Google có đang dần biến thành IBM thứ hai, vừa lỗi thời vừa nhàm chán?

P.W
3/3/2024 16:37Phản hồi: 94
Google có đang dần biến thành IBM thứ hai, vừa lỗi thời vừa nhàm chán?
Chỉ hai tháng sau khi Google ra mắt mô hình AI mới toanh của họ, Gemini, tập đoàn này đã công bố luôn phiên bản Gemini 1.5. Theo Google, phiên bản 1.5 quy mô lớn hơn, vận hành nhanh hơn và khả năng tạo nội dung tốt hơn bản trước. Hôm 15/2, họ viết hẳn 1600 từ chỉ để giới thiệu mô hình AI này, kèm theo clip minh họa, từ đó khiến cả thế giới công nghệ chú ý.

Sự chú ý đó dành cho Google, kéo dài cỡ đâu vài giờ đồng hồ.

Lý do là chỉ đến tối ngày hôm ấy, OpenAI giới thiệu Sora, công cụ tạo ra những đoạn video clip cực kỳ chân thực, dài tối đa 60 giây chỉ nhờ vào những lệnh dạng văn bản. Phản hồi của cộng đồng đến gần như ngay lập tức. CEO Sam Altman thậm chí còn lên MXH X chọn ra những người may mắn, lấy prompt họ đăng rồi dùng AI tạo ra video, trả lời yêu cầu của chính người dùng. Những tính từ đầy hoa mỹ như “đẹp mắt ” hay “cực mạnh” xuất hiện trên khắp các trang tin, còn những người lạc quan hơn thì thậm chí còn nghĩ tới chuyện AI tạo video rồi sẽ biến Hollywood trở thành vô dụng.

OpenAI cho ra mắt Sora, có khả năng tạo video chỉ bằng câu lệnh

OpenAI vừa mới cho ra mắt công cụ mới có tên Sora vào hôm qua. Theo lời quảng cáo của OpenAI thì bộ công cụ này có khả năng tạo video chỉ từ các câu lệnh của người dùng. Ngoài ra nó cũng có thể dựa vào bức ảnh tĩnh…
tinhte.vn


Còn với Google, chỉ vài ngày sau đó, các kỹ sư và các giám đốc điều hành tập đoàn phải quay cuồng đi tìm câu trả lời vì sao công cụ tạo hình của Gemini trả những kết quả chẳng chính xác về mặt lịch sử một chút nào. Những vị cha sáng lập ra nước Mỹ có cả người da màu, rồi lính Phát xít Đức chủng tộc châu Á, hay thậm chí còn có người nhận được kết quả là một người da màu đội chiếc mũ của Giáo Hoàng.


Google phải đưa ra câu trả lời chính thức: “Hàng rào đảm bảo nội dung phù hợp đã bị ứng dụng quá mức trong một số trường hợp, còn có trường hợp thì gần như không hoạt động.” Những gì xảy ra với Gemini khiến nhiều người đặt ra câu hỏi liệu Google có đang gặp vấn đề với văn hóa nội bộ công ty hay không. Vài người quá khích hơn thì lên tiếng đòi ngài CEO Sundar Pichai từ nhiệm vì thảm họa truyền thông này.

CEO Google: Vụ AI Gemini thiên lệch giới tính và chủng tộc là "không thể chấp nhận được"

Đó là những gì được viết trong ghi chú mà CEO Sundar Pichai của tập đoàn Alphabet, phản hồi lại sự cố AI Gemini, với chatbot và tính năng tạo hình ảnh bằng mô hình ngôn ngữ đã chế ra những thông tin và hình ảnh sai lệch về mặt lịch sử và chủng tộc…
tinhte.vn


CEO Pichai đã mô tả Google như một công ty định hướng AI từ năm 2016. Nhưng rồi công nghệ mô hình ngôn ngữ quy mô lớn, thứ họ bắt đầu phát triển trước cả OpenAI lại tạo ra sản phẩm thương mại không chỉ ra mắt sau ChatGPT, đã vậy chất lượng còn bị tất cả nghi hoặc.

