Tưởng tượng một cái brief dự án như thế này: “Hãy thiết kế cho tôi một chiếc đồng hồ chỉ cần liếc qua là có hết mọi thông tin tôi cần.” Đấy chính xác là những gì tiến sĩ Ludwig Oechslin, khi ấy làm việc ở bảo tàng đồng hồ Musée International d’Horlogerie đưa ra cho nhà thiết kế mỹ thuật công nghiệp người Thụy Sỹ, Christian Gafner. Dòng brief cực ngắn ấy dẫn tới một dự án được chính bảo tàng đồng hồ thế giới cấp vốn, với sản phẩm ra lò là chiếc MIH, viết tắt của chính tên bảo tàng, ra mắt năm 2005.
Chiếc MIH có thể giống những mẫu đồng hồ tối giản trên thị trường, nhưng bên trong bộ máy cơ Valjoux 7750 được tùy chỉnh, "đơn giản" là tính từ hoàn toàn trái ngược để mô tả về mặt tính năng. Đến năm 2020, MIH được ngừng sản xuất. Nhưng đó không phải tin buồn, vì khi ấy, quyền sở hữu thương hiệu đồng hồ MIH được chuyển từ Embassy Jewel AG (nơi duy nhất có thể đặt chiếc đồng hồ này) sang cho Christian Gafner.
17 năm kể từ khi MIH chính thức ra mắt, hai năm kể từ lúc vắng bóng thị trường, chiếc đồng hồ từng rất đình đám được hồi sinh với cái tên mới: Mechanik2, và vẫn được thiết kế bởi bàn tay của Christian Gafner.
Chiếc MIH có thể giống những mẫu đồng hồ tối giản trên thị trường, nhưng bên trong bộ máy cơ Valjoux 7750 được tùy chỉnh, "đơn giản" là tính từ hoàn toàn trái ngược để mô tả về mặt tính năng. Đến năm 2020, MIH được ngừng sản xuất. Nhưng đó không phải tin buồn, vì khi ấy, quyền sở hữu thương hiệu đồng hồ MIH được chuyển từ Embassy Jewel AG (nơi duy nhất có thể đặt chiếc đồng hồ này) sang cho Christian Gafner.
17 năm kể từ khi MIH chính thức ra mắt, hai năm kể từ lúc vắng bóng thị trường, chiếc đồng hồ từng rất đình đám được hồi sinh với cái tên mới: Mechanik2, và vẫn được thiết kế bởi bàn tay của Christian Gafner.
Để nói về sự kỳ diệu của MIH cũng như quá trình thiết kế, một bài Deeptalk có lẽ là không đủ. Quan trọng nhất có lẽ chính là cách tiếp cận vấn đề theo hướng “đơn giản là nhất.” Nhờ cách thiết kế của Gafner, cộng với kiến thức đáng nể của tiến sĩ Oechslin về cơ khí đồng hồ, MIH hay bây giờ là Mechanik2 không giống bất kỳ món đồ chơi nào khác trên thị trường. Cùng với thương hiệu Ochs & Junior, khả năng của tiến sĩ Oechslin đã được khẳng định là không thua bất kỳ thương hiệu lâu đời nào.
Nhìn từ xa, Mechanik2 chỉ có ba kim cùng với lịch. Nhưng nhìn kỹ, không chỉ đơn giản là lịch, mà Mechanik2 được trang bị lịch thường niên, hiển thị được thứ, ngày, tháng và thậm chí có cả hai dấu chấm bên cạnh 3 ô lịch để hiển thị ban ngày hoặc ban đêm. Cụm lịch này biết tháng nào có bao nhiêu ngày, tức là tháng nào 28 hoặc 30 ngày anh em sẽ không phải chỉnh lại. Chỉ đến năm nhuận, tháng 2 có 29 ngày thì anh em mới phải kéo núm crown ra điều chỉnh lại cho đúng.
