NAS Synology - Giải pháp lưu trữ chuyên nghiệp cho các nhiếp ảnh gia

viettuans
4/7/2024 8:29Phản hồi: 0
NAS Synology - Giải pháp lưu trữ chuyên nghiệp cho các nhiếp ảnh gia
Bạn là 1 nhiếp ảnh gia ? Dù bạn là Amateur hay Professional thì điểm chung của 1 nhiếp ảnh gia hiện nay chính là số lượng hình ảnh hay video được ghi lại có thể lên tới hàng trăm, hàng nghìn thậm chí hàng triệu file dữ liệu. Vậy bài toán được đặt ra ở đây là làm cách nào để lưu trữ và quản lý hiệu quả kho dữ liệu khổng lồ trên mà không xảy ra tình trạng mất file, dính virus... Vậy thì hãy cùng mình khám phá 1 giải pháp lưu trữ chuyên nghiệp cho các nhiếp ảnh gia đến từ NAS Synology. Liệu giải pháp này có giải quyết được vấn đề mà bạn đang gặp phải. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

Thực trạng lưu trữ dữ liệu của nhiếp ảnh gia hiện nay

Yếu tố quan trọng nhất mà mọi nhiếp ảnh gia hiện nay đều chú trọng chính là cách thức lưu trữ và quản lý hình ảnh sao cho an toàn và bảo mật. Vì vậy, việc đầu tư vào thiết bị lưu trữ đáng tin cậy là yếu tố tiên quyết nếu bạn muốn theo công việc này lâu dài.

Hiện nay, thiết bị lưu trữ được các nhiếp ảnh gia thường xuyên sử dụng nhất đó chính là ổ cứng SSD rời bởi thiết kế nhỏ gọn, dung lượng lớn cũng như tốc độ đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn rất nhiều so với ổ HDD truyền thống. Điều này giúp tăng hiệu quả trong quá trình làm việc, sao chép file ảnh hay video source vào thiết bị như laptop, PC để hậu kỳ.
Hầu hết trong túi đồ của các nhiếp ảnh gia, bạn có thể tìm thấy ít nhất 2 chiếc ổ cứng SSD rời của các hãng như Sandisk, Kingston để làm ổ lưu trữ dự phòng. Đó là lựa chọn backup tuyệt vời vì các nhiếp ảnh gia có thể truyền hình ảnh và tập tin, sau đó truy cập vào những dữ liệu đó ngay lập tức, mọi lúc mọi nơi và trên mọi thiết bị. Nếu bạn đã làm lâu trong nghề, chắc chắn rằng số lượng ổ cứng được sử dụng để lưu trữ mà bạn phải đầu tư sẽ vô cùng lớn.
Ngoài ra, nhiếp ảnh gia cũng sẽ lưu trữ dữ liệu hình ảnh trên điện thoại để đơn giản hóa việc hậu kỳ và upload lên các mạng xã hội hình ảnh trong thời gian ngắn.
Làm lâu năm trong nghề, chắc chắn rằng anh em có thể sẽ gặp phải 1 trong những vấn đề dưới đây:
  • 1 ngày máy tính bị hỏng, hỏng ổ cứng hay là mất điện thoại đồng nghĩa với việc mất hết tất cả dữ liệu trên. Vậy thì bạn sẽ làm gì? Bạn sẽ ngồi than khóc hay tìm kiếm các dịch vụ cứu hộ dữ liệu với giá thành siêu đắt đỏ?
  • Anh em có quá nhiều job và nhiều file hình ảnh, video cần hậu kỳ. Việc thuê các freelancer cùng ngành khác để chỉnh sửa hình ảnh từ xa là 1 điều tất yếu . Vậy làm như thế nào để có thể gửi 1 lượng dữ liệu hình ảnh hay video có thể lên tới hàng TB qua Internet để làm việc trực tuyến 1 cách mượt mà.
  • Trong trường hợp đi ra ngoài, anh em quên không mang theo ổ cứng rời có lưu File. Vậy thì làm cách nào để có thể truy cập dữ liệu để phục vụ cho công việc hay là gửi cho khách hàng?
Vậy thì ngay sau đây, hãy cùng mình thảo luận về 1 giải pháp lưu trữ dữ liệu toàn diện dành cho nhiếp ảnh gia, đáp ứng được 4 tiêu chí lớn là:
  1. An toàn: Không lo mất dữ liệu, hỏng file.
  2. Lưu trữ tập trung: Quản lý, backup mọi hình ảnh, video của bạn trên cùng 1 nền tảng. Qua đó truy xuất dữ liệu dễ dàng hơn.
  3. Truy cập mọi lúc mọi nơi thông qua Internet: Bạn đi cafe hay bất cứ đâu và muốn truy cập để lấy dữ liệu công việc và gửi cho khách hàng.
  4. Tối ưu chi phí: Tiêu chí này thì bất kỳ anh em trong nghề nào cũng muốn.
[​IMG]

Nhiếp ảnh gia 2024 đang sử dụng giải pháp lưu trữ gì?

