Tai nạn hy hữu này vừa xảy ra tại sân bay Montgomery, Alabama. Một nhân viên mặt đất làm việc cho Piedmont Airlines không may đã bị hút vào động cơ của một chiếc Embraer 170 đang đậu khiến người này thiệt mạng. Cơ quan an toàn vận tải quốc gia (NTSB) và Cục hàng không liên bang (FAA) đang tiến hành điều tra vụ việc.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/01/6287720_015_Embraer_170_engine.jpg)
Được biết chiếc Embraer 170 trong vụ việc vừa thực hiện chuyến bay từ Dallas của Envoy Air. Chiếc máy bay đang đậu tại cổng nhưng một động cơ vẫn đang hoạt động. Chưa rõ nhân viên này đã tiếp cận chiếc máy bay như thế nào khiến bị hút vào bởi họ được đào tạo để tránh những tình huống như vậy. Khi máy bay đậu trên mặt đất thì sẽ có các cọc tiêu cảnh báo đặt xung quanh động cơ để báo ranh giới an toàn. Vùng nguy hiểm trước động cơ được quy định cụ thể trong hướng dẫn các tài liệu bảo trì máy bay của nhà sản xuất.
Như hình trên, trên vỏ động cơ của một chiếc máy Airbus A320 có các cảnh báo về cự ly an toàn. Hình vẽ thể hiện khi động cơ hoạt động, không gian 180 độ phía trước động cơ bắt đầu từ tâm dọc của động cơ là khu vực nguy hiểm đầu nạp, vùng nguy hiểm là trong vòng 4,2 m. Ngược lại hình tam giác phía sau thể hiện khu vực nguy hiểm đầu xả. Không chỉ là con người mà các nhân viên mặt đất còn phải đảm bảo không một vật thể lạ bên ngoài (FOD) nào xuất hiện trong vùng nguy hiểm này bởi chúng có thể làm hỏng cánh quạt hoặc máy nén động cơ.
Dù người bị hút vào động cơ máy bay rất hiếm nhưng không phải là không có. Vào năm 2015, một kỹ sư của hãng hàng không Air India khi đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị cho chiếc máy bay được kéo ra đường dẫn, chuẩn bị cất cánh tại sân bay Mumbai thì bị hút vào động cơ. Trong quá trình lăn ra đường băng thì nguồn phụ APU được sử dụng cho hệ thống điện nhưng có thể hệ thống bị lỗi khiến động cơ khởi động dẫn đến cái chết của kỹ thuật viện này. Năm 2010, một nhân viên mặt đất tại sân bay El Paso cũng đã bị hút vào động cơ của một chiếc Boeing 737 khi đang chuẩn bị cất cánh. Gần đây nhất là 2 nhân viên an ninh tại sân bay Ahmed Sekou Toure, CH Guinea không hiểu vì lý do gì đã chạy xe máy ra đường băng ngay khi một chiếc máy bay của TAP Air Bồ Đào Nha đang hạ cánh. 2 người bị hút vào động cơ thiệt mạng.
Riêng chỉ có một trường hợp may mắn sống sót khi bị hút vào động cơ đó là John Bridge - một nhân viên làm việc trên tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower năm 1991. Anh khi đang chuẩn bị cho chiếc cường kích A-6 Intruder cất cánh thì bị hút vào động cơ. May mắn là họng hút khí của chiếc A-6 Intruder hẹp, Bridge mang mũ bảo hiểm, kính bảo hộ và áo khoác - những thứ này bị hút vào động cơ trước khiến phi công trên buồng lái chiếc A-6 nhận được cảnh báo vật thể lạ và kịp thời tắt động cơ. Bridge chỉ bị thương nhẹ sau vụ việc.
New York Post; High Sky Flying
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/01/6287720_015_Embraer_170_engine.jpg)
Được biết chiếc Embraer 170 trong vụ việc vừa thực hiện chuyến bay từ Dallas của Envoy Air. Chiếc máy bay đang đậu tại cổng nhưng một động cơ vẫn đang hoạt động. Chưa rõ nhân viên này đã tiếp cận chiếc máy bay như thế nào khiến bị hút vào bởi họ được đào tạo để tránh những tình huống như vậy. Khi máy bay đậu trên mặt đất thì sẽ có các cọc tiêu cảnh báo đặt xung quanh động cơ để báo ranh giới an toàn. Vùng nguy hiểm trước động cơ được quy định cụ thể trong hướng dẫn các tài liệu bảo trì máy bay của nhà sản xuất.

Như hình trên, trên vỏ động cơ của một chiếc máy Airbus A320 có các cảnh báo về cự ly an toàn. Hình vẽ thể hiện khi động cơ hoạt động, không gian 180 độ phía trước động cơ bắt đầu từ tâm dọc của động cơ là khu vực nguy hiểm đầu nạp, vùng nguy hiểm là trong vòng 4,2 m. Ngược lại hình tam giác phía sau thể hiện khu vực nguy hiểm đầu xả. Không chỉ là con người mà các nhân viên mặt đất còn phải đảm bảo không một vật thể lạ bên ngoài (FOD) nào xuất hiện trong vùng nguy hiểm này bởi chúng có thể làm hỏng cánh quạt hoặc máy nén động cơ.

Dù người bị hút vào động cơ máy bay rất hiếm nhưng không phải là không có. Vào năm 2015, một kỹ sư của hãng hàng không Air India khi đang thực hiện các thủ tục chuẩn bị cho chiếc máy bay được kéo ra đường dẫn, chuẩn bị cất cánh tại sân bay Mumbai thì bị hút vào động cơ. Trong quá trình lăn ra đường băng thì nguồn phụ APU được sử dụng cho hệ thống điện nhưng có thể hệ thống bị lỗi khiến động cơ khởi động dẫn đến cái chết của kỹ thuật viện này. Năm 2010, một nhân viên mặt đất tại sân bay El Paso cũng đã bị hút vào động cơ của một chiếc Boeing 737 khi đang chuẩn bị cất cánh. Gần đây nhất là 2 nhân viên an ninh tại sân bay Ahmed Sekou Toure, CH Guinea không hiểu vì lý do gì đã chạy xe máy ra đường băng ngay khi một chiếc máy bay của TAP Air Bồ Đào Nha đang hạ cánh. 2 người bị hút vào động cơ thiệt mạng.
Riêng chỉ có một trường hợp may mắn sống sót khi bị hút vào động cơ đó là John Bridge - một nhân viên làm việc trên tàu sân bay USS Dwight D. Eisenhower năm 1991. Anh khi đang chuẩn bị cho chiếc cường kích A-6 Intruder cất cánh thì bị hút vào động cơ. May mắn là họng hút khí của chiếc A-6 Intruder hẹp, Bridge mang mũ bảo hiểm, kính bảo hộ và áo khoác - những thứ này bị hút vào động cơ trước khiến phi công trên buồng lái chiếc A-6 nhận được cảnh báo vật thể lạ và kịp thời tắt động cơ. Bridge chỉ bị thương nhẹ sau vụ việc.
New York Post; High Sky Flying