Luật & Bộ Luật là gì? VN đang có bao nhiêu luật, bộ luật?

Nam Air
5/5/2022 13:36Phản hồi: 54
Luật & Bộ Luật là gì? VN đang có bao nhiêu luật, bộ luật?
Tính tới hết năm 2021, Việt Nam đang có khoảng 240 Luật và Bộ luật có hiệu lực, vậy thì Luật, Bộ Luật, Thông tư, Nghị định… là gì?

Anh em có thể tra cứu các Luật, Thông tư, Nghị định, Nghị quyết… tại Cơ sở DLQG về VBPL ở đây.

Luật là gì?

Theo định nghĩa ở Việt Nam thì Luật là một loại văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL) được ban hành bởi Quốc Hội, có hiệu lực pháp lý cao thứ nhì, chỉ dưới Hiến Pháp, các loại VBQPPL khác đều là văn bản dưới luật.


Ví dụ: Luật Giao thông đường bộ 2008, Luật Doanh nghiệp 2014, Luật An toàn thông tin mạng 2015 vv và vv. Con số phía sau (2014, 2015…) là năm Quốc hội ban hành ra luật.

Bộ luật là gì?

Bộ Luật cũng là Luật, nghĩa là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc Hội ban hành, tuy nhiên phạm vi điều chỉnh của Bộ Luật rộng hơn và bao quát hơn Luật. Nội dung của Bộ Luật bao hàm và liên quan nhiều lĩnh vực xã hội, Bộ Luật có thể điều chỉnh các vấn đề chưa được quy định trong các Luật khác, hoặc đề cập tới các công ước, điều ước quốc tế mà Việt Nam đã ký kết.


tinhte-luat.jpg

Hiện nay ở VN có 8 Bộ luật đang có hiệu lực, gồm:
  • Bộ luật Hình sự 2015*
  • Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015
  • Bộ luật Lao động 2012
  • Bộ luật dân sự 2015…
  • Bộ luật Tố tụng dân sự 2015
  • Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015
  • Bộ luật Lao động 2019
  • Bộ Luật quốc tế về an ninh tàu và bến cảng và bổ sung sửa đổi 2002 của Solas (ISPS)
*(Ngày 20/6/2017, Quốc Hội khóa XIV đã ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự 2015, gọi là Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 - Luật số 12/2017/QH14)

Hiệu lực thi hành của Luật & Bộ luật

Luật & Bộ Luật được Quốc Hội ban hành Căn cứ vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Ở cuối văn bản Luật sẽ có Điều khoản thi hành, quy định rõ thời điểm luật có hiệu lực, ví dụ:
  • Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2017.
  • Bộ luật Hàng hải Việt Nam năm 2005 sẽ hết hiệu lực kể từ ngày Bộ luật Hàng hải 2015 có hiệu lực thi hành, tức là kể từ ngày 1/7/2017.
Tóm lại, khi một Luật, Bộ luật mới ra đời sẽ có tác dụng bổ sung, sửa đổi, thay thế cho luật cũ (ví dụ Luật Đường sắt 2017 thay thế cho Luật Đường sắt 2005, lúc này văn bản Luật đã ra đời năm 2005 sẽ không còn hiệu lực nữa).

tinhte-luat-2.jpg

Các văn bản quy phạm pháp luật dưới luật

Như đã định nghĩa ở trên, Luật là VBQPPL được ban hành bởi Quốc Hội, vì vậy các văn bản quy phạm pháp luật khác do nhà nước ban hành đều là các văn bản dưới luật. Ví dụ:

Quảng cáo



  • Pháp lệnh, Nghị quyết: Ban hành bởi UBTV Quốc Hội
  • Lệnh, Quyết định: Chủ tịch nước ban hành
  • Nghị định, Quyết định: Thủ tướng chính phủ ban hành
  • Thông tư: Bộ trưởng hoặc Thủ trưởng cơ quan nhà nước ngang Bộ
  • Quyết định: ban hành bởi UBND cấp tỉnh, UBND cấp xã
  • Nghị quyết: ban hành bởi Hội đồng nhân dân cấp quận/huyện, xã…
  • vv và vv (anh em có thể tham khảo trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015)

Nghị định, Thông tư là gì?

Như anh em cũng biết thì việc ban hành 1 bộ luật/luật không hề dễ dàng, Quốc Hội phải họp và làm việc rất nhiều lần trước khi ra quyết định cuối cùng (Nhiệm kỳ của mỗi khóa Quốc Hội gồm 5 năm, mỗi năm có 2 lần họp thường kỳ). Trong khi đó, xã hội luôn vận động không ngừng nghỉ, những sự kiện, sự việc có tính chất mới mẻ ra đời liên tục, điển hình trong vài năm gần đây là xe điện, mạng xã hội, drone vv và vv.

Lấy ví dụ, Luật Giao thông đường bộ 2008 có hiệu lực thi hành từ ngày 1/7/2009, đến nay đã hơn 13 năm nhưng vẫn chưa có Luật GTĐB mới ra đời để thay thế. Vì vậy, Chính phủ sẽ ban hành các Nghị định để cập nhật, bổ sung, hướng dẫn thi hành những điều khoản còn thiếu, chưa được quy định rõ trong luật cũ.