Chúng ta sẽ đi qua các giải pháp lưu trữ từ phổ thông cho tới chuyên nghiệp dành cho nhiếp ảnh gia hiện nay. Bắt đầu với ổ cứng HDD, ưu điểm duy nhất của giải pháp này chắc hẳn anh em đều biết đó chính là giá thành siêu rẻ. Tuy nhiên, ổ cứng HDD lại có đủ hết các nhược điểm, từ tốc độ đọc/ghi không cao, không an toàn cho tới khả năng truy cập bị giới hạn chỉ 1 người duy nhất. Tại thị trường Việt Nam, không khó để anh em lựa chọn cho mình 1 ổ cứng HDD từ nhiều hãng như WD, Toshiba, Seagate với giá thành rơi vào khoảng trên dưới 1 triệu cho 1 TB dữ liệu. Với các phiên bản dung lượng thấp hơn 500GB thì giá thành sẽ dễ thở hơn. Nhưng tin mình đi, mua ổ cứng 500GB chỉ dình cho những anh em mới vào nghề nhiếp ảnh, chưa lưu trữ nhiều.

Đến với giải pháp tiếp theo, ổ cứng thể rắn SSD sẽ sở hữu rất nhiều ưu điểm vượt trội hơn so với ổ cứng HDD. Có thể kể đến như:
  • Tốc độ đọc/ghi dữ liệu nhanh hơn rất nhiều, phù hợp chép file tốc độ cao từ ổ cứng vào laptop hay PC để hậu kỳ.
  • Kích thước nhỏ gọn, dễ dàng mang đi bên mình đặc biệt là các dòng ổ cứng rời.
Tuy nhiên, điểm hạn chế của ổ cứng SSD lại có thể làm anh em đau ví bởi chi phí cho 1 ổ SSD có thể đắt gấp đôi so với HDD. 2 triệu đồng cho 1 TB dữ liệu - Quá chát với 1 số anh em vào nghề.
Bên cạnh đó, ổ cứng SSD bị hỏng có thể đối mặt với nguy cơ mất dữ liệu hoàn toàn khi hiện nay chưa có giải pháp nào để cứu dữ liệu trên ổ cứng SSD. Dữ liệu của SSD được lưu trữ trên các chip nhớ flash chứ không lưu trữ trên các đĩa từ tính như ổ HDD nên việc khôi phục dữ liệu là khó khăn hơn.
Giải pháp thứ 3 mà mình muốn nói tới chính là lưu trữ đám mây - Giải pháp không còn quá xa lạ với hầu hết người dùng hiện nay. Google Drive, One Drive, Dropbox đều là những dịch vụ lưu trữ quen thuộc không chỉ với anh em nhiếp ảnh gia mà còn thông dụng trong hầu hết các lĩnh vực hiện nay.
Anh em sẽ Upload dữ liệu hình ảnh, video lên 1 trong những dịch vụ lưu trữ đám mây trên. Ưu điểm của giải pháp này chính là rất an toàn bởi dữ liệu được lưu trên máy chủ của bên thứ 3 có hỗ trợ backup giới hạn. Dù bạn có xóa hay ghi đè dữ liệu thì đều có thể phục hồi.
Ưu điểm lớn nhất của lưu trữ đám mây chính là khả năng truy cập dữ liệu từ bất cứ đâu, miễn là anh em có kết nối internet ổn và đủ nhanh. Làm việc từ xa với freelancer cực kỳ đơn giản khi anh em chỉ cần gửi link liên kết của thư mục dữ liệu. Để an toàn hơn thì giới hạn đối tượng người xem.
Tuy nhiên, nói nhiều về ưu điểm thì cũng không che đậy được nhược điểm. 1 hạn chế của lưu trữ đám mây phải đề cập đến chính là chi phí duy trì về lâu dài sẽ vô cùng lớn. Bạn sẽ cần trả phí duy trì hàng tháng hoặc hàng năm cho dịch vụ đám mây hiện có. Hiện nay, Google Drive cung cấp gói lưu trữ cao nhất là 2 TB với chi phí vào khoảng 225.000/ 1 tháng. Đối với Dropbox, gói dịch vụ cao nhất lên tới 9TB với chi phí rời vào 15 đô/1 người cho 1 nhóm chia sẻ 3 thành viên.
Đứng trước những giải pháp trên, anh em sẽ cần phải “cân đo đong đếm” cái này hơn cái kia ở điều gì, cái này thua cái kia ở điều gì?. Vậy thì ngay sau đây, mình sẽ giới thiệu 1 giải pháp tổng thể có thể giải quyết hầu hết các hạn chế của 3 giải pháp trên cũng như cung cấp đầy đủ 4 tiêu chí mà mình đã nói ở phần trên. Đó chính là NAS Synology.