Việc Google bị coi là một tập đoàn từ chỗ thay đổi cả ngành công nghệ trở thành một cái tên cổ lỗ không thức thời đã được đề cập từ lâu. Google được thành lập hơn 25 năm về trước, và hai thập kỷ rưỡi trong ngành công nghệ có lẽ tương đương với hai thế kỷ phát triển của các ngành khác. Google đã tồn tại qua 5 đời tổng thống Mỹ, 2 lần khủng hoảng tài chính. Những nhà đồng sáng lập Google giờ đã trở thành những thần tượng của cả Silicon Valley. Còn mới đây nhất, Google đổi tên tập đoàn chủ quản thành Alphabet, một cụm từ các bạn nhỏ sẽ được học từ khi mới 3 tuổi.

Google năm xưa đầy liều lĩnh và sáng tạo


Nhưng vài năm qua, Google phải đối mặt với nhiều vấn đề: Không được liều lĩnh phát triển như xưa, không có không gian sáng tạo, cắt giảm nhân sự, và cách nhìn của cộng đồng khi cho rằng những sản phẩm như Google Search và Gmail không còn tốt như xưa.

Chính những yếu tố ấy kết hợp lại với nhau khiến mọi người nhìn vào Google bằng con mắt khác. Tập đoàn từng là nơi nhiều người muốn tới làm việc nhất giờ trở thành một nơi nhàm chán.

Không thể phủ nhận những vấn đề khiến cách nhìn của cộng đồng đối với Google thay đổi: Chảy máu chất xám, sản phẩm không có gì đổi mới, và toàn bộ tập đoàn dựa vào một nguồn thu chủ yếu, cỗ máy in tiền mang tên quảng cáo trực tuyến. Câu hỏi được đặt ra là, khi điều hành một tập đoàn không còn sức hút, thì cần phải làm gì?

Quảng cáo


[​IMG]

Năm 2004, khi Google lên sàn chứng khoán Nasdaq, hai nhà sáng lập Larry Page và Sergey Brin đã khẳng định với các nhà đầu tư rằng việc họ IPO sẽ không biến Google trở thành một công ty “tầm thường”, và cũng không muốn Google trở nên “tầm thường.”

Chí ít thì trong 1 thập kỷ kể từ khi IPO, Google đã giữ lời. Họ đã tạo ra khuôn mẫu cho văn hóa doanh nghiệp để các tập đoàn ở Silicon Valley học tập. Nơi đó trở thành thiên đường cho các kỹ sư, với lợi ích, lương cao, và niềm tin rằng những khoản đầu tư dài hạn luôn có giá trị hơn lợi nhuận ngắn hạn.

Brin và Page gần như không có lý do gì để biến trang tìm kiếm của Google rối rắm và loạn mắt, cho tới khi họ tìm ra tấm vé vàng: Quảng cáo trên trang hiển thị tìm kiếm. Lợi thế của quảng cáo trên trang tìm kiếm là tiền, rất nhiều tiền. Và đổi lại, với tiền, Google có được sự tự do. Nguồn thu cực kỳ đảm bảo của quảng cáo cho phép Google tha hồ khám phá những ý tưởng mới, kể cả hai nhà sáng lập lẫn hàng nghìn nhân viên.

105432157-1536095646923gettyimages-524309146.jpeg

Một cựu nhân viên lâu năm từng gắn bó với Google những ngày đầu nói rằng: “Văn hóa công ty theo kiểu đối xử thực sự tốt với nhân viên, tạo ra cảm giác họ sở hữu công ty này, là thứ rất mới và điên rồ những năm đầu thập niên 2000.” Và ở thời điểm đó, Google liên tục tạo ra những thứ mới: Dùng dữ liệu vệ tinh để vẽ bản đồ trái đất, tự xây dựng đường truyền internet tốc độ cao phục vụ cả công ty, hay thậm chí là nghiên cứu cách giúp con người sống lâu hơn.

Quảng cáo


Năm 2012, Business Insider đưa Google vào danh sách 10 công ty vĩ đại nhất thế giới.

Tập đoàn càng lớn dần, thì những vị lãnh đạo càng lúc càng sợ nguy cơ bộ máy công ty trở nên quan liêu. Việc năm 2015, tập đoàn đổi tên thành Alphabet, nhấn mạnh việc phát triển nhiều công nghệ khác nhau chứ không chỉ phụ thuộc vào một dịch vụ duy nhất mang tên Google Search, đáng lẽ ra là một giải pháp cho những lo ngại này. Khi ấy, Larry Page viết: “Trong ngành công nghệ, nơi những ý tưởng mang tính cách mạng tạo ra những mảng phát triển lớn, bạn sẽ luôn phải cảm thấy bất an để cố gắng bắt kịp thời đại.”

