Tại sao FedEx muốn trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa trên máy bay chở hàng?

bk9sw
22/6/2022 9:33Phản hồi: 47
Tại sao FedEx muốn trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa trên máy bay chở hàng?
Hồi đầu năm nay, hãng vận tải FedEX đã kiến nghị Cục hàng không liên bang (FAA) cho phép trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa bằng tia laser cho một chiếc Airbus A321-200 nhưng chưa được sự chấp thuận. Chuyện trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa bằng laser trên máy bay thương mại không mới, các hãng hàng không Israel như El Al, Arkia, Israir đã trang bị các hệ thống này nhằm hạn chế rủi ro khi hoạt động trong không phận vốn rất nhạy cảm. Vậy tại sao FedEx lo ngại và muốn có hệ thống tương tự, điều gì khiến đề nghị của FedEx khó được chấp thuận?

Mối đe dọa nhiều thập niên


Việc trang bị một hệ thống phòng thủ tên lửa trên máy bay sẽ giúp bảo vệ phi công, hành khách, bản thân chiếc máy bay, hàng hóa mà nó chở cũng như lợi nhuận của hãng vận hành mà ở đây là FedEx. FedEx có cơ sở để lo ngại về các cuộc tấn công vào máy bay thương mại bằng tên lửa và trong quá khứ đã có nhiều vụ việc xảy ra. Theo viện RAND, vào ngày 12 tháng 3 năm 1975, một chiếc Douglas C-54D-5-DC chở khách được vận hành bởi Air Vietnam đã bị bắn rơi bởi tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) khiến 6 thành viên phi hành đoàn và 20 hành khách thiệt mạng. Kể từ vụ việc này đến nay, đã có ít nhất 60 máy bay dân dụng bị tấn công bởi tên lửa phòng không vác vai, gây ra cái chết cho hơn 1000 người.

024 Ukraine PS752.jpg
2 vụ việc thương tâm gần đây liên quan đến máy bay thương mại là vào năm 2014, chuyến bay MH17 của Malaysian Airlines đã bị bắn rơi trên bầu trời miền đông Ukraine làm 298 người thiệt mạng. Năm 2020, chuyến bay PS752 của Ukraine International Airlines bị bắn bắn nhầm bởi tên lửa phòng không của Lực lượng vệ binh cách mạng Iran làm 176 người thiệt mạng.


Riêng với máy bay vận tải thương mại, vụ tấn công nổi tiếng nhất liên quan đến tên lửa MANPAD xảy ra vào ngày 22 tháng 11 năm 2003. Một chiếc Airbus A300 vận tải của DHL sau khi cất cánh từ sân bay quốc tế Baghdad ở Iraq đã bị một nhóm phiến quân thuộc Fedayeen Saddam - tổ chức bán quân sự trung thành với chính phủ Ba'athist Iraq của Saddam Hussein tấn công bằng tên lửa phòng không vác vai 9K36 Strela-3 (SA-14 Gremlin). Khi vụ việc xảy ra, phóng viên Claudine Vernier-Palliez của đài Paris Match đang đi cùng nhóm phiến quân này để thực hiện phim tài liệu và toàn bộ vụ việc đã được ghi lại từ khi tên lửa được bắn lên, chiếc máy bay của DHL trúng tên lửa khiến cánh trái bốc cháy.

024 DHL 2003.jpg
Kỳ tích đã xảy ra với chiếc máy bay của DHL khi tổ bay gồm 3 người - cơ trưởng Eric Gennotte (lúc đó 38 tuổi), cơ phó Steeve Michielsen (lúc đó 29 tuổi) và kỹ sư Mario Rofail (lúc đó 54 tuổi) đã cố gắng đưa chiếc Airbus A300 đã mất toàn bộ hệ thống thủy lực, mất khả năng điều khiển hạ cánh an toàn tại sân bay Baghdad.