NAS Synology có thể làm được gì?

Hiện nay, tại thị trường Việt Nam sẽ quen thuộc với các dòng NAS như:


  • D.I.Y NAS: Dành cho anh em thích vọc vạch, tự build chiếc máy tính thành NAS với các linh kiện có mức chi phí rẻ nhất.
  • Enterprise NAS: Hệ thống NAS dành cho doanh nghiệp hay các tập đoàn. Hệ thống NAS này thường có cấu hình mạnh mẽ, khả năng lưu trữ khổng lồ, hỗ trợ số lượng người dùng truy cập đồng thời lên tới hàng trăm users. Tất nhiên là chi phí đầu tư của Enterprise NAS sẽ vô cùng lớn, và không thuộc nhu cầu của anh em nhiếp ảnh gia.
  • NAS chuyên nghiệp: Hiện nay NAS Synology và QNAP sẽ là 2 cái tên được phần lớn người dùng Việt Nam lựa chọn. Mình sẽ nói sâu hơn về NAS Synology trong bài viết hôm nay.
NAS Synology hiện đang được phân phối chính hãng tại Việt Nam với giá thành tốt. Cấu hình phần cứng, phần mềm cũng như hệ điều hành của NAS Synology được tối ưu tốt, thân thiện với người dùng.
Khi đầu tư ban đầu, mình sẽ khuyến khích anh em nhiếp ảnh gia nên lựa chọn các sản phẩm NAS Synology 4 khay thay vì 2 khay, Điều này sẽ tối ưu chi phí cho anh em trong tương lai khi phải mở rộng dung lượng lưu trữ. Chỉ cần lắp thêm ổ cứng vào NAS để tăng dung lượng, thay vì phải đổi mới cả thiết bị NAS Synology sẽ tốn kém hơn rất nhiều.
Vậy NAS Synology có thể làm được những gì để đáp ứng 4 tiêu chí mà mình đã kể trên? Hãy bắt đầu với yếu tố hàng đầu là An toàn dữ liệu.

Quảng cáo


An toàn dữ liệu

Thực tế để nói, NAS Synology hay bất kỳ giải pháp NAS hiện nay sẽ bảo vệ dữ liệu hình ảnh, video của nhiếp ảnh gia dựa trên cơ chế sao lưu Backup. Và 3 - 2 -1 sẽ là quy tắc sao lưu được NAS Synology áp dụng, để giải thích cho anh em nào chưa biết thì cơ chế sao lưu 3 - 2 - 1 có nghĩa là:


