Camera giám sát Reoqoo

Camera giám sát Reoqoo


Tiểu đường type 1 – Hiểu dõ để có phương pháp phòng ngừa

12/12/2022 3:54Phản hồi: 3
Tiểu đường type 1 – Hiểu dõ để có phương pháp phòng ngừa
Bệnh tiểu đường type 1 bệnh lý cần được điều trị suốt đời. Bệnh do hệ thống miễn dịch bị phá hủy các tế bào beta sản xuất insulin trong tuyến tụy hoặc không tiết ra insulin. Tình trạng này kéo dài khiến lượng insulin lưu hành trong máu rất ít, không thể điều hòa lượng đường trong máu, gây nguy hiểm đến tính mạng bệnh nhân. Nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dẫn tới những biến chứng nguy hiểm.

Tiểu đường type 1 là bệnh gì


Tiểu đường type 1 (đái tháo đường tuýp 1) là một bệnh rối loạn chuyển hóa mạn tính, trong đó cơ thể không sử dụng được glucose do thiếu hụt sản xuất insulin hoặc không sử dụng được insulin hoặc cả hai. Phần lớn tiểu đường tuýp 1 xảy ra ở trẻ em và những người trẻ tuổi (thường gặp nhất là dưới 20 tuổi), chiếm khoảng 5 – 10% tổng số trường hợp mắc bệnh tiểu đường. Ở thể này, các triệu chứng bệnh xảy ra đột ngột, tiến triển nhanh nên có thể dễ dàng phát hiện bệnh. Bình thường cơ thể lấy năng lượng từ các thành phần glucose, lipid, protein. Trong đó glucose cung cấp nguồn năng lượng chính cho các tế bào, cho não, cơ…hoạt động. Nhưng muốn sử dụng được glucose thì cần phải có insulin. Trong hầu hết các trường hợp, nguyên nhân gây bệnh tiểu đường type 1 là do hệ thống miễn dịch của chính cơ thể người bệnh tấn công và phá hủy một phần của tuyến tụy sản xuất insulin.

Dấu hiệu của bệnh tiểu đường


Các dấu hiệu nhận biết của bệnh tiểu đường thay đổi ít nhiều theo tuýp bệnh tiểu đường, đôi khi rất nhẹ, thậm chí không có triệu chứng rõ ràng khiến người bệnh khó phát hiện bản thân mắc bệnh, mãi đến khi bệnh có những biến chứng mới bắt đầu thăm khám và được điều trị.

Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1



Triệu chứng của bệnh tiểu đường type 1

Khát nước nhiều

Nhanh đói mặc dù mới ăn xong

Khô miệng

Đau bụng và nôn

Đi tiểu thường xuyên

Giảm cân không rõ nguyên nhân, mặc dù bạn đang ăn rất nhiều và thường xuyên cảm thấy đói

Mệt mỏi

Quảng cáo



Nhìn mờ

Thở hít vào nhanh, sâu (hay còn gọi là kiểu thở Kussmaul)

Hay bị nhiễm trùng da, nhiễm trùng đường tiết niệu hoặc âm đạo

Hay cáu kỉnh hoặc thay đổi tâm trạng

Đái dầm vào ban đêm ở trẻ mà trước đó không có đái dầm

Dấu hiệu cấp cứu với bệnh tiểu đường type 1 bao gồm:

Quảng cáo


  • Lú lẫn
  • Thở nhanh
  • Mùi trái cây cho hơi thở của bạn
  • Đau bụng
  • Mất ý thức (hiếm khi xảy ra).

Nguyên nhân gây nên tiểu đường type 1


Tiểu đường type 1 do tế bào beta của tuyến tụy bị phá hủy nên người bệnh không còn hoặc còn rất ít insulin, 95% do cơ chế tự miễn (tuýp 1A), do hệ miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy các tế bào sản xuất insulin có trong tuyến tụy, khiến bệnh nhân không có hoặc có ít insulin, dẫn đến lượng đường tích lũy trong máu thay vì di chuyển đến các tế bào, 5% không rõ nguyên nhân.

Nguyên nhân chính xác của tiểu đường type 1 vẫn chưa được biết. Các tế bào của hệ miễn dịch của cơ thể, bình thường chỉ chống lại các tác nhân gây hại, vì một lí do nào đó đã phá hủy các tế bào tiết insulin. Nguyên nhân gây ra tình trạng đó vẫn còn đang được tiếp tục nghiên cứu.Tuy nhiên, ghi nhận đa số trường hợp bệnh nhân mắc bệnh thấy rằng, khi thành viên trong gia đình mắc bệnh thì bạn cũng có nguy cơ nhẹ mắc bệnh. Hoặc các yếu tố môi trường, phơi nhiễm với một số loại virus cũng là yếu tố nguy cơ của bệnh.

