Laptop Acer



Thiết bị quân sự có bị áp chuẩn khí thải không?

Frozen Cat
27/12/2023 12:30Phản hồi: 62
Thiết bị quân sự có bị áp chuẩn khí thải không?
Khi Hội nghị Thượng đỉnh COP28 khai mạc ở Dubai hồi đầu tháng 12/2023, Liên Hợp Quốc bắt đầu gặp nhiều lời kêu gọi nhằm buộc quân đội các nước phải tiết lộ lượng phát thải khí nhà kính (greenhouse gas, hay GHG) ở trong và ngoài nước của họ. Lời kêu gọi minh bạch lượng phát thải khí nhà kính ở các hội nghị toàn cầu không phải là mới, nhưng tiết lộ về lượng khí nhà kính trong hoạt động quân sự lại là một nội dung khá mới mẻ.
Một ước tính được các chuyên gia quốc tế đưa ra vào năm 2022 cho thấy quân đội của mọi nước trên thế giới chiếm khoảng 5.5% lượng phát thải khí nhà kính trên toàn cầu, nhưng có điều là họ không có nghĩa vụ phải báo cáo hoặc giảm thiểu lượng khí thải carbonic của mình theo Công ước Khung của Liên hợp quốc về Biến đổi khí hậu (gọi tắt là UNFCCC).
Tại Hội nghị COP28, UNFCCC đã giám sát việc kiểm kê lượng khí thải trên toàn cầu, đánh giá tiến độ thực hiện các mục tiêu của Thỏa thuận Paris và đề ra các mục tiêu trong tương lai. Tuy nhiên, việc kiểm kê này có thể dựa trên lượng dữ liệu không đầy đủ.
Các nhà khoa học và học giả từ những trường đại học bao gồm Oxford, Columbia, Harvard, Lancaster, Stanford, Durham và Queens Mary đã công bố nhiều nghiên cứu phác họa ra hàng trăm triệu tấn khí thải carbon của hoạt động quân sự chưa được tính đến trong cuộc kiểm kê này.
cac-lanh-dao-tren-the-gioi-tai-cop28.jpg
Các nhà lãnh đạo trên thế giới tập trung tại Dubai, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất, để tham dự hội nghị COP28. Ảnh: Consilium.

Phải chăng báo cáo về lượng khí thải trong hoạt động quân sự là một rủi ro?

Vào năm 1997, việc phát thải trong hoạt động quân sự đã bị loại khỏi Nghị định thư Kyoto vốn nhắm mục tiêu vào khí nhà kính, và lại được miễn trừ khi Thỏa thuận Paris được ký kết vào năm 2015, dựa trên lý do là công bố dữ liệu sử dụng năng lượng có thể đe dọa cho an ninh của các lực lượng vũ trang.


Tristan Sauer, nhà phân tích về quốc phòng tại GlobalData cho biết: “Dữ liệu phát thải chi tiết có thể được các bên đối địch nhau tận dụng để hiểu rõ hơn về mức độ sẵn sàng về mặt quân sự ở những khu vực cụ thể.” Điều này có cơ sở vì giả sử một bên công bố lượng phát thải cao bất thường ở một khu vực mà họ đang tập trung lực lượng, thì bên đối nghịch sẽ có những hành động ứng phó kịp thời ở các khu vực lân cận, gây ra nguy cơ an ninh nhất định cho bên công bố dữ liệu đó. Cho nên dù dữ liệu phát thải không phải là thứ gì đó quá kín kẽ, nhưng trong hoạt động quân sự nó cũng gần như là một bí mật.
Nhưng các nhóm hoạt động môi trường và nhiều học giả đã phản đối tuyên bố này. Trả lời trang Army Technology, Ellie Kinney, nhà vận động của Cơ quan quan sát Xung đột và Môi trường (CEOBS) của Anh cho biết: “Nếu chúng ta nghĩ về những mối đe dọa an ninh lớn nhất mà thế giới phải đối mặt, thì việc quân đội các nước báo cáo dữ liệu của họ không thể nào rủi ro bằng những tác động to lớn của cuộc khủng hoảng khí hậu.
Cơ quan CEOBS làm việc cùng với Chương trình Môi trường Liên hợp quốc (UNEP) và đã đi đầu trong các lời kêu gọi minh bạch về khí thải quân sự. Những lời kêu gọi này cũng được các nhóm môi trường bao gồm Tipping Point North South, Scientists for Global Responsibility và Viện Transnational lặp lại.
cac-nhom-moi-truong-va-hoc-gia-da-keu-goi-cop28-dua-khi-thai-quan-su-vao-chuong-trinh-nghi-su.jpg
Các nhóm môi trường, học giả đã kêu gọi Hội nghị COP28 đưa báo cáo về khí thải quân sự vào chương trình nghị sự. Ảnh: AT.

