NASA tìm ra bằng chứng cho thấy ngoại hành tinh cũng có tầng bình lưu giống Trái Đất

bk9sw
13/6/2015 13:9Phản hồi: 26
NASA tìm ra bằng chứng cho thấy ngoại hành tinh cũng có tầng bình lưu giống Trái Đất
WASP-33b_tầng_bình_lưu.jpg

Bằng kính thiên văn vũ trụ Hubble, các nhà khoa học tại NASA đã phát hiện ra tầng bình lưu - một trong những lớp chính của bầu khí quyển Trái Đất, xuất hiện trên một ngoại hành tinh khổng lồ, siêu nóng có tên gọi WASP-33b nằm ở chòm sao Andromeda cách chúng ta 378 năm ánh sáng. Qua phát hiện này, NASA hy vọng sẽ có thêm manh mối về cấu tạo của một hành tinh và cách nó được hình thành.

Tầng bình lưu trên ngoại hành tinh WASP-33b chứa các phân tử có thể hấp thụ tia cực tím (UV) và ánh sáng thấy được, đóng vai trò là một lớp "chống nắng" cho hành tinh. Cho đến hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa rõ liệu các phân tử này có thể được tìm thấy trong bầu khí quyển của các hành tinh to lớn, siêu nóng trong các hệ sao khác hay không.

Avi Mandell - một nhà khoa học hành tinh tại trung tâm nghiên cứu không gian Goddard của NASA, đồng tác giả nghiên cứu cho biết: "Một vài trong số các hành tinh kiểu như WASP-33b có nhiệt độ rất cao tại các lớp khí quyển trên cùng và về bản chất, nhiệt độ này sẽ được giải phóng vào không gian. Ở nhiệt độ cao, chúng tôi không kỳ vọng có thể tìm ra một bầu khí quyển chứa các phân tử có thể tạo nên cấu trúc đa lớp. "

Trong khí quyển Trái Đất, tầng bình lưu nằm phía trên tầng đối lưu - một khu vực có nhiều nhiễu động khí, hoạt động thời tiết và mây. Trong tầng đối lưu, nhiệt độ ấm hơn ở dưới và lạnh hơn ở trên cao. Tầng bình lưu ngược lại nhiệt độ sẽ tăng theo độ cao - một hiện tượng được gọi là đảo nhiệt. Trên Trái Đất, sự đảo nhiệt xảy ra bởi ozone trong tầng bình lưu hấp thụ quá nhiều bức xạ cực tím từ Mặt Trời, ngắn các bức xạ nguy hiểm này lọt xuống bề mặt, bảo vệ sinh quyển, do đó khiến tầng bình lưu ấm dần lên.

Sự đảo nhiệt tương tự cũng xuất hiện trong tầng bình lưu của nhiều hành tinh khác trong hệ mặt trời, chẳng hạn như sao Mộc và sao Thổ. Trong những trường hợp này, tác nhân gây nên sự đảo nhiệt là một nhóm các phân tử được gọi là hydrocarbon thay vì ozone. Mặc dù vậy, ozon hay hydrocarbon cũng không thể tồn tại được ở nhiệt độ cực cao trên hầu hết các ngoại hành tinh đã được biết đến, đang nằm ngoài hệ mặt trời của chúng ta. Điều này đã dẫn đến một cuộc tranh luận rằng liệu tầng bình lưu có tồn tại trên những ngoại hành tinh này hay không?


Để chấm dứt cuộc tranh luận dài hơi này, các nhà khoa học đã dùng kính Hubble để xác định sự đảo nhiệt trong bầu khí quyển của ngoại hành tinh WASP-33b. Họ đã phát hiện ra rằng phân tử trong khí quyển của WASP-33b gây nên hiện tượng đảo nhiệt là titanium oxide.

Theo lời của Korey Haynes - lãnh đạo nghiên cứu thì họ đã tìm ra 2 dấu hiệu rất thuyết phục cho giả thuyết ngoại hành tinh cũng có tầng bình lưu. Nhóm nghiên cứu đã phân tích hình ảnh thăm dò từ camera góc rộng số 3 của kính Hubble (WFC3). Chiếc camera này có thể thu được quang phổ của một khu vực cận hồng ngoại nơi thường có dấu hiệu của nước. Từ dải quang phổ này, nhóm nghiên cứu có thể phát hiện nước và các loại khí khác trong khí quyển của một hành tinh ở xa và xác định nhiệt độ khí quyển.

Haynes cùng các cộng sự đã dùng hình ảnh quang phổ cùng với dữ liệu từ những nghiên cứu trước đó để đo đạt sự bay hơi của nước và so sánh với sự bay hơi của các chất khí nằm sâu hơn trong khí quyển. Kết quả cho thấy trên WASP-33b, hơi nước phát ra ở tầng bình lưu tại mốc nhiệt độ 6000 độ F (3315,5 độ C). Phần bay hơi còn lại bắt nguồn từ các khí trong khí quyển tại mốc nhiệt độ khoảng 3000 độ F (1648,8 độ C).

Nhóm nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng quan sát đầu tiên cho thấy khí quyển của WASP-33b có chứa titanium oxide - một trong số những hợp chất có thể hấp thụ mạnh các bức xạ cực tím và ánh sáng thấy được và có thể tồn tại dưới dạng thể khí trong một bầu khí quyển cực nóng.

Theo đồng tác giả nghiên cứu Nikku Madhusudhan: "Hiểu được sự liên kết giữa các tầng bình lưu và hợp chất hóa học rất quan trọng đố với quá trình nghiên cứu khí quyển của các ngoại hành tinh. Phát hiện này sẽ đánh dấu một sự đột phá trong hướng nghiên cứu của chúng tôi."