Hình như khi ấy, Page đã tự tiên đoán tương lai công ty mà ông sáng lập.

Cố gắng bảo vệ cỗ máy in tiền mang tên quảng cáo trực tuyến


Nếu bây giờ đi hỏi những nhân viên Google những câu hỏi khi nào, bằng cách nào hay vì sao nhân viên tập đoàn trở nên quá thoải mái và ỷ lại, sẽ có nhiều câu trả lời khác nhau. Có người sẽ nói rằng tập đoàn càng lúc càng lớn. Người khác thì cho rằng tập đoàn thiếu đi những lãnh đạo có tầm nhìn. Vài người khác thì đổ lỗi cho việc sợ những quy định quản lý và việc bị dư luận phản đối. Cũng có người cho rằng Google giờ là con rối trong tay những ngân hàng đầu tư phố Wall.

Nhưng có một điều rõ ràng và tất cả đều đồng thuận, đó là thành công về mặt tài chính dưới thời CEO Sundar Pichai. Doanh thu của tập đoàn bùng nổ, giá trị vốn hóa thì từ 400 tỷ USD khi ông Pichai bắt đầu nắm quyền năm 2015, trở thành 1.7 nghìn tỷ USD. Năm ngoái, một trong những canh bạc đầu tiên của ông Pichai, dịch vụ điện toán đám mây, cuối cùng cũng đã có lãi.

tpu-person-forwebonly-final-100722968-large.webp

Nhưng quảng cáo trực tuyến vẫn chiếm tới 80% tổng doanh thu của tập đoàn Alphabet. Hầu hết số tiền này đến từ những dòng chữ gắn kèm icon “ad” trong những kết quả tìm kiếm trực tuyến mà hàng tỷ người sử dụng hàng ngày để tìm kiếm thông tin.

Khi Google trầy trật tìm cách đa dạng hóa nguồn thu, thì càng lúc Google càng sợ việc họ độc quyền thị trường quảng cáo trực tuyến sẽ bị các nhà lập pháp và chính phủ các nước siết chặt quản lý. Những khoản đầu tư liều lĩnh không còn được đánh giá cao, nhất là khi chúng không có khả năng tạo ra doanh thu quảng cáo. Kết quả là càng lúc Google càng có cảm giác cần bảo vệ những gì họ đang có, thay vì liên tục sáng tạo và đổi mới. Đó là tuyên bố của một cựu giám đốc từng làm việc cho Google.

google-search-magnifying-glass.webp

Vậy là 1 thập kỷ qua, số sản phẩm thất bại của Google nhiều hơn hẳn so với những thử nghiệm thành công. Từ kính thực tế tăng cường cho đến dịch vụ chơi game đám mây. Rồi thậm chí cả những sản phẩm chủ chốt của Google cũng có dấu hiệu hụt hơi. Không chỉ người dùng mà bản thân các nhà nghiên cứu gần đây cũng chứng minh được rằng chất lượng kết quả tìm kiếm từ Google Search càng lúc càng giảm.

Sự hiện diện của công nghệ AI sẽ chỉ khiến tình trạng này của Google trở nên tồi tệ hơn trong tương lai.

Michael Avrukin, một cựu kỹ sư Google, gia nhập năm 2014 và mới nghỉ việc năm 2023: “Họ rơi vào cái bẫy của những phát triển và cải tiến nhỏ. Bỗng nhiên cái gì cũng được định lượng bằng những cột mốc cụ thể và chi li.”

Chấp nhận dừng sáng tạo để đảm bảo lợi nhuận


Trong nhiều năm, nhân viên Google được khuyến khích khám phá những dự án mới, không liên quan trực tiếp tới công việc chính của họ, gọi là “20% thời gian.” Nhiều thử nghiệm trong số đó được chuyển qua phát triển trong một khu vực nội bộ tên là Area 120. Gọi là 120 vì đó là câu nói đùa của nhiều nhân viên Google, rằng bỏ 20% nghĩ một ý tưởng mới xong rốt cuộc phải bỏ 120% thời gian làm việc để phát triển nó.