Ví dụ 1: Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và đường sắt, trong đó Nghị định 100 được căn cứ trên 4 luật, gồm có:
  • Luật Tổ chức Chính phủ 2015
  • Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012
  • Luật Giao thông đường bộ 2008
  • và Luật Đường sắt 2017

Giả sử đến năm 2024 có Luật Giao thông đường bộ 2024 ra đời, hiệu lực thi hành từ tháng 7/2025 thì thời điểm đó Luật GTĐB 2008 và các Nghị định 100 sẽ hết hiệu lực.
tinhte-luat-3.jpg

Quảng cáo


Ví dụ 2: Vào ngày 11/1/2022, Quốc hội khóa XV thông qua Nghị quyết 43/2022/QH15 về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19, trong đó có việc giảm thuế GTGT (VAT) từ 10% xuống 8%, thì Chính phủ sẽ ban hành Nghị định 15/2022/NĐ-CP để hướng dẫn việc thi hành Nghị quyết số 43 kể trên.

Tương tự, Thông tư là VBQPPL được Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ ban hành để hướng dẫn việc thi hành các điều được quy định trong luật và bộ luật.
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Nếu tính cả luật rừng thì cũng hơi phê
@hongphuc1992 Nói linh tinh cho lên phường 😁
@Ngoknc Ai rồi cũng lên
@hongphuc1992 vãi 😃
Có nhiều luật mình...k hiểu tính logic luôn
@gnt.6789 Như vậy có vài thứ mình thật sự k rõ
- Luật về cứu giúp người bị nạn.

Nếu thấy người bị nạn và MÌNH CÓ KHẢ NĂNG CỨU , nhưng mình không cứu.... Thì có luật để xử lý.

Ở đây mình phải làm rõ ý
- Không xét trên phương diện đạo đức
- Không xét trên phương diện "tính người"
- Và thật sự mình chỉ là KHÔNG CỨU, chứ không có bất kì hành vi cản trở cứu người nào khác.

Vậy tại sao lại xét tội mình ?

Nếu xét về đạo đức, nhân đạo thì mình không nói. Đó là câu chuyện khác.
@SoulEvil Không biêt bro còn nhớ gdcd cấp 2 có dạy mình k thể phán xét 1 hành vi qua đạo đức vì đạo đức mỗi người 1 quan điểm. Nên luật ra đời để hướng con người theo chuẩn mực đạo đức "chung" chỉ mang tính thời điểm vì quan điểm mỗi thời mỗi khác. Vì thế hiện tại bro thấy nó không hợp lý nhưng trước đó nó hợp lý, bro thấy nó không phù hợp với minh nhưng nó phù hợp với cái "chung" của nhưng người khác. Cũng chẳng có kẻ hở nào cả chỉ là nhóm "chung" muốn có những điều luật đó đc cho phép. Thế nên thay vì chê trách luật thi mình "tuân theo pháp luật" để được bảo hộ rôi "tận dụng pháp luật" để có lợi cho mình
@phuc_minh_duong Tất nhiên luật đã hình thành thì phải theo thôi. Chỉ là "không phục" vì nó không dựa trên lý lẽ, mà chỉ dựa cảm "cảm tính".
@phuc_minh_duong Nên mình mới hỏi . Bản chất luật để bảo vệ con người không hại nhau hay bảo vệ cái "đạo đức" được defined bởi "nhóm người".
Chúng ta có cả một rừng luật và sống với luật rừng đó 🤣
Cả một rừng luật, nhưng khi cần sẽ xử theo luật rừng
Hiến pháp là bộ luật tối thượng.
còn phải kể đến luật giang hồ nữa =)))
@Jinnie KTL Đất đai chưa thoả thuận bồi thường xong, vẫn kéo xuống đập phá, thu hồi. Khiến khiếu kiện (vụ Thủ Thiêm) kéo dài, trong khi hứa hẹn nhưng giải quyết hoài không xong, lầy lội.
Kêu dân sống và làm việc theo pháp luật, nhưng chính quyền lại sống trên cả pháp luật.
Ủa vậy tính ra mấy luật/ bộ luật trong bài mới đc ban hành gần đây thôi hả? Rồi trc đó thì căn cứ vô đâu mà xử?
@hakuruno Trước đó có luật cũ 2005, rồi 2000, 1990, 1980 chứ sao nữa bác. Cái mới ra thì phải bỏ cái cũ đi chứ sao xài song song 2 luật Hàng hải 2015 và 2005 cùng lúc được.
Công văn, thông tư, nghị định còn cao hơn luật
@Pandora Trang Bác khai sáng thử xem ntn ạ
@Pandora Trang Tui éo có trình độ hay nói cách khác tui ngu hơn bác. Nên nhờ trí thông minh của bác khai sáng. Nếu bác ko khai sáng được thì ngậm cái mõm đừng la ó om sòm nữa đi bác
toiyeulexus
ĐẠI BÀNG
3 năm
luật làng nữa
hppl
TÍCH CỰC
3 năm
luật thì có mà ý thức chấp hành luật còn kém lắm
@hppl Đợi cán bộ làm gương
Sleep nhưng vẫn làm ra luật.
luật gì chứ ra toà ngã 3 vẫn không phải ngã 3 nhé.
luật đẹp còn ra toà xử thì cũng vậy thôi

vụ khải silk điều tra 3 năm nay chưa có kết quả, đã chìm xuồng 😆
@rassen Lùi xe trên cao tốc, thằng chạy đúng luật thì đi tù vì không tránh kịp. Kakaka
Luật là trò chơi của người giàu có tiền 😃
Nhà nước sinh ra là để bảo vệ và đảm bảo quyền lợi cho 1 giai cấp số ít trong xã hội. Còn luật sẽ bv nhà nước đó
Việt Nam! Trên luật là luật rừng của quan ;))
@kevin2211 Nên mới có câu “Mày biết bố mày là ai không” kakaka
Hiến pháp và luật ở VN chưa chặt chẽ. Thiếu nhất quán, nhiều điều chưa rõ ràng. Ngay cả trách nhiệm và nghĩa vụ quy định trong luật, hiến pháp vẫn mập mờ.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019