MANPAD - nhỏ gọn nhưng nguy hiểm


024 FIM-92 Stinger.jpg
Có thể thấy mối đe dọa từ các loại tên lửa đất đối không dạng hệ thống hoặc vác vai đối với máy bay thương mại đã tồn tại từ lâu. Đặc biệt là với tên lửa vác vai, loại vũ khí này được thiết kế để dễ di chuyển, dễ sử dụng. Nhỏ gọn nhưng các hệ thống tên lửa vác vai với đầu dò nhiệt có tấm bắn đến gần 6,5 km. Chẳng hạn như tên lửa FIM-92 Stinger do Raytheon của Mỹ chế tạo dài chỉ 1,52 m, đường kính 70 mm, trọng lượng 15,2 kg nhưng nó có thể bắn hạ các máy bay cánh bằng lẫn cánh xoay như trực thăng ở cự ly tối đa 4800 m. Stinger được hơn 18 quốc gia trên thế giới sử dụng và được ghi nhận đã bắn hạ hơn 270 khí tài bay. Giá sản xuất của Stinger là 38000 đô la, vẫn rẻ hơn nhiều so với sức phá hủy của nó.

Tên lửa phòng không vác vai rất nguy hiểm và đặc biệt nguy hiểm khi rơi vào tay các tổ chức khủng bố. Trong 20 năm qua, Mỹ đã thực hiện sáng kiến "Mua lại và tiêu hủy" tên lửa MANPAD. Một phát ngôn viên Bộ ngoại giao Hoa Kỳ cho biết "Đến nay, lực lượng đặc nhiệm MANPADS đã loại bỏ hơn 41000 tên lửa đất đối không cũng như tên lửa dẫn đường chống tăng trên toàn cầu." Dù vậy, điều này không ngăn được các tổ chức khủng bố, lực lượng vũ trang ngoài chính phủ sở hữu tên lửa MANPAD.

024 MANPAD.jpg
Theo thống kê của viện RAND, vẫn có khoảng 350 tên lửa MANPAD tại Somalia, 600 tại Yemen, 675 tại Sudan, 1700 tại Ethiopia, 4500 tại Afghanistan, 5400 tại Iran, 7000 tại Bắc Triều Tiên, 8100 tại Pakistan, 9700 tại Iraq, 17200 tại Syria và 21500 tại Libya. Thống kê này được thực hiện trước khi Taliban tái chiếm Afghanistan và với tình hình chính trị, kinh tế bất ổn của quốc gia này thì các tên lửa MANPAD có thể được đem và sẽ không ai biết chúng sẽ rơi vào tay ai, sử dụng nó vào mục đích gì.

Hệ thống phòng thủ tên lửa trên máy bay dân dụng


024 EL AL Flight Guard.jpg

Quảng cáo


Vào tháng 11 năm 2002, một chiếc Boeing 757-3E7 của hãng hàng không Arkia Airlines, Israel chở 271 hành khách cùng phi hành đoàn cất cánh từ Mombasa, Kenya đã thoát chết trong gang tấc khi những phần tử khủng bố bắn lên 2 tên lửa đất đối không nhưng hụt. Cũng từ sự cố này, hãng hàng không quốc gia của Israel là El Al đã quyết định trang bị cho các máy bay thương mại của mình hệ thống Flight Guard - một hệ thống được Không quân Israel phát triển từ cuối thập niên 80. Đây cũng là hãng hàng không đầu tiên trên thế giới triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa.


Flight Guard hoạt động rất giống với các hệ thống phòng thủ tên lửa trên máy bay quân sự đó là khi xác định có tên lửa nhắm bắn, hệ thống nhả ra pháo mồi để đánh lừa đầu dò nhiệt của tên lửa và khiến tên lửa bay chệch khỏi mục tiêu ban đầu. Flight Guard hoạt động tự động hoàn toàn, không cần đến phi công kích hoạt. Nó có thể phát hiện tên lửa nhờ radar Doppler với 8 ăng-ten, cho tầm phủ radar 360 độ. Israel đã cải tiến hệ thống phòng thủ tên lửa Flight Guard với phiên bản Sky Shield hay C-MUSIC dùng laser, được phát triển bởi Elbit Systems. Sky Shield đã được trang bị trên máy bay thương mại Israel của các hãng El Al, Arkia và Israir từ năm 2014 để có thể bay an toàn trên các đường bay nhạy cảm.

