Nếu FDA phê duyệt vaccine của Moderna cuối tuần này, Mỹ sẽ có 2 loại vaccine phòng ngừa COVID-19

_vphlinh_
16/12/2020 0:27Phản hồi: 25
Nếu FDA phê duyệt vaccine của Moderna cuối tuần này, Mỹ sẽ có 2 loại vaccine phòng ngừa COVID-19
Có thể vào cuối tuần này, Mỹ sẽ có 2 loại vaccine được thông hành và chính thức sử dụng trong chương trình tiêm chủng COVID-19, thứ nhất là vaccine do Pfizer/BioNTech sản xuất hiện đã được phê duyệt sử dụng, và loại thứ hai là vaccine do Moderna sản xuất.

FDA xác nhận, vaccine COVID-19 do Moderna sản xuất đã có kết quả thử nghiệm lâm sàng đạt hiệu quả lên đến 94% sau 2 liều tiêm và cũng không gây ra phản ứng phụ nào đáng quan ngại, thế nên vaccine này có thể sẽ được phê chuẩn sớm nhất là vào thứ 6. Gustave Perna - hiện là người giám sát quá trình phân phối vaccine cho biết, Mỹ đang chuẩn bị vận chuyển gần 6 triệu liều vaccine của Moderna đến 3.285 địa điểm trong tuần đầu tiên.

vaccine1.jpg
Theo đó, trong thử nghiệm lâm sàng, vaccine của Moderna có khả năng phòng ngừa COVID-19 hiệu quả đến 94% sau 2 lần tiêm, cũng như có thể hỗ trợ trong điều trị những ca bệnh nghiêm trọng. Quá trình thử nghiệm trên có tới 30 ca mắc COVID-19 với mức độ nghiêm trọng, không ai trong số họ từng thử qua bất kỳ loại vaccine COVID-19 nào. Hiệu quả phòng ngừa của vaccine cũng được đề cập thêm là tương tự nhau trên cả những ca nhiễm có và không có triệu chứng.

Vaccine của Moderna cũng được xác nhận là có thể hoạt động hiệu quả trên các đối tượng ở mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc. Vẫn có những tác dụng phụ xuất hiện sau tiêm ở hầu hết các tình nguyện viên, nhưng các phản ứng ấy chỉ tồn tại trong thời gian ngắn, bao gồm mệt mỏi, đau đầu, đau cơ và đau ở khu vực xung quanh/ngay vết tiêm.

Tuy vậy, FDA nói rằng họ vẫn chưa có đủ cơ sở để chắc chắn liệu vaccine này có thể ngăn ngừa ngay lập tức làn sóng lây nhiễm hay không, và vẫn đang thu thập thêm dữ liệu để đưa ra kết luận chính xác hơn. Các chuyên gia dịch tễ học bày tỏ quan ngại về khả năng dịch bệnh có thể vẫn tiếp tục lây lan ngay cả khi đã có vaccine, bởi đối với những người đã tiêm vaccine, sự chủ quan sẽ khiến họ không muốn sử dụng khẩu trang nữa mặc dù họ chưa khỏi bệnh hẳn, từ đó sự lây nhiễm vẫn hoàn toàn có thể diễn ra.

vaccine.jpg

Quy trình thử nghiệm vaccine của Moderna


Có khoảng 30.000 người tham gia quy trình thử nghiệm, và họ được chọn ngẫu nhiên:
  • Nhóm được tiêm vaccine: Mỗi người sẽ được tiêm 2 liều, mỗi lần tiêm cách nhau 4 tuần
  • Nhóm còn lại sẽ được tiêm nước muối với liệu trình tương tự
Không ai trong nhóm tình nguyện viên, hay kể cả những người tiến hành thực hiện quy trình thử nghiệm biết được ai là người được tiêm hoặc không. Các điều tra viên sẽ tiến hành thu thập và phân tích dữ liệu về khả năng lây nhiễm giữa hai nhóm trên. Khoảng hai tuần sau liều tiêm thứ 2 (khoảng thời gian thích hợp để hệ miễn dịch kích hoạt các phản ứng miễn dịch cần có), họ bắt đầu liệt kê các trường hợp cần ghi nhận, những trường hợp mang tính quyết định kết quả của thử nghiệm gồm có:
  • 196 trường hợp được chọn, trong số đó có 11 người được tiêm giả dược (nước muối)
  • 30 trường hợp mắc COVID-19 ở mức độ nặng và 1 người trong số đó đã tử vong (đều thuộc nhóm tiêm gia dược)
Có cả các trường hợp mang các yếu tố thể hiện rằng có khả năng chỉ cần 1 liều vaccine cũng đủ để cơ thể người chống lại COVID-19, thế nhưng các dữ liệu thu thập được vẫn không rõ ràng và đủ thuyết phục. Chuyên gia đánh giá nhận xét rằng, những bằng chứng trên vẫn chưa chứng minh rõ được khả năng phòng ngừa COVID-19 sau 28 ngày chỉ với 1 liều vaccine.