Năm 2021, quy chế công ty thay đổi, không cho phép nhân viên tự do chuyển qua bộ phận khác làm việc. Năm 2022, Area 120 thu gọn quy mô, dừng phát triển nhiều dự án không liên quan tới AI, và cho nhiều nhân viên nghỉ việc. Người phát ngôn Google thì nói rằng những nhân viên của tập đoàn vẫn được khuyến khích phát triển những ý tưởng mới, dẫn ví dụ chiếc máy màn gập Pixel Fold, dự án máy tính lượng tử và giải pháp Magic Eraser xóa chi tiết thông minh trong điện thoại Pixel.

untitled-design11.webp

Còn những mảng khác, X, phòng lab nghiên cứu công nghệ xe hơi tự hành, thang máy vào không gian và khung exoskeleton cũng thu gọn về quy mô vì phải đối mặt với áp lực giảm chi phí kinh doanh. Trước kia, nếu một dự án trong phòng lab X đủ chất lượng, nó sẽ trở thành một mảng kinh doanh độc lập trong Google. Nhưng nguồn tin của nhân viên Google mới cho biết rằng trong năm nay, sẽ không còn điều đó nữa. Những dự án đủ tiềm năng sẽ phải kiếm nguồn vốn bên ngoài để tiếp tục đầu tư nghiên cứu, mở công ty riêng, không thuộc về Alphabet.

Đã từng có thời, việc có một công việc ở Google đồng nghĩa với việc không cần phải nghĩ gì nữa. Những kỹ sư của tập đoàn liên tục bị các đơn vị đối thủ lôi kéo, và họ thậm chí còn chẳng thèm nghe máy hoặc cập nhật CV. Vậy nên, kế hoạch cắt giảm 12 nghìn nhân sự vào tháng 1/2023, cùng thời điểm Microsoft và Amazon thanh lọc nhân sự, đã tạo ra một bầu không khí ảm đạm trong nội bộ tập đoàn: “Thông tin ấy đến bất ngờ, và trước kia chưa từng có một sự kiện như vậy. Thế là chỉ trong chớp mắt, 20 năm gây dựng lòng tin với nhân viên trở thành vô giá trị.”

24GOOGLEX1-superJumbo-v2.jpg

Google tiếp tục thanh lọc nhân sự cho tới tận đầu năm 2024, việc nhân viên lo lắng cũng là dễ hiểu: “Giờ ở lại Google là một cuộc chơi sinh tồn. Mỗi nhân viên đều gặp áp lực phải vào được mảng ít có khả năng bị cho nghỉ việc nhất, còn về văn hóa công ty, chẳng ai còn cảm giác họ sở hữu bất kỳ thứ gì của công ty nữa.”

Một hậu quả, là những người thực sự thông minh, dám đặt câu hỏi thử thách những ý tưởng cũ hay tranh luận để làm mọi chuyện tốt hơn dần bị cho ra rìa. Nó trái ngược hoàn toàn với Google của năm 2012, khi chính dự án Aristotle của họ có một nghiên cứu cho rằng, nhóm làm việc hiệu quả nhất là nhóm cảm thấy an toàn về tâm lý, không bị tác động bên ngoài ảnh hưởng năng suất lao động.

Patrick Mork, giám đốc marketing của Google Play, nghỉ việc năm 2013: “Nếu bạn mất niềm tin và cảm giác an toàn về tâm lý, gần như không thể nào sáng tạo được. Thời điểm tập đoàn chậm sáng tạo, họ sẽ mất đi những người giỏi nhất, vì những người giỏi nhất ghét nhất thói quan liêu.”

Google trong một khoảng thời gian dài đã tránh được tình trạng quan liêu. Năm 2018, hơn chục vị phó chủ tịch các mảng đã viết bức thư gửi lên Pichai nói rằng Google đang phát triển quá chậm, cần sự lãnh đạo chặt chẽ hơn. Còn các nhân viên thì chuyền tay nhau một tài liệu tên là “Vì sao ở Google cái gì cũng khó”, phê phán kết cấu tập đoàn.

00google-office1-videoSixteenByNineJumbo1600.jpg

Năm 2023, một khảo sát toàn công ty được thực hiện, khi hơn 75% số người được hỏi nói rằng họ tự hào khi làm việc ở Google. Nhưng 45%, tương đương hàng nghìn nhân viên, thì nói rằng tệ quan liêu đang khiến công việc của họ chậm lại. Ban lãnh đạo tập đoàn có vẻ biết tình trạng này: “Chúng tôi đang tinh giản cơ cấu tập đoàn, giảm tầng và tránh quan liêu.”