Biến chứng nguy hiểm của tiểu đường type 1


Triệu chứng khi có biến chứng:

Biến chứng cấp tính
  • Hôn mê nhiễm toan ceton: yếu, mệt mỏi, khát nước, khô da, chuột rút, mạch nhanh, tụt huyết áp (dấu hiệu mất nước), rối loạn ý thức (lơ mơ, ngủ gà, hôn mê), buồn nôn, thở nhanh, hơi thở mùi táo thối. Biến chứng này cần phải điều trị cấp cứu.
  • Hô hấp: Bệnh nhân tiểu đường dễ bị viêm phổi và viêm phế quản do bị bội nhiễm vi khuẩn.

Biến chứng mạn tính


  • Nhìn mờ (do biến chứng võng mạc, đục thủy tinh thể)
  • Đau ngực thường không điển hình (do biến chứng mạch vành)
  • Tê bì dị cảm ở bàn chân (biến chứng thần kinh)
  • Loét, nhiễm trùng bàn chân
  • Đầy bụng, chậm tiêu, nuốt khó (biến chứng thần kinh tự động gây liệt dạ dày, thực quản)
  • Tiêu hóa: Người bệnh có thể bị viêm quanh nướu răng, rối loạn chức năng gan, viêm loét dạ dày, tiêu chảy.
  • Da: Bệnh nhân có thể thấy ngứa ngoài da, hay bị mụn nhọt, lòng bàn tay và bàn chân ánh vàng, xuất hiện u màu vàng gây ngứa ở gan bàn chân, bàn tay, mông, viêm mủ da…

Nguy cơ mắc phải




Độ tuổi có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1

Những ai có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường type 1


Nhìn chung, bệnh đái tháo đường type 1 ít gặp hơn nhiều so với tiểu đường type 2. Nam giới thường bị tiểu đường tuýp 1 nhiều hơn phụ nữ, đặc biệt là những người có vấn đề ở tuyến tụy hoặc trong gia đình có tiền sử mắc bệnh lý này. Bệnh thường bắt đầu ở lứa tuổi từ 4–7 tuổi và 10–14 tuổi
Tiền sử gia đình: gia đình có bố hoặc mẹ mắc tiểu đường type 1 thì con cái có nguy cơ mắc bệnh cao hơn.

Các yếu tố môi trường: phơi nhiễm với virus như Coxsackie, Rubella có thể khởi phát tình trạng phá hủy tế bào beta đảo tụy.

Địa lý: người ta nhận thấy ở một số quốc gia như Phần Lan, Thụy Điển có tỉ lệ mắc tiểu đường tuýp 1 cao hơn.

Một số yếu tố nguy cơ khác có thể bao gồm:

  • Tiếp xúc với một số virus, chẳng hạn như virus Epstein-Barr, virus Coxsackie, virus rubella và cytomegalovirus có thể gây hủy hoại hệ thống tự miễn dịch của các tế bào tiểu đảo, hoặc virus lây nhiễm trực tiếp sang các tế bào này
  • Sớm uống sữa bò.
  • Nồng độ vitamin D thấp.
  • Uống nước có chứa nhiều nitrat.
  • Cho em bé tập ăn ngũ cốc và gluten sớm (trước 4 tháng) hoặc trễ (sau 7 tháng).
  • Có mẹ bị tiền sản giật trong giai đoạn mang thai.
  • Bệnh vàng da bẩm sinh.

Các biện pháp chẩn đoán bệnh tiểu đường type 1


Chẩn đoán tiền tiểu đường được thực hiện khi xuất hiện một trong các rối loạn sau:
  • Rối loạn glucose huyết đói (impaired fasting glucose – IFG) trong khoảng 100 – 125 mg/dL hoặc 5.6 – 6.9 mmol/L.
  • Đường huyết bất kì >11,1 mmol/l, kèm triệu chứng của tăng đường huyết (ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều)
  • Đường huyết lúc đói (nhịn ăn >8-14h) >7 mmol trong 2 buổi sáng khác nhau
  • Đường huyết 2 giờ sau khi uống 75g glucose >11,1 mmol/l (nghiệm pháp tăng đường huyết)
  • HbA1c (định lượng bằng phương pháp sắc kí lỏng) trong khoảng 5.7 – 6.4% hoặc 39 – 47 mmol/mol.
Ngoài ra:
  • Nghĩ đến tiểu đường type 1 khi: tuổi khởi phát <30, triệu chứng rầm rộ, tiền sử gia đình có người bị bệnh, mắc bệnh tự miễn khác. Xét nghiệm có kháng thể kháng đảo tụy, định lượng insulin máu thấp hoặc bằng 0
  • Các xét nghiệm khác: Cholesterol, HDL-C, LDL-C, Triglycerid, tổng phân tích nước tiểu tìm protein niệu, xét nghiệm nước tiểu 24h
  • Soi đáy mắt: tìm các tổn thương võng mạc
  • Điện tâm đồ: tìm các dấu hiệu của bệnh mạch vành.