Moderna cũng báo cáo thêm: Trong các trường hợp tham gia thử nghiệm, tính ở cả nhóm tiêm vaccine và tiêm giả dược, có 52 trường hợp được xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 những không biểu hiện triệu chứng (trước khi tiến hành tiêm liều thứ 2). Hầu hết các trường hợp dương tính này đều nằm trong nhóm tiêm giả dược, vậy nên có thể chứng minh khả năng chống lại sự lây nhiễm không triệu chứng của vaccine chỉ sau 1 liều tiêm.

Một số thông tin khác về vaccine


Vaccine của Moderna sản xuất chính là kết quả của sự hợp tác giữa hãng Dược phẩm Moderna và Viện Nghiên cứu Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia (Mỹ), cùng với vaccine COVID-19 do Pfizer/BioNTech sản xuất, được FDA đánh giá như là một bước tiến thành công trong công nghệ nghiên cứu vaccine mới từ các vật liệu di truyền (gen), có thể được áp dụng để nghiên cứu, giúp nhanh chóng tạo ra các loại vaccine mới, hỗ trợ phòng chống những bệnh dịch khác.

(lược dịch theo văn phong vui vẻ, anh em nhẹ tay nha...)
Theo đó, các loại vaccine trước kia đều dựa trên kỹ thuật “dạy” hệ miễn dịch nhận biết virus thông qua việc tiêm virus đã được giảm hoạt tính (hoặc virus chết) để hệ miễn dịch tiếp xúc, ghi nhớ, tiêu diệt, từ đó, “bộ nhớ” của hệ miễn dịch đã “ghim” kẻ thù thì khi gặp lại, chúng cứ thế tẩn hết.

Quảng cáo



Còn với kỹ thuật nghiên cứu và sản xuất vaccine COVID-19 của Moderna và Pfizer/BioNTech, họ sử dụng kỹ thuật chế tạo vaccine dựa trên việc áp dụng công nghệ RNA thông tin, được ví như cốt lõi trong cả 2 loại vaccine này, thông qua việc vận chuyển dải vật liệu di truyền gọi là RNA, được “bọc trong những bong bóng chất béo", từ đó tiếp cận đến các tế bào.

moderna.jpg
Khi ở bên trong tế bào, RNA thông tin phối hợp với bộ máy được sử dụng để tạo ra protein, từ đó tạo ra số lượng lớn các bản sao nhỏ của protein hòng tiếp cận và vô hiệu hóa toàn bộ phần vỏ ngoài của SARS-CoV-2 (phần gai ở lớp vỏ ngoài chính là cách giúp virus này bám vào tế bào người và bắt đầu quá trình phá hủy)
→ Hệ thống miễn dịch từ đó học cách nhận biết và ngăn chặn kịp thời sự gia tăng đột biến.

Sự khác nhau giữa 2 loại vaccine được Mỹ đã/đang phê duyệt sử dụng


Pfizer/BioNTech
  • Hiện mới chỉ được phê duyệt sử dụng cho các đối tượng từ 18 tuổi trở lên và đang trong quá trình thử nghiệm cũng như nỗ lực để được phê duyệt sử dụng cho những độ tuổi nhỏ hơn
  • Điều kiện bảo quản khá phức tạp, nhiệt độ bảo quản phải ở mức -70 độ C hoặc thấp hơn
Moderna
  • Có thể sử dụng ở mọi lứa tuổi, giới tính, sắc tộc
  • Điều kiện bảo quản dễ tiếp cận hơn, nhiệt độ bảo quản chỉ cần ở mức -20 độ C
  • Một số tác dụng phụ đáng chú ý của vaccine do Moderna sản xuất gồm có
  • Hiện tượng lệch một bên mặt (Bell’s palsy): xuất hiện 3 trường hợp trong nhóm tiêm vaccine, 1 trường hợp trong nhóm tiêm giả dược → Tỷ lệ này được đánh giá là tương đương tỷ lệ mắc trong tổng dân số nên không đủ bằng chứng để kết luận có phải do vaccine gây ra hay không
  • Sưng hạch bạch huyết: mức độ phổ biến nhiều hơn ở nhóm tiêm vaccine, chiếm 16% trên tổng số người tham gia thử nghiệm (có triệu chứng sau khi tiêm liều 2).
→ Không có phản ứng dị ứng nghiêm trọng (đã từng xuất hiện 2 trường hợp dị ứng nghiêm trọng ở nhóm người đầu tiên tại Anh được tiêm vaccine của Pfizer/BioNTech)

