Có thể đối với nhiều anh em, cuối năm hay Tết nhất cũng là dịp mà anh em “tút” lại chiếc xe 1 lần, có khi cả năm chưa đi thay nhớt hay rửa xe bao giờ, tranh thủ dịp này làm luôn một thể. Ngoài việc chuẩn bị cho 1 chiếc xe thật ngon lành trước Tết ra thì ngày thường, sẽ có 2 lý do khiến chúng ta tìm tới trung tâm bảo dưỡng, sửa chữa của hãng:
Dù là lý do nào đi chăng nữa, thì việc tỉnh táo trước những gợi ý của nhân viên kỹ thuật là điều cần có và trong bài viết này mình xin chia sẻ lại một kinh nghiệm của mình đối với vấn đề này.
Những điều cần phải biết trước khi mang xe đi tới trung tâm bảo dưỡng:
- Tới thời hạn bảo dưỡng
- Xe có vấn đề, anh em phát hiện những bất thường trong vận hành.
Dù là lý do nào đi chăng nữa, thì việc tỉnh táo trước những gợi ý của nhân viên kỹ thuật là điều cần có và trong bài viết này mình xin chia sẻ lại một kinh nghiệm của mình đối với vấn đề này.
Xác định lý do đi bảo dưỡng
Những điều cần phải biết trước khi mang xe đi tới trung tâm bảo dưỡng:
- Xe đã tới đợt bảo dưỡng ở mốc km nào và ở mốc đó, cần làm những gì. Anh em có thể tìm hiểu việc này thông qua những cuốn sổ bảo dưỡng hoặc sách HDSD đi kèm, mỗi hãng có 1 mốc khác nhau và có những khuyến nghị khác nhau ở các hạng mục cần thay thế, sửa chữa.
- Kiến thức cơ bản về các bộ phận thường xuyên phải bảo dưỡng nhất, chẳng hạn như phuộc, phanh, lốp xe…Cơ bản nghĩa là anh em cần tìm hiểu nhanh qua là 1 hệ thống phuộc, phanh ở điều kiện thông thường nó sẽ hoạt động ra sao là được rồi, không cần phải quá chuyên sâu.
3 yếu tố cần xem xét
Khi mang xe tới trung tâm, sau khi đã ghi nhận vấn đề hoặc tình trạng xe, nhân viên tiến hành kiểm tra xe, sau đó thì họ sẽ thông báo lại cho chúng ta về các hạng mục cần sữa chữa hoặc thay thế. Tất nhiên, việc ra quyết định thay thế - nghĩa là thứ tốn hầu bao của chúng ta nhiều nhất ở mỗi lần bảo dưỡng thì đều nằm ở chúng ta, nên không có gì phải vội.
Thứ 1: Xác định tính hợp lý của các hạng mục được yêu cầu thay thế
Đầu tiên, cần check lại xem những hạng mục mà nhân viên đề xuất thay thế có hợp lý hay không và cần kiểm tra lại xem tình trạng có đúng với nhân viên nói hay không. Ví dụ, khi nhân viên kỹ thuật khuyến nghị cần thay má phanh (bố thắng), chúng ta cần phải thực tế xem tình trạng má phanh có cần thay thực hay không. Nếu không rành, các bạn hỏi nhân viên có thể chỉ cho mình xem 1 cái má phanh còn nguyên là như thế nào, nếu đúng thì đồng ý thay. Mình từng được yêu cầu thay đĩa phanh trước của chiếc Vespa với chi phí theo như mình nhớ là 800k, mình hỏi là đĩa bị như thế nào. Kết quả là vì xe hết má phanh mà vẫn để chạy nên khi bóp phanh thì cái phần kim loại nó ma sát trực tiếp vào dĩa, làm trầy và biến dạng đĩa. Sau khi đã sờ tận tay tình trạng đĩa, mình mới đồng ý thay.
