Camera giám sát Reoqoo

Camera giám sát Reoqoo


Mừng hay lo? Nên làm gì khi giá cà phê tăng?

ThuQuynh38
23/4/2024 9:54Phản hồi: 0
Mừng hay lo? Nên làm gì khi giá cà phê tăng?
Năm nay giá cà phê Việt Nam tăng vùn vụt. Tính đến ngày 23/04/2024, giá cà phê trong nước đã cán mốc 127.000 đồng/ kg và có khả năng đang ngắm tới vị trí 130.000 đồng/ kg nếu tình hình thời tiết không cải thiện hơn. Giá cao, những tưởng người nông dân sẽ phấn khởi, nhưng khí hậu khô dai dẳng đã khiến nhiều diện tích cà phê “chết” cháy.

Nông dân khổ, đại lý cà phê hay công ty cà phê cũng khổ. Nay bán một giá, mai thậm chí giá còn cao hơn. Nhiều công ty thậm chí còn phải gồng lỗ để nhập cà phê.

Bài viết này sẽ phân tích thêm về cách thức để đại lý và doanh nghiệp kinh doanh cà phê giảm bớt rủi ro khi kinh doanh cà phê “được giá mất mùa”.

Đối với đại lý/ doanh nghiệp kinh doanh cà phê, chúng ta chỉ có hoạt động đó là nhập cà phê về để có cà phê mà bán ra. Dù lường được rằng giá cà phê tuần sau vẫn còn tăng, nhưng nếu khách hàng muốn mua từ bây giờ thì cũng phải bán với giá hiện tại. Đối với những hợp đồng dài hạn hơn, giá cà phê thậm chí có thể tăng trên cả mức thỏa thuận ban đầu.

Ví dụ tháng 4 Đại lý A hẹn người nông dân giao 20 tấn cà phê với giá 98 triệu/ tấn vào 1 tháng sau (tức tháng 6) và đã ký hợp đồng giao 20 tấn cà phê này cho khách hàng với giá 120 triệu/ tấn. Tuy nhiên, đến tháng 6, giá cà phê tăng vọt lên 128 triệu/ tấn, người nông dân từ chối bán với giá 98 triệu mà phải trả 128 triệu mới bán. Đến ngày nhận, Đại lý A lúc này bắt buộc phải mua với giá 128 triệu nếu không còn nguồn cung cấp nào có đủ khối lượng và đạt được chất lượng cà phê như vậy. Bán cho khách với giá 120 triệu nhưng phải trả 128 triệu. Giả sử có đến 10 khách như vậy thì đúng là nguy.


Một trường hợp khác, kể cả khi không lỗ mà vẫn lãi đi, nghĩa là thời điểm đó giá cà phê chỉ tăng lên đến 110 triệu/tấn, vậy khi bán đi vẫn lãi được 10 triệu/ tấn. Nhưng rõ ràng, ai chẳng thích nhập vào với giá 98 triệu thay vì 110 triệu.

Vậy làm sao bây giờ?

Thật ra phương pháp này đã tồn tại rất lâu và được áp dụng nhiều ở thị trường thế giới, tuy nhiên ở Việt Nam, thực sự cách này vẫn còn khá mới và thường bị nhầm với hoạt động đầu tư hay đầu cơ.

Cụ thể, các đại lý và doanh nghiệp kinh doanh cà phê cần áp dụng phương pháp Phòng vệ giá để đảm bảo một mức giá ổn định cho hàng hóa, tránh các biến động từ thị trường, thậm chí tối đa lợi nhuận thu được.

Phương pháp Phòng vệ giá này sẽ được tiến hành trên thị trường Hàng hóa phái sinh do Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam (MXV) liên thông với các thị trường quốc tế.

Cụ thể, đại lý và doanh nghiệp khi nhập 20 tấn cà phê với giá 98 triệu/ tấn để bán thì cũng đồng thời mua hợp đồng 20 tấn cà phê trên thị trường Hàng hóa phái sinh với kỳ hạn tương tự như thời điểm bán 20 tấn cho khách hàng. Khi giá tăng vào tháng 6, đại lý và doanh nghiệp chốt hợp đồng trên thị trường Hàng hóa phái sinh với giá tại thời điểm đó là 128 triệu/ tấn và dùng phần lợi nhuận đó để bù vào việc kinh doanh thực tế.

Vậy khi giá cà phê hết đợt tăng mà chuyển sang giảm thì sao, khi cà phê chuyển sang được mùa nhưng mất giá thì sao? Câu trả lời là đại lý và doanh nghiệp hãy bán hợp đồng cà phê thay vì mua. Trên thị trường hàng hóa phái sinh, ta có thể BÁNKHÔNG CẦN CÓ HÀNG ĐỂ BÁN, hay còn được gọi là Bán khống.

Khi Đại lý B nhập 20 tấn cà phê để bán vào tháng 8 và dự kiến rằng đến tháng 8 này sẽ có mưa, cà phê sẽ được mùa và giá sẽ giảm đi. Vậy nếu thời điểm này nhập với giá 128 triệu/ tấn, thì đến tháng 8 giao hàng có khi giá thị trường đã xuống đến 100 triệu rồi. Vậy khi Đại lý B nhập 20 tấn cà phê với giá 128 triệu/ tấn, Đại lý này đồng thời bán hợp đồng cà phê 20 tấn với giá 128 triệu trên thị trường Hàng hóa phái sinh. Chờ đến tháng 8 - thời điểm giao cà phê cho khách, Đại lý chốt hợp đồng cà phê trên thị trường khi giá xuống 100 triệu. Vậy là Đại lý vẫn có thể thu được lợi nhuận kể cả khi tình hình kinh doanh thực tế không mấy khả quan.

Quảng cáo



Có thể nói Phòng vệ giá là công cụ hữu hiệu để đại lý và doanh nghiệp có thể giảm thiểu rủi ro và đạt được lợi nhuận tối đa trong bất kì trường hợp nào. Tuy nhiên, để có thể Phòng vệ giá thành công, đại lý và doanh nghiệp cần hiểu rất rõ về thị trường và dự đoán được các biến động của thị trường.

Công ty cổ phần Giao dịch hàng hóa Đông Nam Á (SACT) là một trong những công ty hàng hóa phái sinh uy tín hàng đầu tại Việt Nam, là thành viên kinh doanh của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam. SACT được sự cho phép và bảo lãnh của Sở giao dịch hàng hóa Việt Nam để hoạt động trên tất cả các lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, bao gồm: Phòng vệ giá, tư vấn tài chính, tư vấn đầu tư hàng hóa phái sinh, bảo hiểm rủi ro hàng hóa,…

Để được hỗ trợ thêm về Phòng vệ giá, đặc biệt là Phòng vệ giá với sản phẩm cà phê, các đại lý và doanh nghiệp vui lòng liên hệ qua hotline (24/7): 0766 0808 03.


CÔNG TY CỔ PHẦN GIAO DỊCH HÀNG HÓA ĐÔNG NAM Á
Hotline: 0766 0808 03
Website: https://hanghoaphaisinh.com/
Trụ sở: CT36A Định Công - Hoàng Mai - Hà Nội

Quảng cáo


Chi nhánh: Tầng 2, số 75 Hoàng Văn Thụ - Phường 15 - Phú Nhuận - Tp.Hồ Chí Minh
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019