Tính năng phức tạp là vậy, nhưng triết lý thiết kế tối giản vẫn được áp dụng tới mức tối đa. Để biến ô lịch của Valjoux 7750 trở thành lịch thường niên, hiển thị chính xác từng ngày tháng của năm không nhuận, và thậm chí còn hiển thị được cả buổi sáng hay tối, tiến sĩ Oechslin đã phải nghiên cứu để tạo ra một module chỉ bao gồm 9 linh kiện, kẹp vào bộ máy cơ ban đầu.
Anh em có thể hỏi rằng, thành quả này ấn tượng đến mức nào? Để hiển thị chính xác ngày tháng của một năm, chỉ lệch đúng ngày 29/2, thông thường những mẫu đồng hồ Annual Calendar đều cần tới hàng chục, thậm chí có lúc là hàng trăm linh kiện vận hành kết hợp với nhau. Chẳng khác gì Perpetual Calendar, nơi lịch vạn niên chính xác tới tận năm 2100, Annual Calendar thường chỉ hiện diện trên những chiếc đồng hồ cao cấp vì sự phức tạp của cơ chế cơ khí.
Nhưng dưới bàn tay của tiến sĩ Oechslin và nhà thiết kế Gafner, một trong những kết cấu phức tạp nhất thế giới đồng hồ được hiện diện trên MIH, và nay là Mechanik2 chỉ với… 9 linh kiện thêm vào.
Những anh em mê đồng hồ sẽ hỏi, Valjoux 7750 là bộ máy chronograph nữa mà? Vậy Mechanik2 có cơ chế bấm giờ hay không? Câu trả lời là có, và thậm chí để giữ vững phong cách tối giản, chiếc đồng hồ này được triển khai bố cục Chronograph dạng Monopusher, chỉ có 1 nút bấm giờ, thay vì hai nút như truyền thống, một để bắt đầu bấm giờ và một để reset kim giây. Ở góc 12h trên mặt số là 29 lỗ đục để phục vụ hiển thị 30 phút bấm giờ.
Quảng cáo
Vậy là, chúng ta có một chiếc đồng hồ đeo tay phù hợp với những anh em mê phong cách tối giản đến mức thủ cựu của những cái đầu sáng tạo đi theo triết lý Bauhaus, nhưng cùng lúc được trang bị hai tính năng mà theo mình, vừa phức tạp nhất, vừa thực dụng nhất cho những người đeo đồng hồ cơ hiện giờ: Chronograph và Annual Calendar.
Về mặt ngoại hình, một trong số những thành tựu ấn tượng nhất của ngành đồng hồ cơ đương đại (lời của nhiều nhà phê bình trong làng đồng hồ, không phải của mình) vẫn được giữ nguyên nhiều chi tiết. Vẫn là case Titanium Grade 5 bề mặt matte, đường kính 42mm, độ dày 13.7mm bao gồm cả kính sapphire. Vẫn là bộ lug ngắn để chiếc đồng hồ dễ nằm trên cổ tay nhiều đối tượng người dùng hơn.
Còn trên mặt số, như đã đề cập, Mechanik2 không có chi tiết thừa nào. Mọi hình dáng, lỗ đục và ô số đều có nhiệm vụ rõ ràng: 11 cọc số phủ dạ quang, hai kim giờ phút cũng vậy. Cạnh ô lịch thứ ngày tháng là hai chấm tròn, một nút đỏ là buổi sáng, 2 nút là buổi tối. Có lẽ chi tiết duy nhất mang giá trị trang trí cho chiếc đồng hồ này là cọc số góc 9h, xưa kia là chữ MIH, giờ trở thành MII (M2 - Mechanik2). Bộ máy Valjoux 7750 trang bị thêm 9 bánh răng của tiến sĩ Oechslin phát triển vẫn có thời lượng trữ cót 48 giờ đồng hồ liên tục, và vận hành ở tần số 28.800 vph.
Mechanik2 đã cho đặt hàng trên trang web, với giá khoảng 6.780 USD, dự kiến bắt đầu giao hàng từ cuối năm nay đến đầu năm 2023.
Theo Monochrome Watches
Quảng cáo