Theo Benjamin Neimark, nhà sinh thái học chính trị và giảng viên tại Đại học Queens Mary ở London, thì các nhà thầu vũ khí thương mại mà họ có mối quan hệ chặt chẽ với các quân đội trên thế giới không nhận dạng được rủi ro tương tự trong việc báo cáo lượng khí thải.
Benjamin Neimark, nhà sinh thái học chính trị và giảng viên tại Đại học Queens Mary ở London, cho biết trong một cuộc phỏng vấn với Army Technology rằng: “Nhiều nhà thầu vũ khí tham gia vào các hoạt động quân sự toàn cầu đã báo cáo lượng khí thải của chính họ thông qua các sáng kiến CSR và ESG”. Trong đó CSR là sáng kiến Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR) và ESG là sáng kiến Môi trường, Xã hội và Quản trị.
Lockheed Martin, Northrop Grumman, Safran, Leonardo và Thales (thuộc sở hữu một phần của chính phủ Pháp) tất thảy đều báo cáo lượng phát thải ở phạm vi 1, 2 và 3 bất chấp việc họ cung cấp vũ khí cho các hoạt động quân sự rất nhạy cảm của Quân đội Mỹ cũng như các nước khác.
cuoc-chien-tai-ukraina-da-thai-ra-hang-tram-trieu-tan-co2e.jpg
Chiến tranh Nga-Ukraine đã thải ra hàng trăm triệu tấn CO2e.

Khí thải quân sự đã nằm trong chương trình nghị sự của COP28

Cuộc chiến tại Ukraine đã đem đến một trọng tâm mới về tác động môi trường của tình trạng xung đột. Hàng trăm khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái đã bị hư hại, bao gồm các cơ sở công nghiệp, cơ sở hạ tầng về nguồn nước và vệ sinh, các mỏ than và cả cơ sở hạt nhân.


Tại Hội nghị COP27 năm ngoái, Ukraine cho biết họ đã thu thập bằng chứng về 2,000 cuộc xâm phạm môi trường với ý định kiện Nga số tiền là 37 triệu euro (40.4 triệu USD). Những vụ việc này bao gồm phá rừng, phát thải khí độc và thậm chí là cái chết của 120 con cá heo ở Biển Đen.
Các nhà nghiên cứu đã ước tính rằng lượng khí thải trong bảy tháng đầu tiên từ khi cuộc chiến Ukraine nổ ra đã lên tới 100 triệu tấn CO₂ (hoặc tương đương), ngang ngửa với tổng lượng khí thải của Hà Lan trong cùng thời kỳ. Các nguồn phát thải khác nhau được trình bày như bên dưới:

Quảng cáo


bieu-do-the-hien-co-cau-phat-thai-co2e-tai-ukraine-trong-7-thang-dau-cuoc-chien.jpg
Biểu đồ thể hiện cơ cấu phát thải CO₂ (hoặc tương đương) trong 7 tháng đầu của cuộc chiến. Ảnh: Climate focus.
luoc-do-the-hien-tac-moi-truong-tu-khi-nha-kinh-cua-cuoc-chien-ukraina.jpg
Cuộc xung đột tại Ukraina đã thu hút sự chú ý chưa từng có về tác động khí hậu của nó. Điều này bao gồm ảnh hưởng của nó đối với lượng khí thải toàn cầu, cả trong nước và thông qua các con đường quốc tế có tiếng vang, cũng như đối với những nỗ lực không ngừng của Ukraine nhằm khử cacbon cho nền kinh tế và thích ứng. Ảnh: X.

Trước Hội nghị, CEOBS và các nhóm môi trường khác cho biết họ lạc quan rằng báo cáo về khí thải quân sự được thảo luận ở Dubai, quả thực vấn đề này đã được đề cập tại COP28. Bà Kinney chỉ ra rằng vấn đề khí thải quân sự đang nhận được nhiều sự quan tâm của giới truyền thông hơn trước, hơn nữa sự chú ý này không chỉ giới hạn ở các nhóm vận động hành lang và các hãng thông tấn.
Là một phần trong giải pháp giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu hàng năm của EU, các Thành viên Nghị viện Châu Âu (MEP) đã kêu gọi cần có một “đề xuất về việc kê khai minh bạch lượng khí thải trong quân sự cho UNFCCC” tại Hội nghị COP28. Ngoài ra cũng có sự gia tăng các báo cáo về chủ đề này từ Cơ quan Quốc phòng Châu Âu. Thực sự EU có ảnh hưởng đáng kể tại các sự kiện COP. Khối này là bên ký kết riêng trong UNFCCC, đại diện cho 27 quốc gia thành viên.
Chúng ta cũng có thể cho rằng, chỉ có Mỹ mới có nhiều quyền kiểm soát chương trình nghị sự COP28 hơn là EU. Hồi năm 2022, Washington đã cử đại diện Lục quân và Hải quân Mỹ tới COP27, đánh dấu lần đầu tiên phái đoàn Lầu Năm Góc tham dự hội nghị thượng đỉnh và tại COP28 Bộ Quốc phòng Mỹ cũng là một phần trong phái đoàn tại Dubai.
Là tổ chức tiêu thụ năng lượng lớn nhất ở Hoa Kỳ, Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) đã phải đối mặt với những lời chỉ trích vì không thúc đẩy sự thay đổi trong việc báo cáo phát thải hoạt động quân sự.
thuy-quan-luc-chien-dang-huan-luyen-tren-xe-tang-m1-abrams-california-2018.jpg
Một hình ảnh về phát thải trong hoạt động quân sự của DoD: Thủy quân lục chiến đang tiến hành huấn luyện trên xe tăng M1A1 Abrams tại Trại Pendleton, California, ngày 9 tháng 3/2018. Ảnh: Defense.

Quảng cáo


Neta Crawford, Giáo sư ngành Quan hệ Quốc tế tại Đại học Oxford, nói với Army Technology: “Bộ Quốc phòng Mỹ đã thúc đẩy việc miễn trừ [đối với việc quân đội phải báo cáo lượng phát thải] ngay từ đầu. Thế nên họ cũng có thể thúc đẩy việc làm tốt hơn công tác kê khai – và cần công bố dữ liệu kê khai đầy đủ hơn ngay lúc này.”
bieu-do-the-hien-xu-huong-giam-luong-khi-thai-cua-dod-hoa-ky.jpg
Biểu đồ thể hiện lượng phát thải của Bộ Quốc phòng Mỹ từ năm 1975 đến 2022. Lượng khí thải mà DoD báo cáo một cách tự nguyện, mà Crawford cho biết là chưa đầy đủ, đã giảm từ 77 triệu tấn CO2 (hoặc tương đương, gọi tắt là CO2e) vào năm 2010 xuống còn 48 triệu tấn CO2e vào năm 2022.

