[TỔNG QUAN] Tiêu chảy và 8 điều cần biết khi gặp phải

minhphuong9201
2/6/2022 4:51Phản hồi: 1
[TỔNG QUAN] Tiêu chảy và 8 điều cần biết khi gặp phải
Tiêu chảy là tình trạng rối loạn tiêu hóa rất hay gặp ở cả người lớn và trẻ em. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới WHO mỗi năm có tới hàng tỷ người bị mắc tiêu chảy. Trong số đó có tới hàng triệu người chết vì tiêu chảy. Đây là con số gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về mức độ nguy hiểm của căn bệnh này. Để hiểu rõ hơn về nguyên nhân, triệu chứng từ đó đưa phác đồ điều trị phù hợp; hãy cùng chúng tôi tham khảo bài viết sau.

1. Tiêu chảy là gì?

Theo định nghĩa của Bộ Y tế, tiêu chảy là tình trạng đi đại tiện phân lỏng, nhiều nước bất thường từ 3 lần trở lên trong 24 giờ.
Lưu ý: Nếu đi đại tiện nhiều lần mà phân bình thường thì không phải tiêu chảy. Ở trẻ em bú mẹ hoàn toàn, đi phân sệt là bình thường.
Tình trạng này hay gặp phải: do nhiễm khuẩn, do thức ăn hoặc do tổn thương đường ruột,… khiến cho thức ăn khó tiêu hóa, nhu động ruột tăng nhanh làm thức ăn nhanh chóng bị đào thải ra ngoài
Tiêu chảy có thể gặp ở mọi lứa tuổi, nhưng thường gặp nhất là ở trẻ nhỏ. Theo WHO, số liệu năm 2003 cho thấy có khoảng 1,87 triệu trẻ em dưới 5 tuổi tử vong do tiêu chảy. 80% trong số đó là trẻ từ 0 – 2 tuổi. Đây là một trong những căn bệnh về tiêu hóa gây tử vong cao trên toàn thế giới.

2. Phân loại tiêu chảy

Hiện nay có rất nhiều cách phân loại tiêu chảy, nhưng chủ yếu theo các cách sau:

2.1. Phân loại tiêu chảy theo cơ chế bệnh sinh

Theo cơ chế bệnh sinh thì tiêu chảy được chia làm 3 loại:
  • Tiêu chảy xâm nhập: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Các yếu tố gây hại từ ngoài xâm nhập vào cơ thể thông qua đường tiêu hóa, hô hấp sẽ bám và ký sinh trong ruột. Sau đó chúng nhân lên gây phản ứng viêm và hủy tế bào tiêu hóa gây tiêu chảy
  • Tiêu chảy thẩm thấu: Khi niêm mạc ruột bị tổn thương, thức ăn không tiêu hóa hết ứ đọng lại trong lòng ruột gây tăng áp thực thẩm thấu, hút nước vào lòng ruột gây tiêu chảy
  • Tiêu chảy do xuất tiết: phẩy khuẩn tả tiết các độc tố ruột không gây tổn thương tế bào mà tác động lên các liên bào gây tăng xuất tiết. Có thể tăng xuất tiết và giảm hấp thu.

2.2. Phân loại tiêu chảy theo triệu chứng lâm sàng

  • Tiêu chảy cấp phân nước (bao gồm cả bệnh tả): Là đợt tiêu chảy cấp dưới 14 ngày, thường là 5 – 7 ngày, phân thường lỏng nước. Nguy hiểm chính là mất nước và điện giải. Cơ thể sẽ sụt cân, thiếu hụt dinh dưỡng nếu không được bù dinh dưỡng kịp thời.
  • Tiêu chảy cấp phân máu (Hội chứng lỵ): Là đợt tiêu chảy cấp, phân có thèm theo máu dưới 14 ngày, có thể kèm theo đau rát, mót rặn. Tình trạng này rất dễ gây nhiễm khuẩn huyết, suy dinh dưỡng và mất nước.
  • Tiêu chảy kéo dài: Là đợt tiêu chảy cấp kéo dài liên tục trên 14 ngày. Phân thường không nhiều nước, mức độ nặng nhẹ thất thường. Có kèm theo rối loạn hấp thu nặng hơn tiêu chảy cấp
  • Tiêu chảy kèm theo suy dinh dưỡng nặng: Nguy hiểm chính là nhiễm trùng toàn thân nặng, mất nước, suy tim, thiếu hụt vitamin và vi lượng.
Ngoài ra còn có phân loại theo nồng độ Natri máu và theo mức độ mất nước.

3. Những nguyên nhân gây ra tiêu chảy


3.1. Tiêu chảy do nhiễm khuẩn

Nhiễm khuẩn là một trong những lý do phổ biến nhất gây tiêu chảy. Khi vi khuẩn, virus, ký sinh trùng xâm nhập vào cơ thể, chúng sẽ bám và nhân lên tại đường ruột, gây tổn thương hệ tiêu hóa. Bên cạnh đó, chúng kích thích tiết các nội độc tố, gây rối loạn chức năng; làm giảm hoặc mất khả năng tái hấp thu nước và điện giải. Từ đó gây ra tình trạng tiêu chảy.
Xem thêm: [TỔNG QUAN] Tiêu chảy và 8 điều cần biết khi gặp phải (imiale.com)
1 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Bài viết cung cấp thông tin rất hữu ích ạ

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019