Hệ thống tái tạo năng lượng phanh i-ELoop của Mazda là gì? nó hoạt động như thế nào?

Enzo Le
20/11/2013 8:1Phản hồi: 58
Hệ thống tái tạo năng lượng phanh i-ELoop của Mazda là gì? nó hoạt động như thế nào?
skyactiv-i-eloop.jpg

Mazda chính là hãng xe ô tô đầu tiên trên thế giới phát triển thành công hệ thống tái tạo năng lượng phanh dành cho xe chở khách bằng cách sử dụng... tụ điện. Hệ thống này được hãng xe Nhật gọi là "i-ELoop" - viết tắt của cụm từ "Intelligent Energy Loop", tượng trưng cho ý tưởng tạo ra một vòng tuần hoàn bảo tồn năng lượng hiệu quả và thông minh của Mazda. Hệ thống i-ELoop đã bắt đầu được trang bị trên những mẫu xe của Mazda từ năm 2012, điển hình là Mazda 6 phiên bản 2013. Trong điều kiện vận hành thực tế với số lần tăng tốc và phanh liên tục, hệ thống này sẽ giúp tiết kiệm khoảng 10% mức tiêu hao nhiên liệu.

Hệ thống tái tạo năng lượng phanh của Mazda là rất khác biệt bởi nó sử dụng tụ điện để tích trữ điện năng thay vì dùng pin như các hệ thống khác. So với pin, tụ điện có khả năng lưu trữ một lượng điện năng, thời giạn nạp và xả cũng nhanh hơn. Đặc biệt, tụ điện có độ bền cao hơn nếu được sử dụng trong thời gian dài. Mỗi khi xe giảm tốc, i-ELoop giúp chuyển đổi động năng của chiếc xe thành điện năng tích trữ trong tự điện một cách rất thông minh và hiệu quả. Lượng điện năng này sẽ được dùng để cung cấp cho hệ thống điều hòa, hệ thống âm thanh và tất cả các thiết bị điện tử khác.

i-eloop.jpg

Hệ thống tái tạo năng lượng phanh thông thường được phát triển nhằm đem lại hiệu suất tiêu thụ nhiên liệu tốt hơn cho chiếc xe. Chúng thường sử dụng một mô-tơ điện và một máy phát điện để tạo ra điện năng mỗi khi chiếc xe giảm tốc, từ đó "tái tạo" lại một phần năng lượng từ động năng của chiếc xe. Hệ thống tái tạo năng lượng phanh trên các loại xe Hybrid thường sử dụng động cơ điện cỡ lớn và pin chuyên dụng.

Mazda đã nghiên cứu kỹ lưỡng cơ chế tăng tốc và giảm tốc của xe hơi và phát triển thành công một hệ thống tái tạo năng lượng phanh hiệu quả có thể nhanh chóng tái tạo một lượng lớn điện năng mỗi khi xe giảm tốc. Không giống như xe các loại xe Hybrid khác, hệ thống i-ELoop của Mazda không có động cơ điện cỡ lớn và pin chuyên dụng.

mazda-i-eloop.jpg

Hệ thống i-ELoop bao gồm một máy phát điện 12-25V thế hệ mới, một tụ điện EDLC (Electric Double Layer Capacitor) và một chiếc DC/DC Converter. i-ELoop sẽ bắt đầu phục hồi lại động năng ngay tại từ thời điểm người lái nhấc chân ra khỏi chân ga và chiếc xe bắt đầu giảm tốc độ. Lúc đó, máy phát điện sẽ ngay lập tức tạo ra dòng điện tối đa 25V và bắt đầu chuyển đến lưu trữ trong tụ điện EDLC.

Chiếc tụ điện này đã được phát triển đặc biệt dành cho hệ thống i-ELoop, nó có thể được sạc đầy chỉ trong vài giây. Chiếc DC/DC Converter sẽ tự động hạ thế dòng điện xuống 12V trước khi chúng được cung cấp cho các thiết bị điện tử bên trong xe. Hệ thống này đồng thời cũng sẽ sạc bộ pin của chiếc xe khi cần thiết. i-ELoop sẽ hoạt động ngay khi chiếc xe giảm tốc, nó sẽ ngay lập tức "giảm tải" cho động cơ và tiết kiệm phần nhiên liệu dành cho việc tạo ra điện năng trên những chiếc xe thông thường. Và theo nghiên cứu từ điều kiện vận hành thực tế của Mazda, i-ELoop sẽ giúp cải thiện hiệu suất tiêu hao nhiên liệu hơn 10%.