Tại sao FedEx muốn hệ thống phòng thủ tên lửa bằng laser?


024 Không phận nguy hiểm.jpeg
FedEx thì tìm đến giải pháp tương tự Sky Shield, phòng thủ bằng tia laser. Hệ thống này hoạt động bằng cách phát ra chùm tia laser hồng ngoại trực tiếp vào tên lửa khi nó đang bay đến. Chùm laser năng lượng cao sẽ làm gián đoạn hay đánh lừa khả năng theo dõi dấu hiệu nhiệt của đầu dò tên lửa, từ đó khiến nó không thể đánh trúng mục tiêu ban đầu. Hệ thống được FedEx đề nghị cũng sẽ hoạt động phối hợp với radar để phát hiện tên lửa và hoạt động tự động hoàn toàn. Nhờ hệ thống này, máy bay vận tải của FedEx sẽ có thể bay vào các vùng hạn chế hay điểm nóng trên thế giới và cũng đồng nghĩa với việc FedEx sẽ có thể mở rộng mạng lưới hoạt động.

Giải pháp của Hoa Kỳ


Vào năm 2003, Quốc hội Hoa Kỳ đã chỉ đạo cho Bộ an ninh nội địa phát triển và triển khai giải pháp phòng thủ tên lửa cho máy bay thương mại trước hiểm họa MANPAD. Chương trình này có tên Counter-MANPADS với mục tiêu tận dụng các công nghệ quân sự của các hệ thống phòng thủ tên lửa hiện có, đã được chứng minh hiệu quả - phát triển hệ thống có thể thích ứng và đạt tiêu chuẩn dành cho ứng dụng thương mại. Bộ an ninh nội địa Hoa Kỳ đã hợp tác với 2 nhà thầu quân sự là BAE SystemsNorthrop Grumman, trong đó:

Quảng cáo


024 Northrop Grumman Guardian.jpg
BAE Systems phát triển hệ thống có tên JETEYE. Hệ thống này có các thành phần như hệ thống cảnh báo tên lửa, bộ điều khiển điện tử và đầu dò laser được lắp đặt tại nhiều vị trí trên máy bay. Trong khi đó, Northrop Grumman phát triển hệ thống Guardian dưới dạng một chiếc kén (pod) đặt dưới thân máy bay, chứa tất cả các thành phần để vô hiệu hóa tên lửa.


Cả 2 hệ thống của BAE Systems và Northrop Grumman đều có chức năng phát hiện và dùng tia laser năng lượng cao để đánh lừa tên lửa thay vì phá hủy nó. BAE Systems đã lắp đặt và thử nghiệm JETEYE trên 3 chiếc Boeing 767 của American Airlines trong khi hệ thống Guardian của Northrop Grumman được thử nghiệm trên 10 chiếc MD-10 của FedEx.

JETEYE và Guardian đều đã được thử nghiệm chống tên lửa thật nhưng thay vì với một máy bay đang bay, 2 hãng đã sử dụng mô hình mô phỏng máy bay trang bị các hệ thống phòng thủ này gắn trên cáp treo để thử nghiệm. Hoạt động thử nghiệm diễn ra vào năm 2007 tại Aerial Cable Range - một khu vực thử nghiệm thuộc cơ sở thử nghiệm tên lửa White Sands ở bang New Mexico. Kết quả thử nghiệm cho thấy cả 2 hệ thống JETEYE và Guardian đều đáp ứng yêu cầu về độ hiệu quả của chương trình Counter-MANPADS, tức chúng đều phát hiện và vô hiệu hóa thành công tên lửa được bắn lên. Dù vậy, vào năm 2008, các hệ thống phòng thủ tên lửa bằng laser này đã bị tháo bỏ khỏi các máy bay của American Airlines và FedEx. Chúng vẫn chưa được triển khai trên diện rộng bởi 3 lý do.

