Luật pháp nước Bỉ giờ đây đã chính thức cho phép 65.000 công chức liên bang không cần trả lời các liên lạc công việc ngoài giờ làm. Động thái này đã giúp Bỉ trở thành quốc gia Châu Âu mới nhất cho phép người lao động được quyền ngắt kết nối với công sở sau giờ làm. Được biết, luật mới này sẽ có hiệu lực từ hôm này (1/2), các công chức giờ đây có thể mặc kể email, điện thoại liên quan đến công việc, trừ những trường hợp bất khả kháng. Bên cạnh đó, chính phủ nước này cho biết họ cũng có kế hoạch mở rộng phạm vi áp dụng quy định cho cả người lao động trong khối tư nhân, bất chấp sự phản đối từ một số nhóm doanh nghiệp.
Petra De Sutter, Bộ trưởng Hành chính của Bỉ cho rằng: “Đạo luật này thực sự cần thiết để ứng phó lại với ”văn hoá" công nhân viên quan niệm rằng họ cần phải luôn sẵn sàng khi sếp cần. Suy nghĩ đó được cho là ngày càng trầm trọng hơn khi xu hướng làm việc tại nhà gia tăng trong dịch COVID-19.
Trong một khảo sát gần đây về làm việc tại nhà, hơn 4/5 (84%) người Bỉ, trong đó hết 40% giữ các chức vụ quản lý, cho biết họ muốn tiếp tục được làm việc tại nhà ít nhất 2 ngày mỗi tuần sau đại dịch. De Sutter cho rằng nếu không quyền “ngắt kết nối với công việc”, cuối cùng sẽ dẫn đến sự căng thẳng và kiệt sức ở người lao động, một căn bệnh phổ biến của hiện nay.
Chính phủ liên bang cũng đang xem xét đề xuất giảm thời gian làm việc xuống còn 4 ngày/tuần hay làm từ 38-40 giờ cho nhân viên toàn thời gian. Mặc dù, thời gian làm việc một ngày dài hơn nhưng họ có thể nghỉ ngơi 3 ngày vào cuối tuần.
Thực tế là nước Bỉ đang đi theo một xu hướng đang dần lan rộng ở các nước châu Âu. Công ty khởi xướng được cho là hãng xe Volkswagen ở Đức. Vào năm 2012, hãng đã quyết định cho phép một số nhân viên không cần trả lời email sau giờ làm việc để tránh tình trạng kiệt sức. Hay vào năm 2017 ở Pháp, người ta cũng bắt đầu nhận thức ra rằng cần phải có một sự cân bằng khác giữa công việc và cuộc sống. Thế là, 50 công nhân từ các tỏo chức đã yêu cầu đàm phán để được quyền tránh xe điện thoại và máy tính công ty sau giờ làm.
Năm ngoái, Bồ Đào Nha đã thông qua luật phạt các công ty, tổ chức có hơn 10 nhân viên, nếu họ nhắn tin, điện thoại hoặc email cho nhân viên ngoài giờ làm. Đồng thời những công ty này phải chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí phát sinh khi làm việc từ xa. Dù vậy, quốc hội Bồ Đào Nha lại bác bỏ các đề xuất bao gồm quyền được phép tắt các thiết bị và mặc kệ tin nhắn công việc sau giờ làm.
Theo Guardian
Petra De Sutter, Bộ trưởng Hành chính của Bỉ cho rằng: “Đạo luật này thực sự cần thiết để ứng phó lại với ”văn hoá" công nhân viên quan niệm rằng họ cần phải luôn sẵn sàng khi sếp cần. Suy nghĩ đó được cho là ngày càng trầm trọng hơn khi xu hướng làm việc tại nhà gia tăng trong dịch COVID-19.
Trong một khảo sát gần đây về làm việc tại nhà, hơn 4/5 (84%) người Bỉ, trong đó hết 40% giữ các chức vụ quản lý, cho biết họ muốn tiếp tục được làm việc tại nhà ít nhất 2 ngày mỗi tuần sau đại dịch. De Sutter cho rằng nếu không quyền “ngắt kết nối với công việc”, cuối cùng sẽ dẫn đến sự căng thẳng và kiệt sức ở người lao động, một căn bệnh phổ biến của hiện nay.
Chính phủ liên bang cũng đang xem xét đề xuất giảm thời gian làm việc xuống còn 4 ngày/tuần hay làm từ 38-40 giờ cho nhân viên toàn thời gian. Mặc dù, thời gian làm việc một ngày dài hơn nhưng họ có thể nghỉ ngơi 3 ngày vào cuối tuần.
Thực tế là nước Bỉ đang đi theo một xu hướng đang dần lan rộng ở các nước châu Âu. Công ty khởi xướng được cho là hãng xe Volkswagen ở Đức. Vào năm 2012, hãng đã quyết định cho phép một số nhân viên không cần trả lời email sau giờ làm việc để tránh tình trạng kiệt sức. Hay vào năm 2017 ở Pháp, người ta cũng bắt đầu nhận thức ra rằng cần phải có một sự cân bằng khác giữa công việc và cuộc sống. Thế là, 50 công nhân từ các tỏo chức đã yêu cầu đàm phán để được quyền tránh xe điện thoại và máy tính công ty sau giờ làm.
Năm ngoái, Bồ Đào Nha đã thông qua luật phạt các công ty, tổ chức có hơn 10 nhân viên, nếu họ nhắn tin, điện thoại hoặc email cho nhân viên ngoài giờ làm. Đồng thời những công ty này phải chịu trách nhiệm thanh toán các chi phí phát sinh khi làm việc từ xa. Dù vậy, quốc hội Bồ Đào Nha lại bác bỏ các đề xuất bao gồm quyền được phép tắt các thiết bị và mặc kệ tin nhắn công việc sau giờ làm.
Theo Guardian