Dữ liệu hình ảnh, video của anh em sẽ được tạo thành 3 bản sao.
  • 2 bản sao sẽ được lưu trữ cục bộ trên các thiết bị của bạn như NAS chính và NAS thứ cấp.
  • 1 bản sao còn lại sẽ được lưu trữ ở nền tảng khác có thể là lưu trữ đám mây hay máy chủ lưu trữ từ xa. Trong trường hợp 2 bản sao cục bộ gặp sự cố thì bạn vẫn sẽ có bản sao từ xa để khôi phục.
Hệ điều hành DSM của Synology cung cấp 1 loạt các tính năng sao lưu mạnh mẽ giúp bảo vệ dữ liệu hình ảnh, video của nhiếp ảnh gia. Có thể kể đến như Synology Hyper Backup, Snapshot Replication. Dữ liệu sẽ được bảo vệ 1 cách toàn diện, áp dụng cơ chế 3 - 2 - 1 sao lưu đa phiên bản với dữ liệu được tối ưu về dung lượng.
Bên cạnh đó, không thể không đề cập đến chế độ mảng đĩa RAID. Các dòng thiết bị lưu trữ NAS Synology hiện nay hỗ trợ rất nhiều tùy chọn RAID, chẳng hạn như RAID 0,1, 5, 6 và 10.
Mình sẽ lấy ví dụ về RAID 1 trên NAS Synology nếu anh em có 2 ổ cứng trong thiết bị NAS Synology. Khi chép dữ liệu hình ảnh, Project video vào NAS thì dữ liệu sẽ được nhân đôi lên và lưu trữ đồng thời trên 2 ổ cứng. Vì vậy, trong trường hợp 1 ổ cứng bị hỏng thì anh em vẫn sẽ có ổ cứng còn lại vẫn còn nguyên dữ liệu để sử dụng cho dự án.
Ngoài ra, hệ điều hành Synology DSM cũng cung cấp ứng dụng Cloud Sync, khi bạn sao chép dữ liệu vào NAS cục bộ thì dữ liệu cũng sẽ được upload lên các dịch vụ đám mây như Google Drive, Dropbox, Azure Storage 1 cách tự động. Vì vậy, bạn đã có sẵn bản sao lưu từ xa để phục vụ cho việc khôi phục dữ liệu.
Hiện tại, các nhiếp ảnh gia thường sử dụng ổ cứng SSD bởi tốc độ đọc/ghi trung bình nhanh hơn rất nhiều (220 ~ 550Mb/s) so với tốc độ của ổ cứng HDD (50 ~ 120Mb/s). Tuy nhiên, khi sử dụng ổ cứng HDD trên NAS Synology, anh em có thể nhận được tốc độ ngang ngửa so với sử dụng SSD.
RAID 0 là tùy chọn để nâng cao tốc độ truyền tải dữ liệu. Khi chép dữ liệu vào NAS Synology, dữ liệu sẽ được chia đều ra từng ổ cùng lúc. Ví dụ nếu bạn có 1 thư mục hình ảnh 8 TB thì sẽ chia đều trên 4 ổ cứng là 2TB 1 ổ. Vì vậy, tốc độ sao chép dữ liệu có thể được nhân lên 4 lần, thậm chí là cao hơn nếu bạn sử dụng NAS có số lượng bays cao hơn. Tuy nhiên, RAID 0 cũng tiềm ẩn nguy cơ hỏng hóc dữ liệu cao hơn bởi, RAID 0 được thiết kế để nhắm tới việc tăng tốc dữ liệu thuần túy chứ không tạo ra bản sao lưu đồng thời trên các ổ cứng khác. Vì vậy, nếu một đĩa cứng gặp trục trặc thì dữ liệu lưu trong ổ cứng đó sẽ bị mất, gây gián đoạn cho quá trình tổng hợp dữ liệu.

Tốc độ truyền tải

Tốc độ truyền tải là yếu tố thứ 3 mà mình muốn đề cập đến. Ngoài ra, tốc độ truyền tải dữ liệu của NAS Synology sẽ phụ thuộc vào đường truyền mạng mà anh em đang sử dụng. Nếu làm việc trong mạng LAN nội bộ, tốc độ Upload hay Download file ảnh, video của anh em sẽ vô cùng nhanh. Đặc biệt, ngay cả khi internet gặp vấn đề thì nhiếp ảnh gia vẫn có thể truy cập vào dữ liệu trong NAS Synology thông qua mạng LAN.

Quảng cáo


Khi upload dữ liệu hình ảnh hay video lên NAS Synology, anh em sẽ không cần phải chờ preview file quá lâu, gần như có thể nhấn vào và xem luôn.
Khi download hình ảnh hay video về thiết bị cá nhân, các nhiếp ảnh gia hoàn toàn có thể lựa chọn các file dữ liệu cần tải về. Tốc độ phản hồi cực nhanh, quá trình tải xuống bắt đầu ngay tức thì. Điều này mang tới lợi thế vượt trội của NAS Synology so với Google Drive hay các dịch vụ đám mây khác, cần phải trải qua 1 bước quét virus, nén dữ liệu thì mới có thể tải xuống được.