Thứ 2: Chỉ đồng ý thay những thứ tác động trực tiếp đến vận hành xe
Trong 1 lần đi bảo dưỡng định kỳ chiếc GTS, mình được đề xuất thay tay phanh hết mấy trăm nghìn, trong khi mình hỏi lại nó có ảnh hưởng tới việc phanh hay không thì nhân viên bảo không nên mình chắc chắn là không thay thế, ngoại trừ trường hợp bị biến dạng hoặc hư hỏng biến dạng tới mức không còn sử dụng được.
Quảng cáo
Đối với hệ thống treo như phuộc, vấn đề nếu có xảy ra sẽ khiến tay lái bị đảo, rung, phuộc quá sốc khi qua đường gồ ghề,…hoặc nhìn mắt thường thì có thể bị xì dầu nhớt nên nếu không gặp bất kỳ trường hợp nào như vậy thì chúng ta vẫn có thể dùng được. Mình cũng có 1 câu chuyện liên quan đến vấn đề thứ 2 này. Cụ thể là chiếc GTS HPE mà mình mang đi bảo dưỡng bị tình trạng khó đề nổ, bấm đề nhưng cảm giác là không ăn và mất một lúc thì mới lên.
Sau khi nhờ check, các anh kỹ thuật khuyến nghị mình thay ắc-quy và cả bộ đề của xe. Mình đồng ý. Ác-quy hết 980k, củ đề hết 1.240k, là hơn 2 triệu cho vấn đề đó. Sau khi hoàn thành xong các thứ, mình rời khỏi trung tâm bảo dưỡng và dùng thử thì tình trạng đó có vẻ như không khác mấy. Sau này mình mới tỉnh ra, là tại sao cần thay ác-quy khi mọi thứ điện đóm, đèn, còi xe vẫn hoạt động tốt? Còn củ đề, có lẽ cũng chẳng cần phải thay.
Sau này khi đi bảo dưỡng xe ở 1 chi nhánh khác, kỹ thuật viên đó nói là mình có thói quen vừa đề vừa lên ga nên nó không ăn, bỏ thói quen này là được, và đúng là như vậy 😁 Vậy nên, trước một lời đề nghị thay thế gì đó, anh em nên xem xét lại xem có thật sự cần thiết hay không chứ đừng vội vàng vì đôi khi, vấn đề không nằm ở đó.
Thứ 3: Những thành phần liên quan đến động cơ
Quảng cáo
Sau mốc 10k, 20k km thì sẽ có những đợt thay thế lớn. Vì những chi tiết này thường tốn kém, nên tuỳ vào tình trạng xe mà chúng ta quyết định thay thế hoặc không. Ví dụ như đối với các xe tay ga truyền động bằng dây curoa thì khi sử dụng vài chục ngàn km sẽ bị hư hỏng, cần thay thế. Còn đối với chi tiết máy, như bố nồi, chuông nồi, lò xo nồi…tuỳ vào thói quen sử dụng xe mà có hao mòn nhiều hay không.
Khi được đề xuất thay thế, ví dụ như bảo dưỡng ở mốc lớn, hạng mục đó thực sự cần thay, thì nếu tài chính cho phép anh em nên thay. Nếu nhân viên đề xuất sớm hơn mốc thay, thì cần xem xét lại. Đầu tiên là cảm nhận anh em có thấy xe yếu hơn hẳn không, máy có bị gào lớn quá không, và xe có hao xăng nhiều hơn không. Nếu vẫn có thể vận hành bình thường, thì có thể chờ đến mốc bảo dưỡng tiếp theo cũng được. Nhưng máy móc là cái chính cần quan tâm nhiều, nên cứ tới mốc lớn thì anh em nên dành tiền thay thế và nó xứng đáng.
Mong là 1 chút kinh nghiệm của bản thân, những thông tin mình chia sẻ sẽ hữu ích phần nào đó đối với anh em, đặc biệt là những anh em đang sử dụng các dòng xe mà có chi phí thay thế phụ tùng cao. Anh em có chia sẻ gì về vấn đề này thì để lại bình luận bên dưới nhé.