Thân thiện với môi trường thực sự hay chỉ tô đắp cho hình ảnh bên ngoài?

Bộ Quốc phòng Mỹ đã triển khai nhiều sáng kiến thân thiện với môi trường khác nhau kể từ khi công bố 'Kế hoạch Bền vững' vào năm ngoái. Vào tháng 10/2022, Đơn vị Đổi mới Quốc phòng của DoD đã công bố cuộc hợp tác với các công ty dự án năng lượng tái tạo TechFlow để thử nghiệm việc sử dụng những trạm sạc xe điện tại các căn cứ quân sự của Hoa Kỳ.


Theo bản báo cáo về Xe điện trong Quốc phòng của trang GlobalData, Đơn vị này cũng đã trao hợp đồng cho GM Defense để phát triển một gói pin hạng nặng sau buổi trình diễn thành công nền tảng Xe điện GMC Hummer của công ty vào đầu tháng 7.
xe-dien-gmc-hummer.jpg
Nền tảng Xe điện GMC Hummer. Ảnh: Gearjunkie.

Nhưng quân đội Hoa Kỳ không báo cáo việc sử dụng nhiên liệu cho Quốc hội, và cũng không phân chia rõ ràng từng khoản mục chi phí nhiên liệu riêng biệt trong các cuộc xung đột. Hơn nữa, các hoạt động của không quân trong quân sự là một trong những hoạt động sử dụng nhiều nhiên liệu từ carbon nhất, và việc áp dụng máy bay điện vẫn còn ở giai đoạn rất sơ khai.
lau-nam-goc-chup-tu-tren-cao.jpg
Lầu Năm Góc (trong ảnh) và DoD đã giảm thiểu đáng kể lượng phát thải, dù vậy DoD vẫn là tổ chức tiêu thụ năng lượng lớn nhất ở Mỹ.

Bà Crawford nói: “Những gì DoD nên làm là suy nghĩ lại về các nhiệm vụ và lượng phát thải tổng thể trên toàn cầu. Liệu chúng ta có thực sự cần hơn 700 căn cứ và cơ sở được thiết lập ở nước ngoài không? Phần lớn cơ sở hạ tầng quân sự đó là di sản của quá khứ.
Tại thời điểm công bố bản Kế hoạch giảm lượng phát thải khí nhà kính, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ chưa trả lời các câu hỏi của Army Technology về khí thải, khí thải bền vững hoặc tham vọng của họ trong Hội nghị COP28.
Các chuyên gia khác chỉ ra những rủi ro do biến đổi khí hậu gây ra đối với chính các cơ sở quân sự là lý do đủ để giảm bớt hoạt động. Neimark nói: “Khử dần cacbon trong quân sự có ý nghĩa khi chúng ta nhìn từ góc độ rủi ro. Hãy nhìn vào Norfolk của Mỹ ở Virginia, nơi có nguy cơ bị lũ lụt do mực nước biển dâng cao.”
Theo Viện Nghiên cứu Hòa bình Quốc tế Stockholm, Mỹ có chi tiêu quân sự lớn hơn bất kỳ quốc gia nào khác, lên tới 877 tỷ USD vào năm 2022.
bieu-do-co-cau-chi-tieu-quan-su-cua-5-quoc-gia-chi-nhieu-nhat-the-gioi.jpeg
5 nước có chi tiêu quốc phòng nhiều nhất thế giới.

Với nguồn lực to lớn và ảnh hưởng địa chính trị như vậy, quân đội Hoa Kỳ có cơ hội trở thành tổ chức đi đầu trong việc báo cáo và giảm lượng khí thải nhà kính của các quân đội trên toàn thế giới.
phat-thai-quan-su-toan-cau-cua-cac-nuoc-lon-nhat.jpg
Nếu các quân đội trên thế giới được xem là một quốc gia thì “quốc gia” này sẽ có lượng phát thải carbon cao thứ tư trên thế giới. Ảnh: CEOBS.