Độ tin cậy, chi phí và những rắc rối về vấn đề xuất khẩu


Dữ liệu thu thập từ 16000 giờ bay được thực hiện bởi các máy bay của American Airlines trang bị JETEYE và FedEx trang bị Guardian cho thấy cả 2 hệ thống này dù có thể vô hiệu hóa hiệu quả tên lửa nhưng chúng đều dễ trở nên vô dụng khi gặp lỗi hệ thống. Tần suất xảy ra lỗi hệ thống vượt quá ngưỡng chấp nhận được trong môi trường hàng không thương mại.

Các hệ thống JETEYE và Guardian cũng rất đắt đỏ, chi phí trang bị cho mỗi máy bay rơi vào khoảng 1 triệu đô/chiếc. Không chỉ làm tăng chi phí vận hành cho máy bay, hệ thống phòng thủ tên lửa bằng laser còn có thể khiến các hãng hàng không giảm biên độ lợi nhuận bởi lắp đặt chúng trên máy bay đồng nghĩa tăng trọng lượng cho máy bay, tăng lực cản không khí, từ đó ảnh hưởng đến hiệu quả nhiên liệu.

024 FedEx anti missile.jpg
Rào cản thứ 3 là những rắc rối liên quan đến xuất khẩu. Cả JETEYE và Guardian đều sử dụng các công nghệ quân sự và các công nghệ này được kiểm soát chặt chẽ bởi US Munitions List (USML) - danh sách các vật phẩm, dịch vụ và công nghệ liên quan được chính phủ liên bang Hoa Kỳ chỉ định là quốc phòng và liên quan đến không gian. Việc chỉ định những thứ được liệt kê trong USML tuân theo Đạo luật kiểm soát xuất khẩu vũ khí, thuộc thẩm quyền xuất khẩu và tạm nhập của Bộ ngoại giao Hoa Kỳ. Như vậy nếu trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa cho máy bay thương mại thì hành động này được xem là xuất khẩu công nghệ quân sự bất hợp pháp trừ khi có giấy phép xuất khẩu phù hợp.

Các máy bay thương mại của Hoa Kỳ phụ thuộc nhiều vào các trung tâm bảo trì nước ngoài và nhân công nước ngoài khi thực hiện các đường bay quốc tế. Việc trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa trên máy bay thương mại đồng nghĩa với việc phải cung cấp tài liệu, dịch vụ bảo trì liên quan đến hệ thống này cho các đối tác nước ngoài và điều này chỉ có thể được thực hiện với giấy phép xuất khẩu phù hợp. Như vậy có thể thấy các hãng hàng không Hoa Kỳ sẽ phải tốn thêm chi phí vận hành và hậu cần để có thể tuân theo các điều luật được áp dụng với công nghệ quân sự cũng như tạo ra gánh nặng đối với hệ thống cấp phép xuất khẩu của Hoa Kỳ.
47 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