Theo: NASA
26 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Đóng tàu .. rồi bay tới đó thôi! Đời con cháu thứ n.. hy vọng sẽ tới đc. ;)
@SoGetSu 1000*F tới 6000*F đó tới đi ^^
kosmyn
ĐẠI BÀNG
9 năm
@cloud_kevin25 nếu may mắn bay với tốc9 độ ánh sáng cũng mất 300 năm đó bác 😃 cơ mà chưa có gì bay vs vận tốc as nên có khi khoản thời gian từ khi bác đóng tàu rồi bay đến đó thì nó cũng nguội ngắt rồi 😃
@kosmyn ờ ha. oh yeah oh yeah.
bác ở đây không tới được. họa may thì chỉ có con cháu 1000 đời sau mới tới được thôi
oper23
ĐẠI BÀNG
9 năm
Thật sự là chưa hiểu lắm ở chỗ này.
Con người luôn tìm kiếm sự sống ở 1 hành tinh xa xôi cằn cỗi thậm chí nhiều khi còn không biết có cái gì ở trên đó hay không.
Trong khi đó, ở dưới Trái Đất này có hàng trăm sa mạc rộng lớn bao la. Tại sao người ta không tìm cách để cải thiện đất đai sa mạc mà lại đi tìm sự sống ở hành tinh khác làm gì?
Đúng là "con người"😁
HuluHala
TÍCH CỰC
9 năm
@oper23 Người ta hứng thú cái gì thì họ sẽ làm cái đó :D việc tận dụng đã có những tổ chức tái chế, nhiên liệu sạch, năng lượng xanh...nghiên cứu đó thôi ;)
ros12810.9
TÍCH CỰC
9 năm
@oper23 Con người hơn con vật ở trí tò mò. Luôn tìm cách vượt ra ngoài khả năng bản thân và đó là lí do ta lên Tinhte cmt chứ không phải trong rừng mãn nguyện với trái chuối. Chuyện "Tại sao người ta không tìm cách để cải thiện đất đai sa mạc mà lại đi tìm sự sống ở hành tinh khác làm gì" chỉ là ý kiến chủ quan của bạn chứ trên thực tế con người vẫn đã, đang và còn sẽ tiếp tục tìm cách cải tạo sa mạc, biển, năng lượng xanh...bla bla. Nhưng nếu một ngày con cháu bạn nhìn lên bầu trời sao mà không một lần tự đặt ra câu hỏi liệu trên đó có gì thì ngày đó con cháu bạn đã dần bị coi là người thiên cổ rồi.
Không có ý miệt thì mà chỉ là ý kiến chủ quan của mình về câu hỏi của bạn thôi nhé ;)
@oper23 đã có người ngâm cứu vụ cải thiện rùi, còn nhóm người lại kiếm sự sống khác.......
@oper23 Dành vài phút đọc hiểu, vài phút suy ngẫm rồi hãy trả lời bạn nhé.

Các bạn còn trẻ không giống tôi ngày xưa, đọc vài câu truyện Viễn tưởng, đêm nhìn lên trời sao tưởng tượng ra vô số chuyện ở trên đó, mơ ước làm phi hành gia đi thám hiểm các hành tinh mới. Và tôi nghĩ nhiều "con người" cũng giống như tôi nên người ta mới chi hàng tỉ US$ vào nghiên cứu vũ trụ.
Nhưng đã đến 1 thế hệ (trong đó có bạn), ngày ngày coi phim hoạt hình, đọc truyện tranh, lướt facebook, khoe món ăn, khoe giầy, khoe áo... và coi việc khám phá vũ trụ là việc của những kẻ NGU.

Đáng buồn!
thật vọng nặng nề :oops:
Windows N1
ĐẠI BÀNG
9 năm
Toàn cách vài trăm năm ánh sáng thì ko tìm được gì đâu và cũng ko bao giờ tìm thấy người ngoài hành tinh vì họ ở quá xa và quy luật của tạo hóa đã không cho phép tìm thấy.
mAd_lOvE
ĐẠI BÀNG
9 năm
Ngày đó sẽ tới và thế hệ chúng ta thì chưa chứng kiến được rồi ;))
tamock
TÍCH CỰC
9 năm
Lần đầu tiên đọc thấy khái niệm "ngoại hành tinh", không hiểu lắm, từ gốc là gì mà dịch ra được vậy nhỉ?
@tamock Chắc dịch theo kiểu "ngoại quốc" 😁 Vũ trụ thật kỳ diệu, hy vọng một ngày nào đó họ sẽ tìm thấy hành tinh có sự sống trong tỷ tỷ ngôi sao, hành tinh ngoài kia :rolleyes:
Pán993
ĐẠI BÀNG
9 năm
@tamock theo mình hiểu ngoại hành tinh là hành tinh này ko thuộc trong hệ mặt trời của chúng ta, gọi thế là để phân biệt với 9 hành tinh còn lại trong hệ mặt trời thì phải
Đơn giản đây là khoa học vũ trụ các bác ơi. Họ nghiên cứu về vũ trụ và tìm ra hành tinh mới, tìm kiếm sự sống khác ngoài vũ trụ.
Cao nhân nào giải nghĩa giúp khái niệm "ngoại hành tinh"? Cảm ơn.
hvhuynh
ĐẠI BÀNG
9 năm
Andromeda không phải chòm sao.. nó là một thiên hà còn lớn hơn dải Ngân Hà
kosmyn
ĐẠI BÀNG
9 năm
1 trái đất mới đang hình thành cách chúng ta ~300 năm ánh sáng 😃 cũng gần thôi mà, tầm 4 hoặc 5 đời người thôi
từ từ rồi hành tinh khác sẽ thành "Home" vào Trái Đất sẽ thành "BattleField"

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019