Tập đoàn càng lớn lên, số lượng những nhân sự tuyển mới không đủ tiêu chuẩn vốn rất cao xưa kia cũng nhiều lên. Google Cloud thì bị nhân viên gọi vui là “Goracle”, ám chỉ lượng nhân viên mới đông đảo đến từ Salesforce và Oracle.

Nghiên cứu AI cả thập kỷ, nhưng vẫn chậm chân


Năm 2018, Eric Lehman, một kỹ sư phần mềm gửi một bức thư điện tử nhan đề “AI là nguy cơ lớn đối với việc kinh doanh của chúng ta.” Trong đó, Lehman dự báo rằng những hệ thống machine learning sẽ làm việc tốt hơn công cụ tìm kiếm trực tuyến của Google. Một hệ thống như vậy, theo ông, có thể được một tập đoàn không phải Google, hay thậm chí là một startup tạo ra.

Google thì đã nghiên cứu trí thông minh nhân tạo hơn một thập kỷ qua, âm thầm ứng dụng nó cho những dịch vụ tìm kiếm, quảng cáo và khuyến nghị video YouTube. Năm 2014 họ mua lại DeepMind. Năm 2017, họ công bố báo cáo nghiên cứu mang tính đột phá, tạo ra cách nhanh và hiệu quả hơn để AI xử lý thông tin. Nó chính là nền tảng để tạo ra những mô hình ngôn ngữ, thứ cho phép ChatGPT của ngày hôm nay vận hành.

deepmind.webp

ChatGPT ra mắt cuối năm 2022 chính là sự kiện khiến tất cả cùng đặt ra câu hỏi, vì sao Google không thể phát triển sản phẩm thương mại hóa dù họ là những người nghiên cứu ra công nghệ này đầu tiên. Người trong Google thì bắt đầu đổ lỗi cho nhau, không biết ai mới phải chịu trách nhiệm cho việc một tập đoàn khổng lồ thua cả một startup nhỏ.

Một phần nguyên nhân có lẽ đến từ việc Google giờ rất ngại đưa ra những khoản đầu tư liều lĩnh. Họ không dám cho ra mắt sản phẩm Google Mic, vì những lo ngại về quyền riêng tư của người dùng. Rốt cuộc Alexa của Amazon ra mắt trước, Google buộc phải chịu đi sau.

Cũng có lý khi giữ tâm lý cảnh giác, vì không thiếu những lần công nghệ mới đã khiến công ty chủ quản phải muối mặt. Pichai cũng từng nhấn mạnh vào lợi ích của việc chờ đợi: “Khi vài người cố coi khoảnh khắc này là thời điểm cuộc chạy đua AI bắt đầu, chúng tôi lại nghĩ khác. Thứ quan trọng hơn là cuộc chạy đua tạo ra công cụ AI có trách nhiệm và đảm bảo với xã hội rằng chúng tôi làm đúng.”

Nhưng hệ quả của việc chờ đợi, là Google giờ luôn ra mắt sản phẩm sau đối thủ cạnh tranh.

Google, Sundar Pichai, và tương lai ngành công nghệ nơi tìm kiếm trực tuyến không còn là vua

CEO Sundar Pichai của Google vẫn rất quan tâm tới nền tảng web. Cứ mỗi sáng thức dậy, ông lại mở Techmeme, một trang tổng hợp thông tin chỉ có thể truy cập từ trình duyệt, rồi đọc tin như đọc báo buổi sáng.
tinhte.vn


Vị cựu giám đốc Google nói: “Google bây giờ không đi trước cả thế giới cỡ 10 năm về công nghệ AI tạo nội dung, nghe như trò đùa đúng không? Cùng lúc, Google cũng chẳng hơn ai về công nghệ xe hơi tự hành, cũng giống trò đùa nốt.”

Lội ngược dòng như Microsoft, hay thu mình lại như IBM?


Cũng có vài dấu hiệu mang tính hy vọng. Google giờ khiến người ta nhớ đến Microsoft của thời Steve Ballmer còn làm CEO. Họ bỏ lỡ xu hướng smartphone, xu hướng tìm kiếm trực tuyến, và xu hướng điện toán đám mây, để rơi chúng vào tay Apple, Google và Amazon. Nhưng hiện giờ dưới thời CEO Satya Nadella, Microsoft đã có cuộc lội ngược dòng ngoạn mục.