Quảng cáo



Quá trình thử nghiệm của Moderna đã được tiến hành chậm hơn so với kế hoạch vì các nhà khoa học lo ngại sự thiếu đa dạng chủng tộc sẽ ảnh hưởng đến kết quả giúp xác định liệu vaccine có thực sự đủ tốt để bảo vệ những trường hợp nằm trong nhóm có nguy cơ mắc bệnh cao nhất hay không. Cuối cùng, tỷ lệ những người tham gia thử nghiệm gồm:
  • Người Mỹ Latinh: Chiếm 1/5 trên tổng số người tham gia
  • Người da đen: Chiếm 10%
  • Người châu Á: Chiếm 5%
  • Hơn 40% những người tham gia hoặc trên 65 tuổi hoặc có các bệnh lý làm tăng nguy cơ mắc bệnh nặng

Theo Washington Post
Hình ảnh tham khảo GG
25 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

hipppo
CAO CẤP
3 năm
Vaccin của VN nhanh nhất cũng phải giữa năm 2022 mới có.
Tính ra sau vụ Covid nước Mỹ phất lên nhờ bán vaccine.
@BinBon2020 Bán vaccine thu đc vài chục tỉ đô là cùng. Trong khi nước mỹ đã phải bơm cả nghìn tỉ đô vào nền kinh tế
@[HD]YêU cÔnG NgHệ Tính "đắt" mỗi người tiêm hết 100 USD thì tiêm cả trái đất mới được vài trăm tỷ.
Chắc chắn không đủ bù thiệt hại cho nền kinh tế.
Nhưng nếu nhìn từ góc độ khác thì dù bơm 2.000 hay 3.000 tỷ thì tiền cũng không thoát khỏi nền kinh tế, chỉ tập trung từ người nghèo vào người giàu/siêu giàu. Vaccine cũng thế, lợi nhuận chỉ tập trung vào 1 bộ phận.
@lazyboy76 Chú thiếu năng thế; giàu thì cũng 1 bộ phận không lẽ vn toàn dân giàu, lo chạy grab kiếm cơm đi lo cho Mỹ làm chi
Đẳng cấp của 1 cường quốc lớn.
Chỉ buồn cho những nước nghèo.
nghèo là 1 cái tội , nghèo mà yên bình 😃, chịu thôi các cty dược họ là cty cổ phần có đầu tư nghiên cứu nên thuận mua vừa bán ai trả giá cao thì có hàng trước k thì xếp hàng đợi chờ, tin vui là hnay có 3 tình nguyện viên thử vaccine của VN nghiên cứu sx
Có gì mà buồn. Tự phát triển , tiêm sau, hoặc chọn nguồn khác. Các nước lớn họ tài trợ cả tỉ đô để phát triển thì họ đc tiếp cận trước là điều hiển nhiên rồi.
SaiO
TÍCH CỰC
3 năm
Ngon quá , sang năm 2021 VN cũng có thể có Vaccin nhé
Vẫn phải đợi 😊
Tổ sư thằng Mỹ có tận 2 loại vaccine ngừa cúm tàu mà còn sài trước các đc anh em ta nữa chứ
long xu
ĐẠI BÀNG
3 năm
Khi nào nước mình ký mua với 2 hãng trên vậy mọi người
jlovec
TÍCH CỰC
3 năm
Tại sao các loại vacxin thường công bố cùng nhau? Có phải là sao chép.hay đánh cắp công nghệ ko nhỉ?
Hay 1 hãng phát hành.hãng kia nhặt về phân tích thành phần, làm theo kèm thêm tý tp khác kiểu vitamin abc...vào cho khác rồi dky sáng chế rồi sx rồi bán? 😃

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019