Sau những gì đã xảy ra với Blizzard Entertainment, rồi gần đây nhất là màn ra mắt Diablo Immortal và Overwatch 2, cộng đồng gamer, đặc biệt là những fan trung thành của Blizzard đặt rất nhiều kỳ vọng vào Diablo IV, tác phẩm ra mắt tròn 11 năm kể từ khi Diablo III phát hành.
Điều may mắn là, Diablo IV hoàn toàn không phải một màn trình diễn gây thất vọng. Nó không hoàn hảo trong mắt những nhà phê bình. Vẫn có một vài khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình làm cỏ quân đoàn ác quỷ từ địa ngục, dẫn đầu bởi nhân vật Lilith khiến người chơi Diablo IV cảm thấy chưa ổn thỏa. Một trong số đó là cửa hàng bán đồ ảo nhưng bằng tiền thật. Với hệ thống battle pass dự kiến xuất hiện khi game ra mắt, ai có tiền hoàn toàn có thể pay to win đúng nghĩa đen. Thêm vào đó, vài khía cạnh liên quan tới những món đồ Legendary mạnh nhất game có thể khiến quá trình cày cuốc trở nên mệt mỏi.
Nhưng, bỏ qua hai vấn đề ấy, Diablo IV vẫn là một tác phẩm nhập vai hành động vừa đã tay, vừa có tiềm năng tăng doanh số cho các hãng bán chuột gaming. Và dưới đây là những gì các nhà phê bình nhận xét về Diablo IV.

[Clip] Đánh giá chi tiết Diablo IV
Thiết nghĩ, giờ đánh giá chi tiết một trò chơi như Diablo IV, hay bất kỳ tác phẩm game as a service nào phát hành, chúng ta sẽ phải tiếp cận vấn đề hệt như lúc đánh giá iPhone. Những ngày đầu, tác động của game đối với anh em sẽ rất lớn…
tinhte.vn
Điều may mắn là, Diablo IV hoàn toàn không phải một màn trình diễn gây thất vọng. Nó không hoàn hảo trong mắt những nhà phê bình. Vẫn có một vài khía cạnh ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình làm cỏ quân đoàn ác quỷ từ địa ngục, dẫn đầu bởi nhân vật Lilith khiến người chơi Diablo IV cảm thấy chưa ổn thỏa. Một trong số đó là cửa hàng bán đồ ảo nhưng bằng tiền thật. Với hệ thống battle pass dự kiến xuất hiện khi game ra mắt, ai có tiền hoàn toàn có thể pay to win đúng nghĩa đen. Thêm vào đó, vài khía cạnh liên quan tới những món đồ Legendary mạnh nhất game có thể khiến quá trình cày cuốc trở nên mệt mỏi.
Nhưng, bỏ qua hai vấn đề ấy, Diablo IV vẫn là một tác phẩm nhập vai hành động vừa đã tay, vừa có tiềm năng tăng doanh số cho các hãng bán chuột gaming. Và dưới đây là những gì các nhà phê bình nhận xét về Diablo IV.
Alessandro Barbossa - Gamespot: 8/10
Mỗi khu vực riêng của bản đồ trong Diablo IV đều tràn ngập chi tiết đồ họa, và các nhà làm game đã lồng ghép cái chất ma mị ghê rợn, những thứ thực sự hợp rơ với cốt truyện có phần bạo lực của trò chơi. Đương nhiên việc thay đổi bầu không khí của game không phải bước sửa lỗi của Blizzard sau những gì họ đã làm với Diablo III, với cái thế giới rực rỡ tràn ngập sắc màu và ánh sáng.