Nhưng hiện giờ, Google so sánh với IBM hợp lý hơn: Vẫn là một tập đoàn khổng lồ, nhưng không còn vị thế độc tôn, sau khi từ bỏ văn hóa doanh nghiệp cho phép kích thích sự sáng tạo, giúp những cái đầu thông minh nhất có cảm giác làm gì cũng khả thi. Biến thành IBM thì cũng không phải tệ hại, nhưng cái danh tiếng của Google mấy chục năm qua cũng sẽ không còn.

shutterstock-editorial-157995017-100945577-large.webp

Biến đổi từ một nhà máy tạo ra những điều kỳ diệu trở thành một cái guồng kiếm tiền không hồi kết có lẽ sẽ là cái kết của phép thử mang tên văn hóa doanh nghiệp Google. Nhưng thời điểm này cần thay đổi nhiều hơn là số lượng nhân viên còn lại ở tập đoàn. Những đối thủ cạnh tranh như Meta và Microsoft vài năm qua, nhờ những quyết định rõ ràng và quyết đoán, đã tìm ra được sự cân bằng giữa văn hóa sáng tạo với hiệu quả lao động của cả tập đoàn.

Theo Business Insider
94 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

heomat
ĐẠI BÀNG
5 tháng
Gg trong quá khứ đã bị mất 1 thị trường lẽ ra họ phải có 1 chỗ đứng là mạng XH ( tiktok cho thấy vẫn có những trào lưu tạo dựng mang xh dù là kẻ đến sau) mảng cloudserves, gg cũng khg có chỗ đứng đúng kỳ vọng. AI là 1 thách thức, nó khg chỉ ở chỗ gg đang chậm chạp hơn open AI về mặt sp, nó còn đe dọa mạng tìm kiếm của gg. Có lẽ, AI là mảng thách thức nhất trpng ls phát triển của gg. Vừa là đe dọa mô hìn kd hiện tại, vừa là cơ hội của kẻ đi đầu. CeO gg đang chưa thể hiện đc mình là kẻ dẫn dắt gh trong gđ thách thức này
Macole
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@heomat Thằng YT coi user, publisher như cỏ rác nó chết tôi còn khoái
@reddog dự còn lâu lắm. AI xịn trả phí thì nó ở 1 số lượng quá nhỏ và quá kín tiếng so với 1 rừng đám AI fake/AI mõm/AI cơm...nhan nhản ngoài kia
reddog
TÍCH CỰC
5 tháng
@Dragao_ct92 AI mới hơn 1 năm đấy bạn hàng free bạn có thể test: Chatgpt, claude hoặc của chính google là gemini. Google tồn tại là do con người cần tìm kiếm thông tin nhưng nếu mọi thông tin đều nằm ở AI thì người ta vào google làm gì
toanlb
TÍCH CỰC
5 tháng
@Dragao_ct92 AI trả lời xong lại phải đi xác thực lại thông tin nó trả lời có chính xác hay không. Nó chỉ tạo ra được những nội dung vô thưởng vô phạt, không quan trọng về tính xác thực 😁
Google mình thấy thiệt hơn MS và Apple vì để tụi TQ xài chùa cái Aosp ở nội địa mặc dù nó là nguồn mở. Mắc công quản lý mà để tụi nó ăn, rồi loay hoay mấy cái Pixel, AI, trong khi MS giờ nó đã kiếm doanh thu cả tỷ đô từ Chat GPT rồi
Đóng mịa nó Android như Windows, không có aosp gì nữa 😆 rồi bán bản quyền, thế là xong. Thằng nào muốn cài app thay YouTube hay gg search thì kệ mịa nó. Gg cũng sợ thằng Sam sang dùng Bing nữa
@Huong-Dung người ta lăn tăn android ios vì android cài tùm lum tùm loe, cài đủ mọi thiết bị. Giờ khoá cứng thì người ta lại ko có lý do gì để lăn tăn nữa
Cười vô mặt
@congthanhgiong Thì thu phế ở Trung Quốc nội địa thôi. Là kiếm mớ tiền rồi 😃
@Huong-Dung Thu bằng cách nào? Bạn chỉ Google nó sẽ thưởng to cho.
@Huong-Dung khó thế mà cũng nghĩ ra đc
Mấy ông lãnh đạo của Google phải đeo kính Apple Vision Pro với cái nẹp cổ thì mới sáng tạo với minh mẫn được
8270532-Nep-co-su-dung-vision-pro-tinhte-cuhiep-07.jpg
@centernc Ít ra nói tới Hiệp người ta còn biết tinhte