i-ELoop sẽ hoạt động kết hợp cùng hệ thống i-Stop của Mazda nhằm đem lại hiệu quả tiết kiệm nhiên liệu tốt nhất cho chiếc xe. Mazda đã và đang cố gắng để nâng cao hiệu quả của động cơ đốt trong lên tầm cao nhất có thể bằng dự án SKY-ACTIV nổi tiếng của mình. Và với việc kết hợp cùng các hệ thống i-Stop và i-ELoop, Mazda đã thành công trong việc giảm thiểu lượng nhiên liệu hao phí cũng như góp phần bảo vệ môi trường.

Để hiểu rõ hơn về cơ chế hoạt động của hệ thống tái tạo năng lượng phanh i-ELoop, các bạn có thể xem thêm những đoạn video và hình ảnh minh họa dưới đây.

--//--​
Video giới thiệu công nghệ i-Eloop của Mazda

--//--​
Video giới thiệu công nghệ Sky-Activ của Mazda
--//--​
Hình ảnh minh họa hệ thống i-ELoop của Mazda

58 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Có vẻ hơi phức tạp nhưng hiệu quả
@Nguyễn Hùng Mạnh TM cũng đơn giản mà bạn, thay vì các dạng tái tạo năng lượng khác tạo ra dòng điện từ máy phát, sạc vào pin thì ở đây nạp vào tụ, tụ điện có khả năng nạp - xả cực nhanh nên có thể bắt đầu lưu trữ năng lượng ngay từ lúc bạn nhả chân ga ra, sau đó hạ thế xuống 12V, xả cực nhanh vào động cơ điện, thiết bị hoặc sạc vào lại cho pin trên xe
@Nguyễn Hùng Mạnh TM Ec phức tạp bên trong bạn lo làm gì cái cơ cấu lằng nhằng ấy
mình là người sử dụng mà
hơn 10% là 1 con số khá lớn
đến bao giờ đem công nghệ này qua xe hai bánh nhỉ ? 😃

Với mức độ kẹt xe khủng bố mỗi ngày ở nội thành và lưu lượng xe hai bánh ngày một "đẻ" thêm ra 😕 - trong khi đường xá chỉ có bấy nhiêu , chả rộng thêm một tẹo nào - thì áp dụng công nghệ này cũng là một hy vọng nhỉ ?
chỉ sợ giá thành chát quá , tiết kiệm chả bao nhiêu mà giá xe đội lên như "diều gặp gió " thì vỡ mật....😔







Gửi đi từ " bom xịt " làm bằng Nhôm + Kiếng của Tui.
@CloudNine bình tĩnh thôi bạn! nếu 4 bánh mà đúng là đc bơm bằng công sức lao động của mình thì rất quí! nhưng chỉ e rằng 4 bánh đc bơm từ 4 bánh heroin thì cũng nhanh xộ khám lắm đấy
@congzing ông cảm thấy tội nghiệp mấy thằng như chú mày lắm, khi nào lết lên được 4B (chắc không bao giờ) thì qua otosaigon.com chơi với ông nhé.
@CloudNine Rõ khổ đúng là CDSHT 😆)
otosaigon là cái lồng gì mà phải qua 😃)) thế là đủ hiểu xem là cái thùng có cái gì (có gì đâu mà có 😃)) )
@congzing à quên, cái thể loại dell bao giờ đụng vô được 4B như chú mày thì suốt ngày chỉ quanh quẩn bên bikervn thôi chứ có biết otosaigon hay otofun là gì, rõ khổ =))
hệ thống tái tạo năng lượng dạng này cũng không có gì mới lắm nhưng áp dụng cho xe để giúp cải thiện hiệu suất tiêu hao nhiên liệu hơn 10% thì thật là tốt......mình thấy anh MAZDA này hay có những ý tưởng rất hay....như cái động cơ của xe RX8 chẳng hạn, nó rất khác biệt.....hi vọng anh MAZDA có nhiều thành công với nhiều sản phẩm tốt ,chất lượng hơn nữa..
Khi mà nhiên liệu hóa thạch cạn dần thì việc tìm nguồn năng lượng sạch thay thế là cần thiết, có nhiều nguông thay thế, việc dùng điện tỏ ra là một ưu thế lớn, các hãng xe khác nhu có những hướng đi khác nhau, chỉ hi vọng là giá cả phỉ chăng với chất lượng tốt nhất mà thôi.
phần mềm làm video như vậy , là phần mềm nào vậy các bác ???
Stevenytu
TÍCH CỰC
11 năm
mazda toàn cho ra những công nghệ tái tạo nhỉ, như SKYACTIV 😁
Coi chừng giám đốc bộ phận Mobile M$ kiện bi giờ , dám lấy Elop thêm chử ieO = i-eLoop :mad:
allin0n3
TÍCH CỰC
11 năm
nghe hay quá, hóng tinhte "trên tay" em Mazda 6 2013 để kiểm chứng tính hiệu quả của hệ thống này 😁
@allin0n3 Trên "mông" mới đúng.
@hachito "Dưới" mông lại đúng hơn đó bác. 😁
Hay, nhưng chưa thấm đâu 😃 riêng Việt Nam cứ đóng Bền + Bán ít mất giá, mấy cái này cứ từ từ 😃 (mấy bố đừng phán bla bla công nghệ này nọ nhé, mấy cụ có xèng U50 ko thích nghe đâu 😃)
vuong234
ĐẠI BÀNG
11 năm
Điện dung của tụ tính bằng f(fara), còn ắc quy tính aH(ampe-giờ). Bác nào cao nhân, có thể giải thích cho em sự giống và khác nhau nhỉ! Chỉ biết là 2 thằng đều có khả năng lưu trữ điện.



