Cuối tháng 1 vừa rồi, chỉ một tuần sau khi nhậm chức tổng thống, ông Donald Trump đã có tuyên bố như thế này: “Trong tương lai rất gần, chúng ta sẽ áp mức thuế lên những sản phẩm chip máy tính, bán dẫn và dược phẩm có nguồn gốc nước ngoài, từ đó đem dây chuyền sản xuất những sản phẩm đó quay trở lại đất Mỹ. Lợi thế để họ làm điều đó, là họ sẽ không phải trả 25, 50 hay thậm chí là mức thuế lên tới 100% giá trị hàng hoá."
Gần như ngay lập tức, tuyên bố này của ông Trump tại Nhà Trắng đã khiến cả ngành bán dẫn toàn cầu nói chung và ngành gia công bán dẫn trên đảo Đài Loan nói riêng dậy sóng. Phía Đài Loan, kể cả những cái tên như TSMC hay quan chức chính quyền hòn đảo này đều khẳng định rằng họ luôn luôn muốn có những đối thoại mang tính xây dựng với chính quyền Mỹ, để tiếp tục trở thành một đối tác đáng tin cậy với nước Mỹ và ngành công nghệ Mỹ, cùng lúc điều chỉnh câu chữ cực kỳ cẩn trọng để không biến những tuyên bố ấy trở thành thứ trực tiếp phản đối hay nhắm vào ông Trump:
Đài Loan: "Chẳng ai muốn một quốc gia duy nhất kiểm soát toàn bộ ngành chip cả"
Mới nhất, tại văn phòng của ông tại dinh thự Mar-a-Lago, bang Florida, trong một cuộc họp báo, ông Trump đã hé lộ thêm những chi tiết về kế hoạch tăng thuế suất nhập khẩu chip bán dẫn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới vào Mỹ. Mục tiêu đương nhiên là để ép các tập đoàn và đơn vị gia công đem dây chuyền sản xuất chip bán dẫn trở về đất Mỹ.
Cụ thể hơn, ban đầu, ông Trump được hỏi về thuế suất đối với xe hơi lắp ráp từ nước ngoài nhập khẩu vào nước Mỹ. Kế đến là câu hỏi tiếp nối, về kế hoạch thuế suất đối với hai ngành bán dẫn và dược phẩm. Theo ông Trump, đối với hai ngành này, mức thuế sẽ là “25% hoặc cao hơn", cùng với đó là tuyên bố cho biết “trong vòng một năm, mức thuế sẽ dần tăng lên.”
Gần như ngay lập tức, tuyên bố này của ông Trump tại Nhà Trắng đã khiến cả ngành bán dẫn toàn cầu nói chung và ngành gia công bán dẫn trên đảo Đài Loan nói riêng dậy sóng. Phía Đài Loan, kể cả những cái tên như TSMC hay quan chức chính quyền hòn đảo này đều khẳng định rằng họ luôn luôn muốn có những đối thoại mang tính xây dựng với chính quyền Mỹ, để tiếp tục trở thành một đối tác đáng tin cậy với nước Mỹ và ngành công nghệ Mỹ, cùng lúc điều chỉnh câu chữ cực kỳ cẩn trọng để không biến những tuyên bố ấy trở thành thứ trực tiếp phản đối hay nhắm vào ông Trump:
Đài Loan: "Chẳng ai muốn một quốc gia duy nhất kiểm soát toàn bộ ngành chip cả"
Mới nhất, tại văn phòng của ông tại dinh thự Mar-a-Lago, bang Florida, trong một cuộc họp báo, ông Trump đã hé lộ thêm những chi tiết về kế hoạch tăng thuế suất nhập khẩu chip bán dẫn từ các quốc gia và vùng lãnh thổ khác trên thế giới vào Mỹ. Mục tiêu đương nhiên là để ép các tập đoàn và đơn vị gia công đem dây chuyền sản xuất chip bán dẫn trở về đất Mỹ.
Cụ thể hơn, ban đầu, ông Trump được hỏi về thuế suất đối với xe hơi lắp ráp từ nước ngoài nhập khẩu vào nước Mỹ. Kế đến là câu hỏi tiếp nối, về kế hoạch thuế suất đối với hai ngành bán dẫn và dược phẩm. Theo ông Trump, đối với hai ngành này, mức thuế sẽ là “25% hoặc cao hơn", cùng với đó là tuyên bố cho biết “trong vòng một năm, mức thuế sẽ dần tăng lên.”
