Những Robot Động Vật Của Festo Tuyệt Vời Như Thế Nào?

I'm LTK
21/7/2020 19:45Phản hồi: 0
Những Robot Động Vật Của Festo Tuyệt Vời Như Thế Nào?
LTK Discovery - Những Robot Động Vật Của Festo Tuyệt Vời Như Thế Nào.jpg


Festo được thành lập vào năm 1925 và cái tên Festo được ghép từ tên của hai người sáng lập. Họ là công ty dẫn đầu thị trường thế giới về giáo dục và tư vấn công nghiệp. Bên cạnh đó, công ty cũng là đối tác tài trợ sáng lập của Cuộc thi Cơ điện tử WorldSkills. Các công ty con, trung tâm phân phối và nhà máy được đặt tại 61 quốc gia trên toàn thế giới, trong đó có Việt Nam. Một lĩnh vực công ty dành nhiều thời gian nghiên cứu và phát triển đó chính là robot động vật.

Mẫu robot đầu tiên của họ đã có từ năm 2005, đó là một mẫu robot chim cánh cụt sử dụng chùm ion và plasma được điều khiển từ xa. Đây có lẽ là một trong những nguyên mẫu đầu tiên nên chưa tạo được nhiều ấn tượng.

1.jpg

Robot cá này được chạy bằng khí nén. Nó bơi nhanh, linh hoạt và gần như im lặng nhờ vào chất lỏng cung cấp lực đẩy cho các múi cơ và đuôi. Từ đó, giúp nó hoạt động trơn tru trong quá trình bơi lội.

2.jpg

Năm 2007, họ giới thiệu mẫu robot cá đuối. Nó được bơm khí Heli giúp chúng lơ lửng kết hợp với chuyển động cánh đập làm cho chúng lướt đi trong không gian một cách nhẹ nhàng và uyển chuyển.

3.jpg

Phiên bản dưới nước của mẫu robot này có bộ truyền động và bộ phận điều khiển ở dạng cơ lỏng từ kết hợp với các công nghệ khác giúp nó bơi như cá đuối thật.

4.jpg

Thế hệ robot tiếp theo đó là những con sứa chuyển động nhờ lực đẩy từ tám xúc tu. Chúng có thể tương tác với nhau nhờ những cảm biến thông minh để tránh va chạm.

5.jpg

Quảng cáo


Ngoài phiên bản bơi lội trong nước, họ cũng tạo ra một mẫu robot sứa với trọng lượng nhẹ, sử dụng nguồn điện và nguyên lý nhu động, giúp chúng có khả năng bơi trong không khí.

6.jpg

Công ty nâng cấp và phát triển mẫu robot chim cánh cụt có khả năng di chuyển trong không gian với môi trường được kiểm soát. Mẫu robot này bơi lơ lửng nhờ các trạm truyền siêu âm. Cơ cấu chuyển động của chúng cũng tương tự như chim cánh cụt bơi trong nước.

7.jpg

Ngoài ra, đội ngũ phát triển cũng tạo một mẫu robot cánh cụt có khả năng bơi lội như những chú chim thật.

8.jpg

Quảng cáo


Mẫu robot chim với tên gọi là “SmartBird” có trọng lượng siêu nhẹ. Nó chuyển động theo nguyên lý khí động học và nhanh nhẹn như một loài chim thực thụ. Với mẫu robot này, công ty đã thành công trong việc giải mã chuyển động của loài chim - một trong những giấc mơ lâu đời nhất của con người. Nó giống một con mòng biển, có thể bay và hạ cánh tự động - không có cơ chế truyền động bổ sung. Đôi cánh của nó không chỉ đập lên xuống mà còn xoắn ở các góc cụ thể. Điều này được thực hiện bởi một bộ truyền động xoắn khớp nối chủ động, kết hợp với hệ thống điều khiển phức tạp đạt được mức hiệu quả chưa từng có trong hoạt động bay. Đây là một mẫu robot cực kỳ thành công của Festo.