"Dưới mông" chứ bác
Yeah!! giờ đây ko cần phai lo giá nguyên liệu tăng... hô hô 😁
Ước mơ của con người là bảo tồn điện năng ko bị thất thoát, ngày xưa hồi còn con nít mình có tự hỏi tại sao con người ko chế ra 1 cổ máy phát điện rồi dùng lại chính điện năng nó phát ra để tiếp tục chạy máy => 1 vòng tuần hoàn ko bao giờ kết thúc để con người luôn có 1 nguồn điện ko bao giờ cạn. Lớn lên thì hiểu nguyên lý bảo toàn năng lượng khiến ước mơ đó là ko thể, nhưng con người vẫn đang cố gắng biến những điều ko thể thành có thể
@khoado93 mình cũng có suy nghĩ vậy khi học cấp 2 bạn ah. Mình cũng đã thử luôn băng cách lấy ngay cái động cơ điện của tàu khựa trên xe đồ chơi để thử nhưng ko thể trả lời được vì sao lại không làm được như thế 😁
@khoado93
VD nếu bảo toàn đc 100% năng lượng sinh ra thế thì cái máy đó chỉ sinh ra điện đủ để chạy đc mỗi nó thôi. làm gì còn điện mà chạy cái khác nữa hả ông tướng. làm ra cái máy đấy điện nó tự dùng cho nó k thừa ra tý nào thì làm làm gì?
1 cái máy sinh ra 100kw thì nó cũng mất 100kw để chạy đc trong đk bảo toàn 100%. đk thực tế thất thoát do ma sát vs nhiệt..v..v.. thì cái máy đó nó phải ngốn mất 110-120kw 1 nguồn năng lượng nào đấy để tạo ra 100kw điện đấy. 10-20kw kia bị hao hụt. đông cơ đốt trong còn hao tổn cực nhiều.
@huytanks Hay quá bác đang giải thích cho mình hồi còn lớp 1, nay mình đã là sinh viên chuẩn bị đi làm thì bác giải cmn thích làm gì?
lehn85
TÍCH CỰC
11 năm
Thật ra không quá cao siêu và cũng không phải là mới

Tụ có khả năng phóng nạp dòng điện cực lớn nên có thể dùng khi xe tăng tốc (xuất dòng lớn cho động cơ), phanh (dòng lớn quay trở lại nguồn).
Nhưng nó không thể lưu trữ năng lượng nhiều như pin (ắc quy) nên nó không phải là nguồn điện chính.
Còn pin lưu được nhiều năng lượng, nhưng không có khả năng phóng nạp dòng lớn như tụ nên việc tham gia vào tăng tốc và phanh mà chỉ dùng pin không thích hợp cho xe oto (nhưng ở xe đạp điện thì ok).

