỉ những người siêu giàu và quyền lực mới được bất tử thôi, nếu không không ai chết thì thế giới quá tải dân số, không cần sinh con nữa à?
Năm 199x, tôi cũng nghe đài báo dự báo về thế kỷ 21 ghê gớm lắm, nào là con người đi khai phá hành tinh mới. Rồi ô tô chạy bằng năng lượng nhiệt hạch, chữa khỏi bệnh ung thư..bla bla. Rồi đến giờ đã đi 1/4 thế kỷ 21 rồi còn chưa thấy cái thông tin gì cả..kk
ngayhomdo59
ĐẠI BÀNG
8 ngày
@andytran1986 Sẽ không có sự bão hào. Văn minh là sự kế thừa cái sẵn có và cải tiến phát triển. Vấn đề là thời gian.
@Strong Đỗ Tôi đang nói về comment của bạn @Reah, bạn ấy nói rằng: 2000-2024 công nghệ phát triển. Tôi mới nói: nhìn thì thấy vậy, nhưng đó chỉ là phát triển từ cái sẵn có, chứ ko có gì đột phá mới mẻ! Ví dụ như công nghệ phát sáng led. Từ khi nó được phát hiện năm 1907, mãi cho đến tầm 1968 nó mới bắt đầu được ứng dụng. Và cho đến đầu những năm 2000, người dùng mới tiếp cận được đến led (tv led sau này chẳng hạn). Gần cả trăm năm ấy! Tôi nói bão hòa, nghĩa là: bây giờ chỉ mới hình thành cái gọi là "nano robot"; tôi đoán ít nhất 50 năm nữa nó mới được nghiên cứu kỹ hơn, đưa vào một số ít ứng dụng... khi nào ok hết người ta mới tiến hành tới việc vận dụng nó. Nói cách khác, "nano robot", nghe qua thì dường như con người ta đã tạo ra nó - nhưng chỉ mới ở bước khởi tạo. Đợi khi nó được cấy vào não, vào người (tức là gần như người bệnh nào cũng có thể tiếp cận) thì cũng ngót 50-70 năm nữa chưa chắc được. Cho nên, tôi nói: chúng ta hiện tại chưa có đột phá nào, chỉ dậm chân tại chỗ; phát triển thêm những nền tảng sẵn có.
@ngayhomdo59 Thì đó... vấn đề là thời gian! ai không biết tương lai con người có thể di cư qua hành tinh khác mà sống! Vấn đề là những ai đang đọc được comment này, không có cơ hội nhìn thấy điều đó. Hiểu từ "bão hòa" tức là nó chựng lại trong 1 khoảng thời gian nhất định. Chứ có nói khoa học phát triển như ngày nay là đinh rồi, là cao nhất rồi đâu!
@andytran1986 à hiểu ý bạn rồi, tức là từ ý tưởng đến hiện thực là 1 khoảng rất xa.
nhưng mà nếu để ý thì đây là giai đoạn phát triển nhanh nhất trong lịch sử loài người. tôi nghĩ sẽ có những thành tựu ngoài dự đoán trong cuộc đời của tôi và bạn xảy ra
Nên chỉ cho những người thật sự có ích, tác động lớn tích cực cho xh sống lâu. Chứ giàu mà từ tham nhũng hay trúng sổ xố, lừa đảo, quan hệ nhưng ngu xuẩn hay ích kỷ thù chỉ thêm hại cho số đông
T nghĩ sống cao tuổi mà tâm hồn sức khỏe ko như 20-28 tuổi (tình dục và tâm hồn) thì cũng vô nghĩa.
@minoan T đã qua tuổi đó rồi thấy cũng ko tệ lắm. Nhưng T chỉ thấy thế giới đẹp nhất trong mắt T ở tuổi đấy thôi.
Sung sướng gì đâu 😃

chắc phải 2040-2050 như trong bài viết thôi
Sắp ở đây chắc cũng phải tới đời cháu mình. Chưa kể là công nghệ này ra mắt chắc chỉ có giới siêu giàu mới có lực để sở hữu. Thôi thì cứ sống cuộc đời an nhiên sáng đi làm - đọc tinh tế bốc phét tối về uống bia vậy.
Rồi lúc đấy có khi lại phát hiện ra bí mật động trời là 'ý thức' cũng có thọ mệnh 😆) Hết mệnh tự nhiên hủ hoá, thân thể tự biến thành cái 'hoạt thi' aka zombie 😃)))
Về lý thuyết thì ok rồi đó. Việc còn lại là chờ đợi các nhà khoa học hiện thực hoá nó thôi, tôi nghĩ ko xa đâu loanh quanh 100 năm gì đó thôi.
VNXQ
ĐẠI BÀNG
9 ngày
Tại sao vạn vật đều có khởi đầu và kết thúc? Nó là để đảm bảo mọi thứ được cân bằng. Con người chưa bất tử nhưng trái đất chắc chắn sẽ chết vì con người chính là virus gây hại cho trái đất. Nếu con người kéo dài sự sống thêm cả trăm năm hoặc bất tử thì trái đất sẽ chết sớm hơn. Cuộc sống nên có khởi đầu và kết thúc, không có ngoại lệ.
Yên tâm đi các cháu sau này sẽ sống lâu hơn chúng ta nhiều....
Reah
TÍCH CỰC
9 ngày
@Vũđệ1988 Chúng ta đang sống lâu hơn thế hệ ông bà của chúng ta mà
nghe hay quá vậy
Cần trị bệnh viêm xoang, thoái hóa khớp,...hơn là sống đến 120 tuổi 😔(
Tập trung tìm giải pháp cấy ghép não vào cơ thể có khi khả thi hơn .
milano9009
ĐẠI BÀNG
9 ngày
bài viết quá hay ! rất nhiếu triển vọng cho chúng ta để sống tới 1000 tuổi ahehe cố gắng học tập nghiên cứu sẽ đưa loài người vươn ra vũ trụ 😁 nếu có nanobot thì có khi cũng chả cần bầu khí quyển mà vẫn hô hấp được nhể, nếu thế thì việc định cư trên các hành tinh chỉ còn là vấn đề thời gian :D

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019