NASA sẽ phóng vệ tinh thăm dò TESS chuyên săn lùng ngoại hành tinh vào năm 2017

bk9sw
5/8/2016 12:45Phản hồi: 12
NASA sẽ phóng vệ tinh thăm dò TESS chuyên săn lùng ngoại hành tinh vào năm 2017
Kepler vẫn đang miệt mài giám sát bầu trời trong suốt hơn 7 năm qua nhưng nó sẽ không thể hoạt động vĩnh viễn. Chính vì vậy, NASA cần tiếp sức cho Kepler với TESS hay Transiting Exoplanet Survey Satellite, dự kiến được phóng lên quỹ đạo vào năm 2017. Vệ tinh này sẽ được giao nhiệm vụ săn tìm các ngoại hành tinh trong các dải phổ hồng ngoại và ánh sáng thấy được.

Cũng giống như Kepler, TESS sẽ sử dụng phương pháp dò tìm hành tinh bay cắt mặt (transit method) - phát hiện ngoại hành tinh dựa trên sự giảm sáng của ngôi sao mà nó bay quanh. Trong khi Kepler chỉ quan sát từng mảng không gian sâu, trường quan sát hẹp thì TESS sẽ quan sát tại vùng trời nông hơn với khoảng 200.000 ngôi sao trong vòng bán kính vài trăm năm ánh sáng tính từ Trái Đất.

TESS_02.jpg

Nhằm đơn giản hoá hoạt động tìm kiếm, trường quan sát hình cầu của TESS sẽ được chia thành 26 miếng hình vuông gối lên nhau tại cực bắc và nam. NASA cho biết: "Các hệ thống camera trên tàu sẽ liên tục quan sát mỗi ô vuông này trong chu kỳ 27 ngày và đo phổ ánh sáng thấy được từ các điểm sáng nhất cứ mỗi 2 phút." Dựa trên các đặc tính của hiện tượng giảm sáng, các nhà khoa học sẽ có thể xác định được độ lớn của ngoại hành tinh và nó mất bao lâu để quay hết một vòng quanh sao mẹ.

Exoplanet.png

TESS là một vệ tinh quan sát lớp Explorer, tức là khá nhỏ và sức mạnh không thể sánh bằng những kính thiên văn vũ trụ cỡ lớn như Hubble. Khoảng thời gian đo sáng 2 phút có vẻ như không nhiều bởi nó phải quan sát tại một khu vực rộng lớn hơn trên bầu trời sao. Tuy nhiên, nhờ sự chồng chéo vùng quan sát tại các cực nên một số địa điểm dường như sẽ được quan sát liên tục. Ý tưởng của NASA là TESS sẽ hoạt động phối hợp với vệ tinh quan sát lớp Observatory là James Webb (JWST) dự kiến được phóng vào năm 2018.

TESS_03.jpg

Một trong những mục tiêu quan trọng đối với TESS là khảo sát các vật thể ngắn hạn và các hiện tượng xảy ra thức thời, chẳng hạn như năng lượng ánh sáng thấy được đi kèm theo một chùm tia gamma. Ngoài ra, TESS bay theo một quỹ đạo Mặt Trăng mới được gọi là P/2 lần đầu tiên được NASA áp dụng. Quỹ đạo này cũng có hình elipse với Trái Đất nằm lệch tâm, mang lại trường quan sát rộng hơn cho TESS đồng thời duy trì sự cân bằng về lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Trái Đất. Với TESS và JWST, hiểu biết của chúng ta về hệ Mặt Trời sẽ tiếp tục được khai mở trong nhiều năm tới. TESS sẽ được phóng vào năm sau bằng tên lửa đẩy Falcon 9 FT.

Theo: ExtremeTech
12 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

OxJade
TÍCH CỰC
8 năm
Hình như mod thiếu dấu phẩy trong tiêu đề
@OxJade 1. NASA sẽ phóng vệ tinh thăm dò TESS, chuyên săn lùng ngoại hành tinh vào năm 2017

2. NASA sẽ phóng vệ tinh thăm dò, TESS - chuyên săn lùng ngoại hành tinh vào năm 2017

3. NASA sẽ phóng vệ tinh thăm dò TESS chuyên săn lùng ngoại hành tinh, vào năm 2017

4. NASA sẽ phóng vệ tinh thăm dò TESS, chuyên săn lùng ngoại hành tinh, vào năm 2017

5. NASA sẽ phóng vệ tinh thăm dò, TESS chuyên săn lùng ngoại hành tinh, vào năm 2017

NASA sẽ phóng vệ tinh thăm dò TESS chuyên săn lùng ngoại hành tinh vào năm 2017 có gì là không chuẩn đâu bạn. 😁
OxJade
TÍCH CỰC
8 năm
@Black Mamba Em ko chắc nên mới dùng chữ" hình như ",heheh
LẦN ĐẦU NGHE CHỮ "NGOẠI" HÀNH TINH, gg trans?
@king_of_mar1311 có lẽ bác ít khi đọc tin về thiên văn: https://tinhte.vn/tags/ngoai-hanh-tinh/
bác bấm vào cái link đó thì sẽ có hàng tá bài trên tinhte.vn về ngoại hành tinh hay exoplanet.
buonban2u
TÍCH CỰC
8 năm
NGOẠI" HÀNH TINH
Có khi nào chúng ta bắt được pokemon trên sao hoả không nhỉ. Hôm nay mình có con pokemon nó nằm trên đuờng dây điện mà mình ko dám leo lên sợ bị điện giật chết người.
Nên dùng cụm từ "hành tinh ngoài hệ Mặt Trời" thì chuẩn hơn là "ngoại hành tinh".
kalhe85
ĐẠI BÀNG
8 năm
Hình như là tia Gamma chứ mod 😁:D:D
http://science.hq.nasa.gov/kids/imagers/ems/gamma.html
@kalhe85 thanks bác đã nhắc :D
Mình thì không quan tâm chuyện bài viết có sai chính tả hay không, vì bài viết này đã cho mình nhiều thông tin mà mình chưa từng biết về TESS 😃

Là một "tín đồ" của Elon Musk và SpaceX, mình rất vui khi mà công ty này được NASA tín nhiệm giao cho SpaceX nhiệm vụ phóng một vệ tinh khoa học giá trị như vậy.

Mình có lập một trang Facebook cập nhật về tên lửa tái sử dụng Falcon 9 và các nhiệm vụ của SpaceX cho các bạn nào có hứng thú 😃

https://www.facebook.com/SpaceVietNam/

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019