![[IMG]](https://photo2.tinhte.vn/data/attachment-files/2023/05/6448733_Tinhte-Diablo7.jpg)
Trái ngược với phần 3, Diablo IV kết hợp rất tinh tế những mảng màu với bầu không khí u ám để nhấn nhá những ý tưởng về hy vọng chiến thắng cái ác, khi xung quanh vẫn là sự ảm đạm và hoang mang quét ngang khung cảnh thế giới. Nhưng khi camera zoom gần trong những đoạn hội thoại để tăng tính điện ảnh, chi tiết nhân vật và môi trường giảm đi, trải nghiệm bị ảnh hưởng. Bất chấp chuyện ấy, phần nghe nhìn của Diablo IV vẫn ấn tượng, trình diễn một cách choáng ngợp, nhưng vẫn đủ rõ ràng về mặt thông tin khi trận đánh trở nên cuồng loạn.
Với “chi phí” đổi chỉ số, không giới hạn lần đổi, Diablo IV luôn thôi thúc người chơi thử nghiệm những điều mới mẻ. Không như cách tiếp cận khả năng nâng cấp nhân vật “sai thì không sửa lại” như trong Diablo II, bạn hoàn toàn có thể lột xác nhân vật đang chơi, cộng lại hết chỉ số với một khoản vàng nho nhỏ cày được, hoặc biến nhân vật có chỉ số khác hẳn, hoặc tinh chỉnh vài chỉ số nếu thấy combat khó khăn. Sự tự do này không khác nhiều so với cơ chế của Diablo III, nhưng vẫn yêu cầu người chơi hiểu từng chỉ số tương tác với nhau ra sao để nhân vật khỏe nhất.

Có cảm giác, cơ chế chỉ số nhân vật trong Diablo IV là tổng hòa của mọi thứ từng hiện diện trên các phiên bản trước đó, từ đó cho phép người chơi thử nghiệm càng nhiều lối đánh càng tốt.
Diablo IV, ở thời điểm hiện giờ, không thể tránh khỏi việc bị so sánh với những phiên bản trong quá khứ. Nhưng may mắn, nó là một trò chơi được tạo ra với đầy đủ những kinh nghiệm và những bài học khiến từng phiên bản trước được yêu mến hoặc chê bai. Cách tiếp cận của các nhà làm game được cân nhắc cẩn trọng, để kết hợp những yếu tố của những phần trước, tạo ra một hệ thống đủ sức trở thành tiêu chuẩn mới cho game nhập vai hành động. Kết hợp gameplay với những tiêu chuẩn mới của cách kể chuyện trong series Diablo, cùng nền tảng cốt truyện ấn tượng, Diablo IV sẽ là tác phẩm được rất nhiều người gắn bó trong thời gian tới.
Aaron Zimmerman - Ars Technica
Diablo IV đánh dấu sự trở lại của cây kỹ năng, thứ đã bị loại bỏ trong phần III, nhường chỗ cho một hệ thống kỹ năng và rune có phần thân thiện hơn với những người chơi mới. Đây là điều tốt, vì nhờ đó, rất dễ để tạo ra một bộ build nhân vật vui vẻ, với rất nhiều chỉ số tương thông với nhau. Nhưng nói vậy cũng phải đề cập tới chuyện, nhiều người đã gọi “cây kỹ năng” giống mấy cái cành hơn là cả cái cây. Họ không sai đâu. Mỗi skill cho anh em dùng trong chiến đấu cơ bản là có một chuỗi nâng cấp, thường là chọn 1 trong hai nâng cấp khả thi. Đôi lúc còn không có lựa chọn, phải bấm vào một ô nâng cấp duy nhất.
Quảng cáo
Chiến đấu, như kỳ vọng, tạo ra trải nghiệm đã tay mà không game nhập vai hành động nào khác có thể so sánh được. Kết hợp với những kỹ năng đẹp mắt, sướng tay là âm thanh đầy nội lực, khiến cảm giác chiến đấu trong game gây nghiện hơn bao giờ hết. Click chuột vào những con quái vật cho đến khi chúng hết máu chưa bao giờ phê đến như thế. Tốc độ trận đấu cảm giác hơi chậm hơn, bớt đi phần nào cảm giác như siêu anh hùng trong Diablo III, và khi có thêm nút né đòn, game luôn nhấn mạnh sự khó khăn khi vài nhân vật phải đối chọi lại quân đoàn quái vật từ địa ngục.