Còn centernc?
Who knows,
Who cares?
@GhétBọnNângBi T viết 1 comment thì m trả lời 1 comment nhé, m cay spam 2 comment làm gì vậy.
Apple nhiều hãng ghét nhiều người anti mỗi gì t, t có cần ai quan tâm t đâu, nhưng chính m xồn xồn trả lời comment của t làm gì.
M biết Anthony Ng biết Huy NL ko?
@centernc Thích chọc anti chơi.
Ahihi.

Apple mới ra Macbook Air M3 kìa, dzô comment chê liền đi cho nóng.
@GhétBọnNângBi M nói
"Còn centernc?
Who knows,
Who cares?"
Nếu m ko cay cú t, thì m chẳng trả lời comment t rồi. Bị t chọc rồi nói ngược chọc t
Đang chưa hiểu là k có google là cty mình sập.
@Bơm Lốp Tàu Hỏa google vẫn là 1 gã khổng lồ về công cụ tìm kiếm
Pichai không đủ khả năng lãnh đạo Google. Cũng như nhiều kỹ sư Ấn vốn nổi tiếng chém gió hay nhưng làm như mèo mửa.
Dai_NB
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@Hiệp K Tôi cũng gặp loại 1 rồi. CEO của cty tôi còn bị ảo tưởng với hắn cơ mà. Xong quả deal lương cao rồi 6 tháng sau khôgn thấy hiệu quả nên chấm dứt hợp đồng luôn.
@thuanapache vậy mình mới nói có người này người kia, chắc đúng như bạn nói gió tầng nào gặp mây tầng đó. Có lẽ mình cũng chưa đủ giỏi để thấy
TKNRCT
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@anhtuannd Công nhận tôi cũng từng làm với Pichai, làm như mèo mửa chả hiểu sao hồi đó Larry giao cho ổng
@Dai_NB Miễn lượm dc mớ tiền rồi, 😂, tuyển người thường dễ bị vậy
ElonMsuk
TÍCH CỰC
5 tháng
Tinhte thành IBM thứ ba
@ElonMsuk tinh tế thì làm sao so được với IBM =))
typhu1901
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@ElonMsuk Tinhte thành Sonhaitv, anhsaoxanh. net
Cười vô mặt
Làm sao mà chết được khi mà mảng tìm kiếm quảng cáo còn đó 😁
reddog
TÍCH CỰC
5 tháng
@chuthoong610 AI sắp tới sẽ đảm nhiệm mảng tìm kiếm rồi,
@chuthoong610 Mình từ 1 người coi tiktok là thứ xàm xí.
Hiện tại mình tìm kiếm trên tiktok nhiều hơn trên Google =))
Vì thông tin nó cho ra rõ ràng, nhanh gọn, video trực quan.
Hầu như cái gì cũng có trên tiktok, ko tin bác có thể thử.
Ví dụ: Cách nấu món bò Wellington
Hoặc: Review máy in epson L1800
Hoặc: Cách trị da đầu gàu
Hoặc: Mẹo giúp em bé dễ ngủ...
Nó còn có video trực quan luôn.
Nên bảo mảng tìm kiếm của google vẫn ngon như xưa thì mình ko đồng ý.
Kết quả tìm kiếm vẫn rất tốt, nhưng nhiều khi người ta ko vào google tìm nữa. Mà vào tiktok, hỏi chatGPT...
@agram3ooo Tiktok chỉ hơn google về mặt tìm kiếm video nhanh thôi. Còn những thứ khác google vẫn là nhất
@agram3ooo ngắn thì bạn hỏi vậy ok rồi, chứ kiến thức hay học thứ gì đó kiên nhẫn mới có kết quả thì video dài vẫn là tốt nhất
boanh86
TÍCH CỰC
5 tháng
Thời đỉnh cao google kết thúc. Cứ tà tà ăn lãi năm này qua năm nọ thôi. Giờ các công ty non trẻ, Các Startups bức phá
- Về tìm kiếm google search bỏ xa bing search mấy con phố, chỉ cần có keyword tương đối là nó tìm được, còn bing search toàn ra mấy cái gì đâu.
- Về AI, chưa dùng gemini nhưng copilot càng ngày cành xạo quần, trả lời vớ vẩn, nhiều khi thích thì trả lời chưa mà không cần đến data luôn ấy, hỏi cái A trả lời cái B (dù chọn chế độ chính xác), chắc do chi phí vận hành quá cao nên MS cắt giảm.
Theo tôi MS ăn được gg mảng doanh nghiệp thôi
@Đatcỏ114 con Gemini nó rất là lười nhé. Kiểu cùng 1 câu hỏi (vd dịch 1 đoạn văn bản), thích thì nó dịch, ko thích thì nó bảo "xin lỗi, tôi ko hỗ trợ ...vv...)
Thứ 2 là con này rất hay chém gió. Ví dụ bảo tóm tắt nội dung 1 bộ phim đang ra => tức là chưa ai biết kết phim ntn. Con Gemini phán luôn kết kết thúc bộ phim đó ai ở với ai, ai sống ai chết.
Thứ 3 là con gemini rất dốt toán. Mấy lần mình hỏi đã dc dự dc tầm thời gian là bao lâu rồi, nó ra kết quả sai hết.