CellonC
CAO CẤP
2 năm
Máy bay chở hàng lắp phòng thủ tên lửa làm gì ko biết. Trang bị dù và ghế thoát hiểm cho phi công là được rồi
iáT Tài
TÍCH CỰC
2 năm
@CellonC Người ta tính rủi do giá trị hàng hoá dc vận chuyển trên máy. 1 chuyến hàng bao nhiêu tiền, rồi rủi do xảy ra lại mất time giải quyết đền bù, bao nhiêu hệ luỵ kéo theo.
Công nghệ hiện đại, mấy hệ thống phòng thủ đủ gọn nhẹ để lắp lên chả tội gì ko trang bị.
ultimate
TÍCH CỰC
2 năm
@CellonC vãi cả nhái. Rơi 1 con máy bay + hàng + phi công nó có tốn kém hơn 1tr đô của hệ thống phòng thủ không? Do luật pháp Mỹ nó ko cho phép chứ ko phải là không hiệu quả.
@CellonC Thế cái máy bay giá nó bao nhiêu, chả nhẽ muốn mất may bay luôn à?
@CellonC ban bi ngu ah =]] , ko biet nha ban co de san thiet bi PCCC khong , neu nha ban chay roi de no chay luon di roi mua nha moi =]] ko can chua chay lam chi =]] roi trang bi du voi ghe thoat hiem cho nguoi nha ban la duoc =]]
Ng Mỹ toàn nghiên cứu thiết bị bảo vệ tính mạng cho ng dân, ai như bọn nga nghiên cứu vũ khí giết người 😁
Tank_Tiger
ĐẠI BÀNG
2 năm
@zipder Thế nghĩ tại sao nó lại thả chưa. Chứ đang yên đang lành nó thả làm gì. Toàn thằng đi gây sự trước đến khi nó đánh cho thì lại bảo nó ác.
Tank_Tiger
ĐẠI BÀNG
2 năm
@caocaolatre199x Ko bênh Mẽo. Nhưng nhìn lại cải cách ruộng đất đi. Và ai đó đã từng rơm rơm nước mắt cá sấu bảo là đã sai lầm đấy
@Tank_Tiger Lí luận tào lao. Sai lầm nhưng nhận ra sai còn hơn là chiến tranh bao nhiêu năm chết bao nhiêu người bạn nhé.
@Tank_Tiger "Đưa nước X về thời kỳ đồ đá , bắt nó ngồi vào bàn đàm phán ở thế chiếu dưới" - lý do hợp lý ghê , yên lành ghê
Cười vô mặt
Vụ Air VN 1975, cứ tưởng nói vụ bắn rơi chiếc máy bay chở mấy trăm trẻ mồ côi. 😌
qhi
TÍCH CỰC
2 năm
"Theo viện RAND, vào ngày 12 tháng 3 năm 1975, một chiếc Douglas C-54D-5-DC chở khách được vận hành bởi Air Vietnam đã bị bắn rơi bởi tên lửa phòng không vác vai (MANPAD) khiến 6 thành viên phi hành đoàn và 20 hành khách thiệt mạng. "

Vụ này do thằng bỏ mịa nào bắn vậy MOD ơi, có thể gọi thằng bắn máy bay thương mại là khủng bố được ko ?