Đừng kỳ vọng chuyện có thể mặt đối mặt với đối thủ, rồi kiểu gì chúng cũng hết máu trước. Hầu hết thời gian, Diablo IV tạo ra trải nghiệm của một game hành động thực thụ, nhất là khi bạn dùng tay cầm, giải pháp tạo ra bất ngờ, khi chơi game bằng tay cầm thay vì chuột phím vẫn là lựa chọn cực kỳ tuyệt vời.
Đấu trùm cũng là thứ tạo ra những điểm mới mẻ, mỗi con trùm đều có cơ chế riêng để bạn khai thác và đánh vào điểm yếu. Hồi máu cũng ấn tượng không kém. Giờ chỉ có tối đa 4 bình máu lúc bắt đầu, nhưng càng chơi, số lượng lẫn chất lượng bình máu sẽ tăng lên. Nhặt máu từ đối thủ đã nằm xuống không hồi máu ngay lập tức, mà trả về bình để dùng dần. Vì tác động của những kỹ năng hồi máu không còn lớn nữa, việc tối ưu bình máu là thứ tạo ra thử thách khác trong gameplay.
Paul Tassi - Forbes: 9/10
Rất dễ để tôi đi đến kết luận, nếu bạn yêu Diablo II và III, bạn cũng sẽ yêu mến Diablo IV. Còn nếu bạn cảm thấy series này cày cuốc mệt quá, hoặc cảm giác lặp đi lặp lại, thì Diablo IV cũng chẳng thể thay đổi được quan điểm của bạn đâu. Bù lại, có một điểm sáng rất đáng lưu tâm, đó là cốt truyện của phần mới, thứ tạo ra tác động lớn hơn nhiều so với những phần trước đó.
Quảng cáo
Những gì chúng ta thấy trong Diablo IV là nỗ lực kết hợp những khía cạnh tuyệt vời nhất của Diablo II và III. Hầu hết thời gian nỗ lực này thành công. Chúng ta trở lại thế giới phong cách gothic ảm đạm tối tăm u ám của phần II. Những khu vực trong game tráng lệ theo cái cách rất riêng. Những chi tiết mới đã được đưa vào nhân vật của bạn điều khiển, cả chi tiết cơ thể lẫn chi tiết giáp trụ và trang bị.

Thứ đổi mới nhất chính là hệ thống loot đồ. Giờ chẳng còn những món đồ đi theo từng bộ với nhau, khiến anh em phải kiếm đỏ mắt cho đủ set, vì chỉ số thưởng khi mặc đủ bộ là quá lớn. Giờ, Diablo IV khuyến khích bạn kết hợp những dòng chỉ số của đồ legendary, với những chỉ số mở được trong từng dungeon, và những chỉ số trong cây nâng cấp paragon, rồi kết hợp tất cả chúng với việc nâng cấp từng kỹ năng nhân vật.
Về mặt cốt truyện, đương nhiên, Lilith, lồng tiếng bởi Caroline Faber, là ngôi sao của toàn bộ màn trình diễn. Cô diễn viên ấy, và màn trình diễn của cô không chỉ là làn gió mới thay thế cho những con trùm hung hăng đã quá quen thuộc với các bạn, kể cả Diablo. Chúng ta lần này được đối mặt với một đối thủ đáng gờm, với khả năng kiểm soát cả một lãnh địa rộng lớn, và thậm chí còn được tôn thờ. Không spoil gì cả, nhưng cá nhân tôi thấy có một cảnh ở Act cuối, thứ mà tôi cho rằng là màn trình diễn tuyệt vời nhất từ Blizzard. Xét tới chất lượng cinematic của Blizzard, nhận định như thế thì các bạn biết chất lượng Diablo IV ra sao rồi đấy.