Giữa vô số nghiên cứu học thuật, áp lực của các nhóm môi trường và những lời hứa của EU, mọi con mắt đã đặt nhiều kỳ vọng vào sự kiện ở Dubai vào đầu tháng 12. Khí thải quân sự là điểm yếu trong cuộc chiến thế giới về biến đổi khí hậu và COP28 có thể đã củng cố phần nào vai trò tiền tuyến về môi trường của mình. Tuy nhiên khi hội nghị đã trôi qua, thì COP28 vẫn bị chỉ trích vì chưa làm đủ để giải quyết vấn đề khí thải quân sự, nguyên nhân gây ra khoảng 5.5% lượng khí thải nhà kính toàn cầu. Việc thiếu minh bạch trong báo cáo về lượng khí thải quân sự là trở ngại lớn cho việc giải quyết vấn đề này.

Theo [1], [2].
62 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

VŨ khí của bọn nga, tàu, triều, iran cũ kỹ lạc hậu nên ô nhiễm môi trường là đúng rồi. Chứ hàng Âu-Mỹ cải tiến liên tục nên thân thiện với môi trường và người dùng lắm 😁
ledung059
ĐẠI BÀNG
9 tháng
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ Laura Cooper từng thừa nhận xe tăng Abrams "uống xăng như nước", với mức tiêu thụ trung bình khoảng 376 lít nhiên liệu cho 100 km
Chưa kể chế độ vệ sinh lọc khí ngày 2 lần nữa.
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 Động cơ tên lửa, máy bay nhiêu liệu chưa đốt hết. Lửa màu vàng kìa. Lửa xanh tiết kiệm nhé
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 Thế kêu bọn Mỹ bớt sài dioxin, Mỹ và mấy bọn Châu Âu giải giáp hết vũ khí hạt nhân đi toàn phóng xạ,
Cười vô mặt
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 trồng nấm thì đo khí thải kiểu gì?
Đề nghị ủy ban chiến tranh vạch kế hoạch cho các nước tham chiến buộc phải cưỡi ngựa bắn cung để cứu môi trường cho loài người .
@minhthuvc Đề nghị này có lý lắm nè bạn. 😁
@sốt-siêu-vi-sốt-phát-ban-2024 Lên mạng tốn tiền điện của máy tính , đt , modem mạng , trạm phát sóng đt , vân vân và mây mây . Vote viết thư lên lá cây gửi qua đường bộ hẹn nhau địa điểm chiến
Cười vô mặt
@minhthuvc Để có cung tên phải phá rừng nhé, tốt nhất là trần truồng lao vào nhau thông nhau đến chết
@ ict
TÍCH CỰC
9 tháng
@lhdtt Không phá chỉ có ăn không khí 🤣
Mấy ông chính trị gia bịp nhân dân thôi.
Dầu mỏ, khí đốt, khoáng sản vẫn đc khai thác nhiều lên theo thời gian. Ko thể tránh đc
Rồi. Sắp tới lại có 1 hội ra ngồi chặn xe quân sự.
@dualshoсk cử hội đó qua Uka với Gaza liền hèo =))))
chiến tranh là đốt sạch phá sạch ,phun chất độc ,đốt hết oxy ..mục đích làm đối phương không thể sống .Nhân đạo còn chưa có nói gì chữ xanh !! mơ hồ
Huê kỳ và đồng minh ban hành tiêu chuẩn khí thải quân sự war3, các nước sản xuất, buôn bán, sử dụng vũ khí không đạt chuẩn tương đương tội ác chống lại loài người, liên quân sẽ tiêu diệt chế độ độc tài đó và lập nên một chế độ mới thân thiện hơn (với phương tây)