Các biện pháp điều trị bệnh tiểu đường type 1


Bệnh tiểu đường type 1, bệnh có thể diễn biến xấu đi rất nhanh cho nên người được chẩn đoán mắc bệnh có thể cần được chữa trị tại bệnh viện. Bạn có thể cần phải kiểm tra lượng đường huyết mỗi tuần cho đến khi kiểm soát hoàn toàn.

Bên cạnh việc sử dụng các loại thuốc điều trị tiểu đường type 1, những phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường type 1 thông thường bao gồm:

  • Chế độ ăn phù hợp: đủ chất đạm, chất béo, đường, vitamin, muối khoáng và nước với khối lượng hợp lí.
  • Tập thể dục đều đặn: 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần.
  • Kiểm soát đường huyết: đối với tiểu đường type 1 thì kiểm soát bằng insulin ngoại sinh là chủ yếu. Dùng theo phác đồ, tuân thủ giờ tiêm và liều lượng tránh bị tụt đường huyết. Các loại insulin gồm có: insulin thường (tác dụng rất nhanh và nhanh, insulin Lispro, Actrapid..), insulin bán chậm (NPH, Lente..), insulin chậm (ultralente..), insulin hỗn hợp (Mixtard..), insulin nền (Lantus).
  • Kiểm soát huyết áp: ưu tiên ức chế men chuyển/ức chế thụ thể khi có biến chứng thận (captopril, ibesartan, losartan..)

Phòng ngừa bệnh tiểu đường type 1


Không thể phòng ngừa được bệnh tiểu đường type 1, nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể giảm bớt nguy cơ bệnh tiến triển thành tiểu đường tuýp 2 bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hàng ngày, có kế hoạch tập luyện thể chất đều đặn, hợp lý.

Chế độ ăn uống




Chế độ ăn uống điều trị bệnh tiểu đường type 1

Chế độ ăn uống đóng vai trò cực kỳ quan trọng, giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát bệnh.
Nguyên tắc cơ bản trong chế độ ăn bệnh tiểu đường: đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, không làm tăng đường huyết nhiều sau ăn, không làm hạ đường huyết xa bữa ăn nhằm duy trì hoạt động thể lực bình thường và duy trì cân nặng hợp lý.

Thiết kế bữa ăn đơn giản, không quá đắt tiền và phù hợp với tập quán địa phương.

Cân bằng tỷ lệ carbohydrate, protein và chất béo; bổ sung những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng, ít chất béo và calo như rau củ, trái cây, các loại ngũ cốc nguyên hạt; theo dõi đường huyết sau bữa ăn… Bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc các chuyên gia dinh dưỡng để được hướng dẫn chế độ ăn uống thích hợp.

Tập thể dục


Bạn nên tập thể dục thường xuyên hơn vì tập thể dục có thể giúp kiểm soát lượng đường huyết. Ngoài ra, bạn cũng cần phải chăm sóc chân và kiểm tra mắt thường xuyên để ngăn chặn các biến chứng trong tương lai.

Việc vận động không chỉ giúp giảm chỉ số đường huyết, duy trì cân nặng ở mức ổn định mà còn giúp giảm nguy cơ bệnh tim mạch…Khuyến cáo bệnh nhân tiểu đường tập thể dục thể thao ít nhất 5 ngày mỗi tuần với thời gian tập 30 phút mỗi ngày, bệnh nhân có thể tham khảo ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn bài tập phù hợp.

=> Gợi ý cho bạn: Top 6 thuốc điều trị tiểu đường hiệu quả không nên bỏ qua

Hy vọng qua bài chia sẻ trên, bạn đã hiểu rõ hơn về bệnh tiểu đường tuýp 1 cũng như biện pháp điều trị và phòng ngừa bệnh tiểu đường type 1. Tuy bệnh tiểu đường là bệnh chưa có phương pháp điều trị tận gốc, nhưng bạn cũng đừng buồn vì khoa học hiện đại có thể giúp bạn kiểm soát được tình trạng bệnh một cách tốt nhất. Chúc bạn thành công.

Hãy theo dõi các bài viết mới của Sức Khoẻ Là Vàng để cập nhật những thông tin hữu ích về bệnh tiểu đường type 1 nhé !
3 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019