Jez Corden - Windows Central: 10/10
Diablo IV là một kiệt tác toàn diện. Không có cách nào khác để mô tả nó cả. Cốt truyện thì xứng đáng tầm Oscar, cả nội dung lẫn phương pháp tự sự. Cả những nhân vật mới và những người quen trong những phần trước đều có màn trình diễn xứng đáng đứng trong hàng ngũ những nhân vật xuất sắc nhất mà Blizzard từng tạo ra. Lúc chơi bản beta, tôi đã ngầm nhận ra đây sẽ là trò chơi khiến tôi tốn rất nhiều thời gian. Nhưng chỉ đến khi chơi bản chính thức, tôi mới được trải nghiệm cốt truyện mà cá nhân đánh giá là một trong số những mục chơi đơn xuất sắc nhất trong vòng 10 năm trở lại đây, thứ đủ sức đưa Blizzard lên một cái tầm hoàn toàn mới.
Có cảm giác, vài nhà phê bình game khác sẽ phàn nàn tính lặp đi lặp lại của vài khía cạnh trong trò chơi, như dungeon phụ và những sự kiện diễn ra trong thế giới game. Phải thừa nhận vài dungeon có kết cấu và bố cục giống hệt nhau, bất kể bạn đang ở đâu, và thực ra điều này cũng đã được chỉ ra từ hồi beta rồi. Hầu hết mọi dungeon đều tuân thủ nghiêm ngặt công thức chung, tức là muốn đánh trùm thì phải kiếm chìa khóa.

Bản chất kết cấu của game khiến Diablo IV bị giới hạn trong việc đẩy mức độ phức tạp của từng dungeon. Đương nhiên vẫn có cảm giác Blizzard còn không gian để cải thiện khía cạnh này. Không có những câu đố đòi hỏi người chơi suy luận, những boss về sau cũng chỉ là những phiên bản mạnh hơn của những con trùm đã gặp trước đó. Và cảm giác phần thưởng cũng không tương xứng để bỏ thêm thời gian mày mò từng góc của một dungeon.
Đương nhiên, một trong những thứ khiến tôi thích nhất ở Diablo IV là cái cách thế giới thay đổi, hệ quả của những hành động mà nhân vật tôi điều khiển đã làm trong game. Bạn sẽ có thể quay trở lại những thành phố đã tới thăm trước đó, rồi quan sát mọi thứ, kể cả con người thay đổi ra sao sau vìa nhiệm vụ. Họ sẽ có những câu thoại mới, phản ánh thế giới đã thay đổi xung quanh họ. Đấy là những tiểu tiết tuyệt vời, mô tả mức độ công sức mà Blizzard đã bỏ ra để khiến thế giới của Diablo IV cuốn hút và giàu sức sống nhất có thể.

Không phủ nhận việc Blizzard không còn là cái tên được trọng vọng như xưa. Chính cộng đồng người hâm mộ cũng có những tranh cãi về việc những series game của họ nên tiếp nối ra sao. Tôi vẫn nhớ cái drama xung quanh Diablo III, từ phong cách đồ họa đến nhà đấu giá vật phẩm bằng tiền thật trong game. Tất cả càng không thể quên được cái khoảnh khắc Diablo Immortal được giới thiệu, “các bạn không có điện thoại à?"
Tôi có cảm giác, Diablo IV chứng tỏ Blizzard vẫn thừa đủ khả năng đem tới cho các fan trung thành một tác phẩm xuất sắc, cùng lúc vẫn đủ thân thiện để chào đón những người chơi mới. Và riêng ở khoản đó, Diablo IV đã hoàn thành trên cả tuyệt vời. Chất lượng điện ảnh của game đã lột xác cả thể loại hành động nhập vai, và những studio game sẽ học hỏi được những kinh nghiệm để tạo ra những tác phẩm ở tầm cỡ như thế này, giữa cái thời kỳ thế giới tràn ngập những game bắn súng với hình ảnh đầy màu sắc, hay những game nhập vai tối giản, kiếm tiền bằng hệ thống gacha.