Lưu trữ tập trung, chia sẻ hiệu quả

NAS Synology cung cấp cho nhiếp ảnh gia 1 giải pháp lưu trữ và quản lý dữ liệu tập trung. Mọi dữ liệu hình ảnh, video được ghi lại trên các thiết bị của anh em sẽ được sao lưu, đồng bộ 1 cách nhanh chóng lên thiết bị NAS. Hệ điều hành DSM của Synology cung cấp ứng dụng kho ảnh Synology Photo với nhiều tính năng hiệu quả sẽ giúp đỡ anh em trong việc quản lý kho ảnh khổng lồ. Có thể kể đến như: Trí thông minh AI giúp hỗ trợ phân chia hình ảnh thành các album khác nhau dựa trên các tiêu chí như: Địa điểm, đối tượng, thẻ Tag…

Việc tìm kiếm hình ảnh sẽ dễ dàng hơn khi bạn chỉ cần tìm kiếm keyword trên thanh tìm kiếm hoặc tùy chỉnh bộ lọc Filter dựa trên các tiêu chí như Date taken, vị trí địa lý , thẻ tag.
Việc chia sẻ dữ liệu cũng cực kỳ đơn giản, bạn có thể tạo liên kết chia sẻ cho file dữ liệu cụ thể hoặc cả 1 thư mục hình ảnh và video để chia sẻ cho Freelancer làm việc từ xa hoặc khách hàng sau khi đã hậu kỳ.
Lấy ví dụ, anh em nhiếp ảnh gia có thể phân quyền truy cập vào thư mục hình ảnh cần hậu kỳ được lưu trên NAS Synology cho freelancer. Đồng thời, dữ liệu hình ảnh hay video sẽ được đồng bộ ngay lập tức sang máy của Freelancer khi anh em upload dữ liệu vào.
1 lợi thế nữa của NAS Synology so với các dịch vụ đám mây đó chính là việc Upload và Download dễ dàng hơn. Chẳng hạn như dịch vụ đám mây Dropbox, mình sẽ cần phải tốn thêm 1 bước Upload và bạn Freelancer sẽ phải Download dữ liệu để thực hiện hậu kỳ.
Còn đối với NAS Synology, dữ liệu được lưu sẵn trong NAS Synology và bạn Freelancer có thể truy cập vào và Download ngay tức thì.

Tối ưu chi phí

Đối với yếu tố tối ưu chi phí, Ngon bổ rẻ thì anh em nhiếp ảnh nào cũng đều thích. Hãy cùng mình thảo luận về mặt chi phí đi. Đối với Google Drive thì anh em sẽ cần chi trả hơn 2 triệu VND trên 1 năm cho 2 TB dung lượng lưu trữ. Tính khoảng 7 ~ 8 TB thì con số này có thể lên tới gần 8 triệu VND.

Đối với NAS Synology, mình sẽ ví dụ với NAS Synology DS723+ với cấu hình 2 ổ HAT3300 4T cũng của Synology. Tổng đầu tư ban đầu cho hệ thống NAS này rơi vào khoảng 19 triệu VND, gồm 13 triệu cho NAS, 6 triệu cho 2 ổ cứng. Tính sang Google Drive thì rơi vào khoảng gần 3 năm sử dụng.
Về mặt kinh tế chắc hẳn anh em sẽ thấy không bên nào hơn bên nào. Tuy nhiên, đối với Google Drive anh em nhiếp ảnh gia sẽ không phải trả nguyên 1 cục, có thể dàn tiền ra và trả theo từng tháng, từng năm. Nhưng chi phí duy trì dịch vụ vẫn sẽ kéo dài đến năm thứ 4 và thứ 5.
Đối với NAS Synology, các nhiếp ảnh gia sẽ cần chi trả khoản đầu tư ban đầu khá lớn, song về lâu dài có thể nâng cấp dung lượng lưu trữ theo nhu cầu sử dụng. Nếu may mắn, thiết bị lưu trữ NAS Synology của anh em có thể hoạt động lên tới 7 - 8 năm là chuyện bình thường. Vì vậy, NAS Synology đã đang và sẽ là giải pháp lưu trữ tối ưu được rất nhiều anh em trong nghề nhiếp ảnh lựa chọn để bảo vệ dữ liệu.

Tổng kết

Trên đây mình đã giới thiệu cho anh em nhiếp ảnh gia về giải pháp lưu trữ chuyên nghiệp đến từ thương hiệu NAS Synology. Có thể nói NAS Synology hỗ trợ các nhiếp ảnh gia lưu trữ được nhiều hơn, mở rộng linh hoạt hơn cũng như làm việc và chia sẻ file hiệu quả hơn giữa các người dùng. Hi vọng rằng anh em nhiếp ảnh đã có những kiến thức và thông tin bổ ích về giải pháp lưu trữ NAS Synology dành cho nhiếp ảnh gia. Đừng quên theo dõi những nội dung hấp dẫn về giải pháp lưu trữ NAS Synology sẽ được đăng tải trên diễn đàn trong thời gian sắp tới bởi Việt Tuấn.
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019