9.jpg

Mẫu robot chuồn chuồn này cũng là một sự ấn tượng khác của công ty. Giống như phiên bản trong tự nhiên, mẫu robot này có trọng lượng siêu nhẹ, bay theo mọi hướng, bay lơ lửng giữa không trung và lướt đi mà không cần đập cánh. Công ty đã rất thành thục trong việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ để tái tạo được đặc điểm bay rất phức tạp của loài chuồn chuồn.

10.jpg

Mẫu robot Kangaroo cũng đạt hiệu quả rất cao nhờ khả năng mô phỏng lại chuyển động của chúng trong tự nhiên. Nó có thể phục hồi năng lượng sau mỗi bước nhảy, lưu trữ và lấy đà hiệu quả trong lần nhảy tiếp theo. Bên cạnh đó, thế hệ robot này cũng được tích hợp với nhiều cảm biến giúp điều khiển chúng một cách dễ dàng hơn.

11.jpg

Với công nghệ và đội ngũ kỹ sư tuyệt vời, công ty đã tạo ra mẫu robot kiến sở hữu hệ thống cá nhân tích hợp có khả năng hoạt động nhóm cao, tự ra quyết định trong các tình huống, phân cấp như một đàn kiến thật, cơ chế sạc độc lập. Không những thế nó cũng sở hữu những cảm biến tinh vi khác giúp chúng hoạt động linh hoạt và hiệu quả hơn.

12.jpg

Mẫu robot bướm là thế hệ tiếp theo họ phát triển. Chúng có trọng lượng siêu nhẹ, điều khiển đôi cánh một cách độc lập và chính xác. Với cách mô phỏng như một con bướm thật, nó được tích hợp GPS để có thể bay tự động trong nhà. Ngoài ra, chúng có thể phối hợp với nhau để bay cùng như một đàn bướm.

13.jpg

Mẫu robot này mô phỏng hoàn hảo chuyển động của loài nhện sụn. Cơ chế chuyển động độc lập, linh hoạt và thông minh giúp chúng có thể đi trên 6 chân hoặc lăn tròn bằng các chân phụ. Một mẫu robot tuyệt vời khác của hãng Festo.

14.jpg

Lại là một mẫu robot bay lượn khác tới từ hãng, lần này là robot dơi. Được thừa hưởng và cải tiến các công nghệ áp dụng trên các mẫu robot trước, robot dơi có thể làm chủ các thao tác bay một cách nhanh nhẹn và nhẹ nhàng. Nó có thể di chuyển trong một không gian cố định nhờ vào một hệ thống phản hồi theo dõi chuyển động một cách liên tục.

15.jpg

Mẫu robot này mô phỏng chính xác hoạt động sinh học của vây cá. Nó sử dụng vây của mình để tạo ra một làn sóng liên tục di chuyển tịnh tiến về phía trước. Chúng cũng có thể giao tiếp với thế giới bên ngoài bằng kết nối không dây và truyền dữ liệu - chẳng hạn như các giá trị cảm biến được ghi lại về nhiệt độ và áp suất - đến một máy tính bảng.

16.jpg

Sự cải tiến và phát triển không ngừng, giúp họ tạo ra mẫu robot én mới này. Áp dụng các loại vật liệu siêu nhẹ mới, những chiếc lông được xếp chồng lên nhau trên đôi cánh của chúng. Điều này, giúp chúng bay, lượn, bổ nhào tương tự như những chú chim thật. Công nghệ GPS dựa trên sóng radio, giúp năm chú chim có thể tương tác, phối hợp và tự chủ trong một không gian xác định. Thật ấn tượng!

17.jpg

Cảm ơn các bạn đã xem. Các bạn ấn tượng với mẫu robot động vật nào nhất. Hãy thảo luận ở phía bên dưới để cho mình biết và nếu quan tâm các chủ đề khoa học hoặc khám phá thú vị thì ghé qua kênh của mình để lại một đăng ký nhé! 😁
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019