Có thể hiểu tụ như là RAM, còn pin ắc quy như HDD, năng lượng (điện năng) như là dữ liệu, CPU xử lý như là cái động cơ.
Nhật bổn nhiều trò thật, chẳng bù Việt nam mình chỉ có mỗi trò "chọc gậy bánh xe" truyền thống
topol1990
TÍCH CỰC
11 năm
cái tụ ấy lắp chơi chơi vào cánh quạt rồi đặt gần biển nhà mình thì sao nhỉ?:rolleyes: chắc được dùng laptop ko tốn điện:p
cutai_931
ĐẠI BÀNG
11 năm
Mình hiểu thế này:
  • Ko có I-Loop:thay gì muốn dừng xe từ 100km/h ->0 km/h thì người lái phải đạp phanh để hãm xe dừng từ từ lại .
  • Có I-Loop: hệ thống cảm biến sẽ phân tích trạng thái của xe, khi có dấu hiệu giảm tốc thì xe lúc này sẽ kéo máy phát quay , phương pháp này vừa làm cho xe chạy chậm lại vừa tạo ra dòng điện một chiều nạp vào tụ điện, dòng điện một chiều sẽ được biến đổi thành dòng xoay chiều dùng cho máy lạnh, radio,dàn âm thanh,đèn hậu,đèn đầu,....
Các bác chém nhẹ tay.

@cutai_931 bổ xung thêm cho bạn chút xíu: hiểu theo cách dân dã thì cái I-Loop này nó là cái van 1 chiều có nhận cảm biến từ hộp số, tăng tốc thì nó đóng, khi giảm tốc là tức thì mở ngay để nhận nguồn năng lượng dư thừa....nếu có gì ko đúng đừng chém tớ nha.
@cutai_931 Bác đúng 1 phần, bài viết trên hơi rối, gây hiểu nhầm cho ng khi nhất chân lên khỏi chân ga là xe "lập tức hiểu" đang muốn giãm tốc và kéo máy phát bằng quán tính của xe 😃

Đúng nhất là nó vầy : nhất chân ga, nó CHỈ SẼ KÉO MÁY PHÁT, bằng quán tính của động cơ mà thôi, tuyệt nhiên ko ảnh hường nhiều đến Gia Tốc của xe đâu vì nếu ảnh hưởng đến gia tốc của xe KHÁC NÀO VỪA CHẠY VỪA THẮNG 😃
@cutai_931 Ý của bạn thì mình nghĩ là đúng. 1 xe bình thường thì khi nổ máy lên là máy phát đã bắt đầu hoạt động. mà mình càng bật nhièu hệ thống điện trên xe thì máy phát càng phải làm việc nhiều, máy phát làm việc càng nhiều thì tải của động cơ càng lớn, và tải càng lớn thì tiêu hao nhiên liêu càng nhiều. Ở hệ thống này của Mazda nó hoạt động theo nguyên lý, nếu xe nỗ máy thì máy phát nó vẫn chỉ tạo ra 1 dòng điện vừa phải, đủ để nuôi các hệ thống điện trên xe, khi xe đang di chuyển (tăng tốc xe) mà có dấu hiệu thả chân ga ra ( khi ngừng tăng tốc ) thì máy phát sẽ lợi dụng quán tính của động cơ để sinh ra một dòng điện lên đến 25v để nạp cho tụ điện, và từ tụ điện nạp vào bộ chuyển đổi xuống 12v sẽ nạp thẳng vào Acquy hay chạy thẳng ra hệ thống điện trên xe. Mình nghĩ nguyên lý của nó hoạt động như vậy. Nhưng để nó hoạt động hoàn hảo và trơn chu thì mình nghĩ nó sẽ phải có rất nhiều cảm biến và hộp xử lý tín hiệu, để phân tích ra đúng hoàn cảnh và điều kiện của từng trường hợp nhất định. Nhưng nhìn trung lại là cứ khi xe đang di chuyển mình thả chân ga ra là máy phát sẽ bắt đầu làm việc với công suất cao nhất, còn khi se đang tăng tốc thì máy phát sẽ làm việc ở chế độ cầm chừng.
ps: em chỉ nói suy nghỉ của em, nên ko tiếp gạch đá các bác nhé ^^
woalong
ĐẠI BÀNG
11 năm
dc 10% nhiên liệu cơ ah !

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019