Nên mặc dù ChatGPT plus và Gemini advance đều 20$, mà Gemini còn dc tặng 2TB, nhưng mình đang thấy bỏ tiền mua chatGPT đang ngon hơn hẳn.
n3v3Rm1nD
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@Đatcỏ114 Gemini mình xài thấy hơn đc GPT đó
IBM nào mà lỗi thời, Quantum computer nó chả vả mấy ông kia là gì 😆)
@NguyenNguyễn96 Lỗi thời nghĩa là từ công ty có ảnh hưởng công chúng, IBM thu lại trở thành Cty phía sau bức màn, chỉ còn phục vụ doanh nghiệp
tvu732
TÍCH CỰC
5 tháng
Bài hay quá. Đọc mới thấy ít công ty nào thoát khỏi mô hình đi lên, đi ngang rồi đi xuống nhỉ. Vào thời mình lớn lên, GG là đại biểu cho sáng tạo và hiệu quả (Gmail và Search).
tvu732
TÍCH CỰC
5 tháng
@supperchym Chắc gần tuổi 😆
Mình cũng ko rõ tại sao yahoo chat chết nhưng yahoo mail và search xứng đáng chết quá đi rồi. Giao diện lằng nhằng rối rắm, càng về sau càng nặng nề. Search kém hiệu quả so với gg. Định hướng cty thay đổi liên tục, ko biết định đầu tư vào cái gì nữa. Điên nhất là nó xóa của mình cái Yahoo 360 độ. 😁
typhu1901
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@supperchym chết do FB, blog +yh chat ko cạnh tranh nổi, FB nó gần như 2 in 1, vừa có nội dung vừa chát chít
nvdk
ĐẠI BÀNG
5 tháng
@supperchym Yahoo chat có trở lại mà, có lần nó đổi cập nhật trên s40, s60 và các hệ điều hành symbian, android, (ios mình không chắc). Mà nó đổi icon 3d mới toanh mà nó bị đơ giả trân kiểu phim hoạt hình Tàu 3D lúc đó á. Fail lòi.
@supperchym Thường đi ngang là giai đoạn accumulation, ráng gom vô. Từ 20k lên gần 70k ngon lành
vinhptfpt
ĐẠI BÀNG
5 tháng
Bài viết hay quá 5* cho chủ thớt
Business Insider gần đây lên nhiều bài hay quá.
OpenAI có lẽ sẽ là thế lực mới
Team dev bên mình thay vì dùng google để tìm kiếm thì chuyển qua dùng ChatGPT / Co Pilot lâu rồi
Mấy ông Google cho phát triển lại hệ điều hành cho tablet là ngon bá chấy luôn. thế mà hỏng làm
Bài viết hay
hi.vuphan
ĐẠI BÀNG
5 tháng
Lỗi thì nhiều mà hệ thống vận hành cồng kềnh, chậm chạp.
Còn apple thì biến thành thứ gì ta
chắc là Thomas Edison thời hiện đại
Google thấy bao nhiêu năm chưa có thêm 1 sản phẩm gì đột phá hết, dù Gemini thấy xài ok hơn ChatGPT mà nó ko phổ biến bằng 1/2

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019