Hiện nay Lực lượng Không quân Hoàng gia Anh (RAF) đang sử dụng chiến đấu cơ Typhoon, nhưng RAF đã lên kế hoạch thay thế Typhoon bằng chiến đấu cơ phản lực Tempest vào năm 2035. Tempest là chiến đấu cơ thế hệ 6 đang được phát triển cho RAF, nằm trong chương trình Hệ thống Tác chiến Trên không Tương lai (FCAS). Đúng như tên gọi, chương trình FCAS có mục đích cải thiện năng lực tác chiến trên không của Anh để đối phó với các mối đe dọa ngày càng tăng hiện nay.
Ý tưởng về máy bay Tempest từng được hé lộ tại Triển lãm Hàng không Farnborough hồi tháng 7/2018. Team Tempest hiện đang phát triển máy bay này dưới sự chỉ đạo của BAE Systems, công ty hàng không vũ trụ Anh. Đội ngũ này còn bao gồm ba đối tác quan trọng là Leonardo - công ty hàng không vũ trụ Ý, MBDA UK - một bộ phận của nhà cung cấp hệ thống tên lửa châu Âu MDBA và Rolls-Royce Holdings - nhà thầu quốc phòng và hàng không vũ trụ của Anh quốc.
Ý tưởng của dự án và giai đoạn đánh giá đã bắt đầu khi BAE Systems giành được hợp đồng trị giá xấp xỉ 250 triệu bảng (347 triệu USD) từ Bộ quốc phòng Anh (MoD) để thiết kế và phát triển Tempest vào tháng 7/2021. Đến tháng 4/2023, MoD trao tiếp cho BAE Systems hợp đồng mở rộng lên đến 656 triệu bảng (820,65 triệu USD) để xúc tiến nhanh hơn nữa hoạt động phát triển.
Minh họa hình dáng của Tempest trên bầu trời. Ảnh: GD.
Tempest là một chiến đấu cơ tàng hình, có chế độ lái tự động hoặc có người lái. Nó có tính kết nối cao độ, linh hoạt và có thể nâng cấp để đảm bảo khả năng đón đầu trước các mối đe dọa vốn luôn thay đổi. Dự kiến Tempest sẽ bao gồm kiến trúc mở để dễ thích ứng và nâng cao được mọi tính năng khi cần thiết, điều này gần tương tự như sự khác biệt giữa máy tính bàn (mở) và máy tính xách tay (đóng).
Ý tưởng về máy bay Tempest từng được hé lộ tại Triển lãm Hàng không Farnborough hồi tháng 7/2018. Team Tempest hiện đang phát triển máy bay này dưới sự chỉ đạo của BAE Systems, công ty hàng không vũ trụ Anh. Đội ngũ này còn bao gồm ba đối tác quan trọng là Leonardo - công ty hàng không vũ trụ Ý, MBDA UK - một bộ phận của nhà cung cấp hệ thống tên lửa châu Âu MDBA và Rolls-Royce Holdings - nhà thầu quốc phòng và hàng không vũ trụ của Anh quốc.
Ý tưởng của dự án và giai đoạn đánh giá đã bắt đầu khi BAE Systems giành được hợp đồng trị giá xấp xỉ 250 triệu bảng (347 triệu USD) từ Bộ quốc phòng Anh (MoD) để thiết kế và phát triển Tempest vào tháng 7/2021. Đến tháng 4/2023, MoD trao tiếp cho BAE Systems hợp đồng mở rộng lên đến 656 triệu bảng (820,65 triệu USD) để xúc tiến nhanh hơn nữa hoạt động phát triển.
Minh họa hình dáng của Tempest trên bầu trời. Ảnh: GD.
Tempest là một chiến đấu cơ tàng hình, có chế độ lái tự động hoặc có người lái. Nó có tính kết nối cao độ, linh hoạt và có thể nâng cấp để đảm bảo khả năng đón đầu trước các mối đe dọa vốn luôn thay đổi. Dự kiến Tempest sẽ bao gồm kiến trúc mở để dễ thích ứng và nâng cao được mọi tính năng khi cần thiết, điều này gần tương tự như sự khác biệt giữa máy tính bàn (mở) và máy tính xách tay (đóng).
Khung thân máy bay làm từ vật liệu tổng hợp tiên tiến và bổ sung thêm phụ gia để hoạt động ở nhiệt độ cao. Với chiến đấu cơ này, người ta sẽ áp dụng công nghệ kỹ thuật số và quy trình sản xuất tiên tiến để giảm thời gian chế tạo.
Tempest sẽ hỗ trợ công nghệ tự động hóa mở rộng được quy mô, việc vận hành nó đi từ tự động hóa thấp, tức có người lái, đến tự động hóa cao độ là không người lái. Ở giữa hai thái cực đó là nhiều tùy chọn vận hành nếu như có người lái.
