Ngay sau khi chiếc máy Asus ROG Ally được bán chính thức ra thị trường, iFixit đã trên tay và mổ bụng chiếc PC handheld mới nhất từ Asus. Tiêu đề của iFixit có đoạn “nhưng”, rất dễ khiến mọi người lầm tưởng có vấn đề gì đó liên quan tới thiết kế của chiếc máy, qua đó ngăn cản người dùng tự sửa chữa hoặc thay thế linh kiện. Hóa ra không phải vậy. Cái “nhưng” ở đây được iFixit dùng để mô tả việc phần cứng với chip Z1 Extreme của ROG Ally bị kìm hãm bởi phần mềm và hệ điều hành Windows 11, vốn chưa được tối ưu cho form factor máy tính cầm tay, màn hình cảm ứng kích thước nhỏ, cũng như việc vận hành nặng nề ngốn RAM ảnh hưởng tới hiệu năng chơi game và thời lượng pin của máy.
Còn lại, ngoại trừ màn hình, tất cả mọi linh kiện và PCB bên trong ROG Ally đều được cố định bằng ốc vít chứ không phải keo dán, kể cả cục pin 40 Wh bên trong chiếc máy. Đương nhiên, để tháo toàn bộ mọi linh kiện của ROG Ally, anh em sẽ phải đánh đổi việc mất bảo hành chính hãng, vì dán đè lên những con ốc Philips 4 cạnh là những tem bảo vệ. Những cái tem này chỉ cần bị phát hiện biến dạng, Asus hoàn toàn có thể từ chối bảo hành máy cho anh em.
Còn lại, ngoại trừ màn hình, tất cả mọi linh kiện và PCB bên trong ROG Ally đều được cố định bằng ốc vít chứ không phải keo dán, kể cả cục pin 40 Wh bên trong chiếc máy. Đương nhiên, để tháo toàn bộ mọi linh kiện của ROG Ally, anh em sẽ phải đánh đổi việc mất bảo hành chính hãng, vì dán đè lên những con ốc Philips 4 cạnh là những tem bảo vệ. Những cái tem này chỉ cần bị phát hiện biến dạng, Asus hoàn toàn có thể từ chối bảo hành máy cho anh em.
Để tiếp cận bo mạch chủ của ROG Ally, việc đầu tiên cần làm là tháo cục pin cố định bằng vài con ốc, kết nối với bo mạch của máy bằng cáp nối. Kế đến là tháo tấm dán cách nhiệt bảo vệ người dùng khỏi nhiệt độ của cụm heatsink hai quạt tản nhiệt chủ động trên chiếc máy, gỡ cả quạt lẫn coldplate làm mát trực tiếp cho chip Z1 Extreme.
Ngay dưới tấm dán cách nhiệt là SSD M.2 format 2240, tiêu chuẩn, hệt như giải pháp trang bị bên trong Xbox Series X, Steam Deck hay vài chiếc máy laptop đang có trên thị trường hiện giờ. Nhờ việc sử dụng phần cứng tiêu chuẩn, dễ mua và thay thế, việc nâng cấp ổ cứng từ 512GB lên 2, 4 hay thậm chí là 8TB cũng dễ dàng hơn nhiều.
Một lời khen nữa dành cho ROG Ally, đó là hai bên cần analog, kết hợp thêm cụm mô tơ rung phục vụ nhu cầu chơi game đều được thiết kế dạng module. Tất cả đều kết nối với bo mạch phụ bằng cáp ribbon, không phải hàn chết trên bo, tháo ra thoải mái để thay thế, sửa chữa. Cái này là một ưu điểm rất rõ ràng, vì cần analog dạng chiết áp đo vị trí nhờ thay đổi hiệu điện thế rất có khả năng xảy ra tình trạng trôi, hệt như những gì đã xảy ra với tay cầm Xbox, tay cầm PlayStation, hay thậm chí là cả Nintendo Switch và Steam Deck. Khả năng tháo rời chỉ bằng một cái tua vít sẽ cho phép cộng đồng modder cải thiện độ bền của hai cần analog, ví dụ thay chúng bằng cảm biến hiệu ứng Hall chẳng hạn.