Nhưng cùng lúc, ông Trump cũng đưa ra lời đảm bảo rằng, chính quyền Nhà Trắng sẽ cho các doanh nghiệp trong ngành bán dẫn đủ thời gian để mở dây chuyền sản xuất tại Mỹ. Cụ thể hơn, ông nói “chúng tôi muốn cho họ thời gian để đến Mỹ,” và cho biết thêm, khi các công ty “đến Mỹ và có nhà máy sản xuất tại đây, thuế suất sẽ là con số 0.”
Kết luận lại, tổng thống Mỹ chia sẻ với các phóng viên có mặt tại Mar-a-Lago rằng chính quyền của ông muốn trao cho các công ty chip bán dẫn “một chút cơ hội” trước khi áp dụng hàng rào thuế quan đủ để khiến ngành bán dẫn toàn cầu đảo lộn hoàn toàn.
Ông Trump muốn áp thuế chip bán dẫn nhập khẩu lên 25 đến 100%, kể cả từ Đài Loan
Cùng thời điểm tổng thống Trump có những chia sẻ về kế hoạch áp thuế suất đối với sản phẩm chip bán dẫn nhập khẩu vào Mỹ, một nhóm các doanh nghiệp lắp ráp máy chủ có trụ sở và nhà máy tại Đài Loan đã phác thảo kế hoạch chuyển dịch dây chuyền sản xuất, lắp ráp máy chủ trên đất Mỹ.
Theo tờ Economic Daily, 7 nhà sản xuất máy chủ nổi tiếng nhất Đài Loan gần đây đã cử đại diện đến Texas để cân nhắc việc đầu tư vào nhà máy trên đất Mỹ. Cũng theo tờ báo này, một vài trong số 7 doanh nghiệp đó, chẳng hạn như những cái tên cực kỳ nổi tiếng: Pegatron, Wistron, Quanta Computer, Wiwynn và Inventec, rất có thể họ sẽ công bố dự án mở dây chuyền lắp ráp máy chủ đám mây trên đất Mỹ trước ngày 10/5/2025.
Các doanh nghiệp Đài Loan kể trên ước tính chi phí mua đất và xây dựng nhà máy ở mức khoảng 2 tỷ USD. Thêm chi phí trang thiết bị tự động hóa, tổng chi phí để mở dây chuyền lắp ráp máy chủ tại Mỹ sẽ dao động từ 3 đến 5 tỷ USD. Hầu hết các doanh nghiệp kể trên đều có dây chuyền sản xuất đặt tại Mexico, và đang lo ngại về những mức thuế quan có thể sẽ bị áp đối với hàng hóa nhập khẩu từ Mexico vào Mỹ.
Cùng lúc, vài ngày vừa qua cũng đã có những thông tin không chính thức nói rằng chính quyền ông Trump đang gây áp lực để buộc TSMC hoặc mua lại mảng gia công bán dẫn của Intel (IFS), hoặc cân nhắc những giải pháp khác. Các nhà phân tích thị trường cho biết, có thể TSMC sẽ mua lại cổ phần mảng IFS của Intel, hợp tác cùng Qualcomm và Broadcom để có thêm một lựa chọn gia công bán dẫn trên đất Mỹ.
Thấy gì từ tin đồn chính quyền Trump buộc TSMC hợp tác chip bán dẫn với Intel?
Quảng cáo
Một vài nguồn tin khác thì cho biết rằng, Intel đang thúc đẩy đàm phán để hợp tác với tập đoàn UMC - United Microelectronics Corporation. Với thỏa thuận hợp tác này, UMC có thể tận dụng sản lượng dư thừa của các fab gia công bán dẫn thuộc sở hữu của Intel, gia công chip ngay trên đất Mỹ, để né thuế áp lên sản phẩm chip bán dẫn nhập khẩu của chính quyền ông Trump. Hiện tại UMC chỉ sản xuất những die chip bán dẫn trên các tiến trình đã trưởng thành, tức là 12 nanomet trở về trước, thứ mà Intel hoàn toàn không gặp khó khăn trong việc sản xuất hiện giờ.
Theo WCCFTech