"North Vietnamese forces also resorted to MANPADS use, downing an Air Vietnam DC-4 in 1975."
--> Dân thường cũng ko tha, ko khác triều tiên là mấy nhỉ, tt cũng từng khủng bố 1 máy bay của hàn quốc.
@Tàu chiến đi trên cạn đang nói ai bắn cái máy bay thì lại lôi Mỹ vô so sánh, dù biết là bò đỏ nhưng hơi thất vọng : ))))
@Tàu chiến đi trên cạn Vậy mày đang chửi đảng và chính phủ rồi đó loại mọi con.
Mày thử xem có lãnh đạo hay quan chức nào nói đến từ ba sọc hay bò vàng không
Chỉ có loại mọi rợ mạt hạng mới dùng từ đó.
Nhìn cách đặt tên nick là biết thuộc lại cặn bã hèn mạt rồi.
dacviet
TÍCH CỰC
2 năm
Chiến trường UK chuẩn bị tuồn ra một mớ vác vai hiện đại hơn nữa, nguy hiểm quá.
tamle_o
CAO CẤP
2 năm
Mỹ tự bán r tự la làng
iáT Tài
TÍCH CỰC
2 năm
Hiện đại, tin cậy, gọn nhẹ. Cứ trang bị thôi. An toàn có bao giờ là thừa đầu
Nếu như các hệ thống phòng thủ tên lửa bằng laser mà hiệu quả thì các máy bay quân sự đã trang bị nó rồi. Nhưng thực tế là các máy bay hiện nay vẫn phụ thuộc vào mồi bẫy nhiệt, hoặc là tàng hình, chứng tỏ là cái laser kia chưa hiệu quả.
@Joshua_Tree Bác xem mấy video đợt đổ bộ vào Hostomel, rồi có cả video gắn trên đuôi con Mi-8 nữa. Về nguyên lý hoạt động thì mình nghĩ nó sẽ khá hiệu quả, còn trên thực tế thì còn rất nhiều yếu tố từ cự ly bắn tên lửa, số tên lửa cùng bắn tới máy bay,... Cho tới yếu tố bí mật kỹ thuật như đầu dò hoạt động trên dải tần nào, hóa chất trên đạn nhiệt,...những cái này không đơn giản là đời sau thì tốt hơn đời trước, tất cả dựa trên nguyên lý vật lý để các nhà khoa học chế tạo khắc chế nhau, mà muốn biết được thì phải có thông tin trinh sát, tình báo.
Trực thăng nó hoạt động tần suất cao như thế thì thiệt hại vậy là còn ít, nhất là Ka-52 đang được sử dụng với vai trò rất rộng, hoạt động trên tiền tuyến thường xuyên phải đối mặt với hỏa lực phòng không. Trực thăng vốn dễ bị tổn thương trước manpad hơn nhiều các loại máy bay khác do khả năng cơ động hạn chế, gần như dựa hoàn toàn vào trình độ phi công sử dụng địa hình địa vật né tránh và cơ động sử dụng mồi bẫy. Với lại hiện tại không phải chiếc nào cũng được lắp, chủ yếu được lắp trên Ka-52 và 1 số Mi-8, những chiếc này khi hoạt động trong đội hình sẽ bố trí bay phía ngoài để cảnh giới, khi có manpad, hệ thống tự động bắn đạn nhiễu và dùng đèn gây nhiễu và chế áp phòng không, các trực thăng khác khi thấy đạn nhiễu cũng sẽ bắn đạn thủ công theo.
@spetsnaz GRU Em chưa hiểu lắm hoạt động của cái gây nhiễu laser này. Nó có phải bắn trúng tên lửa để gây nhiễu không nhỉ?
@Joshua_Tree Nó chiếu vào cảm biến ấy, giống đi đường mà bị chiếu đèn pha vào mặt ấy bạn.
Một khi đối thủ không thấy gì thì bạn muốn làm gì chả được.
Onlylove2022
ĐẠI BÀNG
2 năm
@Joshua_Tree

Tùy từng hệ thống sẽ có cách vận hành khác nhau.
Gắt v
Mỹ có tiền thì cứ trang bị thôi
Đề nghị trang bị thêm hệ thống tên lửa luôn
Chắc vẫn dính đòn như thường thôi.
Theo thống kê số lượng trên thì chỉ riêng số lượng tên lửa vác vai MANPAD thôi thì đã nhiều như vậy, mà toàn rơi vào các nước nguy cơ cao không nhỉ?
Thấy cũng tốt chỉ phòng thủ chứ đâu có làm gì ai
ThunderBoltz
ĐẠI BÀNG
2 năm
Thiếu USS Vincennes bắn Iran Air Flight 655 rồi , mấy anh Mỹ khiêm tốn viết báo kì ghê
Hun cái nè
giống như đóng bảo hỉm thôi
đsong rẻ định kì ,để phòng rủi ro lớn

mà bảo trì ko đc thì khỏi trang bị .duy trì đội hậu cần riêng của Mỹ trên toàn tg thì quá tốn kém
Phi cơ dân dụng mà bọn trong rừng cũng bắn. Rõ ràng là bọn khủng bố.
Thời xưa thôi. Thời nay tên lửa nó khôn rồi. Máy bay tiêm kích với cường kích trang bị tận răng mà vẫn rụng thì ba cái lase này chắc k ăn thua

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019