Chiến đấu cơ này có thể hỗ trợ luôn các loại vũ khí hiện có, vũ khí dự kiến trong tương lai gần, và cả vũ khí tương lai như Meteor, tên lửa không đối không ngoài tầm nhìn thế hệ kế tiếp. Hệ thống quản lý tác động của vũ khí sẽ kiểm soát sự phối hợp của mọi loại vũ khí trên chiến trường, tận dụng trí tuệ nhân tạo (AI) và phần mềm tăng cường machine-learning. Nó cũng có cả hệ thống hỗ trợ phòng thủ, với khả năng theo dõi, nhắm mục tiêu và đánh chặn tên lửa đang bay tới.
Mô hình chiếc Tempest.
Tempest đóng vai trò như một nút kết nối trong một mạng lưới gồm nhiều hệ thống. Mạng lưới này là sự kết hợp của nhiều hệ thống như vệ tinh, máy bay, tàu bè, hệ thống phòng thủ mặt đất, …; mỗi hệ thống có khả năng riêng, để tạo ra một hệ thống phức tạp hơn có thể thực hiện các nhiệm vụ mà không hệ thống riêng lẻ nào có thể tự mình thực hiện được.
Chiến đấu cơ sẽ hoạt động phối hợp với các hệ thống khác thuộc chương trình FCAS, như chiến đấu cơ không người lái, các nền tảng dân sự, các vệ tinh và trung tâm an ninh trực tuyến trong những cuộc xung đột tương lai.
Nó cũng nhận dữ liệu từ các nguồn khác nhau để tạo ra thông tin đáng tin cậy và có thể chia sẻ với máy bay có kết nối khác trong đám mây tác chiến. Đám mây tác chiến là mạng thông tin hợp tác, có khả năng phục hồi mạng, phi tập trung ở các địa hình khác nhau như: trên không, trên bộ và trên biển.
Trong chế độ tàng hình, Tempest có thể đạt được sự che khuất tầm nhìn hoàn hảo trên chiến trường thậm chí khi đang chở theo tải trọng lớn, kể cả các vũ khí thế hệ mới như vũ khí năng lượng định hướng & tên lửa siêu thanh.
Quảng cáo
Tempest có buồng lái tùy biến được bởi phi công, họ đội một mũ bảo hiểm có màn hình hiển thị trước mặt. Mũ này chiếu lên các màn hình tương tác thực tế ảo và thực tế tăng cường thế hệ kế tiếp, nên phi công có thể điều khiển trực tiếp ngay trước mắt. Một trợ lý ảo để hỗ trợ phi công cũng đang được thử nghiệm.
Tính năng kiểm soát cử chỉ và theo dõi chuyển động mắt trong buồng lái cho phép đo lường khối lượng công việc của phi công và nhận dạng sự mệt mỏi cũng như căng thẳng tinh thần của phi công.
Tempest sử dụng khái niệm “buồng lái có thể đeo”, có thể ra lệnh bằng giọng nói đi cùng cảm biến phản hồi xúc giác, được tích hợp trong găng tay, đem lại cảm giác chân thực khi chạm vào các nút và công tắc thật. Ảnh: Euro-sd.
Tempest được trang bị động cơ tuabin khí mới Orpheus, do Rolls-Royce chế tạo dành cho chương trình FCAS. Hệ thống đẩy và năng lượng tiên tiến của máy bay sẽ được thiết kế đặc biệt về mặt khí động học để đạt mục tiêu về hiệu suất, phạm vi bay và năng lực chở tải trọng tối ưu.
Nó được cấp điện bởi một hệ thống năng lượng hiệu quả nhằm đảm bảo nguồn điện luôn sẵn có bất kể nhiệm vụ là gì; đi cùng với một hệ thống năng lượng thông minh, quản lý nhiệt tốt để giảm thiểu dấu hiệu nhiệt.
Quảng cáo
Động cơ Rolls-Royce của Tempest. Ảnh: FB.
Công ty Leonardo đang nghiên cứu hệ thống cảm biến ISANKE (cảm biến tích hợp và hiệu ứng phi động lực học) cùng hệ thống liên lạc tích hợp (ICS) cho Tempest. Họ cũng tạo quan hệ đối tác với Mitsubishi Electric để nghiên cứu công nghệ cảm biến JAGUAR và dự định dùng nó trong hoạt động phát triển ISANKE và ICS. ISANKE cung cấp mạng lưới cảm biến khắp khung máy bay, còn ICS cho phép kết nối hệ thống ISANKE với mạng lưới hệ thống rộng lớn hơn trong FCAS.
Theo [1], [2].