@Đatcỏ114 Hình như đạn hạt nhân không phát thãi khí CO2 😇
@Hoàng Dương Liệt đạn hạt nhân không tự bay đến mục tiêu được, nhưng sau khi phát nổ giảm rất nhiều nguồn phát thải CO2, giống chứng chỉ carbon ấy
Thôi, miễn bàn nha! Quân sự thì đừng bảo sạch sẽ
@nghaimin Hoạt động quân sự là nguyên nhân gây ra khoảng 5.5% lượng khí nhà kính toàn cầu theo thống kê của cơ quan CEOBS, vậy cũng ít đó bạn nghaimin. Nên chương trình nghị sự COP28 chưa quan tâm nhiều là đúng rồi. 😁
@Frozen Cat một khi đã đánh nhau thì mạng người còn chả xem ra gì chứ đừng nói khí thải.
diệt chủng, phóng hỏa... nó còn nhiều tội hơn là phát thải đó
Lonely08
TÍCH CỰC
9 tháng
@Quang Tùngg Vậy còn bảo vệ phần nhân loại đang sống thì sao hả bác? Điều này có vô lý không??
Mấy nhà “Môi trường” này cho tiền bảo ăn 💩 cũng khen ngon như thường.
Dungbro
ĐẠI BÀNG
9 tháng
cái thuyết môi trường xàm lìn, toàn dùng làm công cụ chính trị của mấy nước lớn đi dí mấy nước nhỏ và đang phát triển. Bản chất là tốt nhưng mấy thằng to vi phạm thì bỏ ra ngoài, nói chung luật các ông vẽ ra chỉ để có lợi cho mấy nước phát triển
@Dungbro vẽ ra để kìm hãm mấy nước yếu hơn, muốn thành cường quốc thì phải nắm vững công nghệ lõi là ngành công nghiệp nặng
Ông Mỹ chi tiêu quân sự gần bằng một nửa thế giới cộng lại
Không chiến tranh ở này thì cũng nổ ra ở nơi khác, chẳng biết đến bao giờ con người mới ngừng chiến tranh?
@Jimmii Nam Có lẽ còn lâu lắm bạn Nam ạ.
Mang hết lên không gian mạng mà đánh cho hết ô nhiễm khí thải. 🤣🤣🤣🤣
okangel
ĐẠI BÀNG
9 tháng
Quân sự ng ta quan tâm hiệu suất, hiệu quả, ở đó mà lo chống biến đổi khí hậu :v chẳng ai đang đánh nhau chạy ra nói xe tăng/máy bay mày gây ô nhiễm rút khỏi chiến trường cho tao hết =)) hoặc kiểu đang đánh chạy ra hỏi thiết bị mày dùng có chứng nhận kiểm định môi trường chưa, k thì rút cho tao =))
Theo mình thì nên ô nhiễm và độc hại. Bắn 1 quả missile rồi xả thêm tí khói cho tụi nó mù mắt và ngạt thở không thể chạy để tên lửa nó lụm gọn. Vũ khí giết người mà còn đạo đức thì giả giả sao í. Ý kiến lan man cá nhân thui. Hahaha
vẫn là mấy anh phương tây, vẽ ra cái tiêu chuẩn xanh cũng là chiêu trò đốn ngã kẻ khác, như bọn mỹ bán tiêu chuẩn xanh nhằm nâng giá sp của quốc gia khác khi xuất khẩu cho mỹ, còn mỹ thì nó kệ không cần tiêu chuẩn xanh. tiêu chuẩn xanh cũng là 1 vũ khí để danh chính ngôn thuận chặn lại hàng hóa của quốc gia khác luôn, muốn có tiêu chuẩn xanh thì anh phải mua tiêu chuẩn hoặc nhập nhà máy do tôi sản xuất mới được tiêu chuẩn xanh
Mig tuy đời cũ nhưng thường xuyên phọt khói trắng khi chiến đău. Có lẽ bị hở xéc măng rồi.
Im lặng đi

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019