Hiện giờ bên Trung Quốc có rất nhiều đơn vị, Gulikit chẳng hạn, tạo ra và bán những cụm cần analog cho đủ các sản phẩm phổ biến, từ Steam Deck đến Nintendo Switch, hay cả DualSense nữa. Kết hợp những sản phẩm dạng “aftermarket” này với khả năng dễ sửa chữa của ROG Ally, chiếc máy sẽ vận hành bền bỉ hơn rất nhiều nếu người dùng muốn nâng cấp. Đổi lại cho sự tiện dụng đó, như đã nói, là mất bảo hành chính hãng.
Quảng cáo
Sau khi hai PCB với hai cần analog và mô tơ rung phản hồi khi chơi game được tháo ra, thì vẫn chỉ cần đúng một cái tua vít mở những con ốc Philips, dàn heatsink ống đống dẫn tới hai quạt tản nhiệt có thể được tháo rời, để lộ bo mạch chủ với chip AMD Ryzen Z1 Extreme và 4 chip RAM tổng cộng 16GB bên dưới. Ngay cả nút nguồn đặt ở cạnh trên của chiếc máy cũng cố định bằng ốc vít và nối với bo mạch chủ bằng cáp dẹt.
Gỡ xong mainboard của ROG Ally, tiếp tục sẽ thấy hai cụm đèn RGB phát sáng xung quanh hai cần analog, cũng cố định bằng hai ốc vít.
Quảng cáo
iFixit nhấn mạnh, vì lý do thiết kế mỹ thuật công nghiệp, màn hình của ROG Ally buộc phải dán cố định vào lớp vỏ của chiếc máy. Nhưng ngoại trừ việc phải cậy lớp keo dán ở 4 cạnh viền màn hình, tháo chiếc màn hình này ra không hề khó một chút nào:
Đọc thêm thông tin về Asus ROG Ally:
Có 18 triệu nếu không mua ROG Ally thì chọn linh kiện ráp gaming desktop ra sao?
Bữa trước mình thấy có giá mở đặt hàng trước của ASUS Ally là 17.99 triệu nên nảy ra suy nghĩ như tựa đề bài viết. Chi phí 18 triệu có thể tự chọn linh kiện rồi ráp dàn máy hoàn chỉnh để chơi game hay không thì câu trả lời là có, tuy nhiên khá căng…
tinhte.vn
Chơi thử vài tựa game từ nhẹ đến nặng trên ROG Ally
Trong chủ đề bài viết này, mình muốn chia sẻ với anh em về việc chúng ta sẽ chơi game trên ROG Ally như thế nào, game nào chơi được. Lưu ý với anh em ngay từ đầu đó là đây chưa phải là chiếc máy chính thức…
tinhte.vn
Trên tay ROG Ally: đối thủ xứng tầm của Steam Deck và Ayaneo 2
ROG Ally có thể nói là một thiết bị chơi game cầm tay (gaming handheld) tốt nhất ở thời điểm hiện tại. Nó hội tụ nhiều yếu tố, nhiều điểm mạnh khác nhau từ những đối thủ để tạo ra một thiết bị phục vụ nhu cầu chơi game và dĩ nhiên cả công việc nữa…
tinhte.vn
Nhìn thị trường PC handheld bùng nổ mới nhận ra, Nintendo đã đúng mấy năm nay
Có lẽ tuần trước, thiết bị công nghệ được nhắc tới nhiều nhất tại Việt Nam chính là chiếc handheld PC Asus ROG Ally. Kết hợp phần cứng với sức mạnh ngang ngửa chiếc PS4 Pro vào trong một cái form factor nhỏ gọn đủ bỏ vào ba lô mang đi khắp mọi nơi…
tinhte.vn
Valve: Ra mắt máy cạnh tranh trực tiếp với Steam Deck là điều tuyệt vời
Đó là tuyên bố trên trang Twitter chính thức của Steam Deck: “Chúc mừng Asus đã ra mắt chiếc máy ROG Ally. Chúng tôi háo hức được thấy hệ sinh thái máy PC cầm tay phát triển, tạo điều kiện cho mọi người có thêm nhiều cách chơi những game họ thích…
tinhte.vn