Hơn 60 năm kể từ khi cuộc đua vũ trụ giữa Liên Xô và Mỹ bắt đầu giữa thế kỷ trước, bản thân phim ảnh và những phương tiện giải trí cũng có cách mô tả khát vọng của loài người chinh phục không gian theo cách rất riêng. Trí tưởng tượng luôn hoạt động với tốc độ nhanh hơn tiến trình phát triển của công nghệ, nên bản thân những con tàu vũ trụ trong những phim khoa học viễn tưởng cũng khác rất xa những tàu con thoi hay tên lửa đưa vệ tinh nhân tạo lên quỹ đạo trái đất.
Khác biệt trong trường hợp này thỉnh thoảng đồng nghĩa với “đẹp”, nhưng liệu “đẹp” có bay được như trong phim hay không?
Đó là câu hỏi mới đây Mashable đã trao đổi với Bobak Ferdowsi, một kỹ sư đang làm việc tại Nasa. Anh em có thể nhớ anh chàng này với nickname “Nasa Mohawk Guy” rất nổi tiếng hồi năm 2012. Khi ấy anh trở thành hot boy được cộng đồng mạng săn đón và là một trong những người điều khiển trong chiến dịch đưa chiếc xe tự hành Curiosity hạ cánh xuống sao Hỏa.
Trong cuộc phỏng vấn vui này, Ferdowsi đã phân tích thiết kế cũng như công năng của từng con tàu thám hiểm không gian trong những series phim nổi tiếng.
Khác biệt trong trường hợp này thỉnh thoảng đồng nghĩa với “đẹp”, nhưng liệu “đẹp” có bay được như trong phim hay không?
Đó là câu hỏi mới đây Mashable đã trao đổi với Bobak Ferdowsi, một kỹ sư đang làm việc tại Nasa. Anh em có thể nhớ anh chàng này với nickname “Nasa Mohawk Guy” rất nổi tiếng hồi năm 2012. Khi ấy anh trở thành hot boy được cộng đồng mạng săn đón và là một trong những người điều khiển trong chiến dịch đưa chiếc xe tự hành Curiosity hạ cánh xuống sao Hỏa.
Trong cuộc phỏng vấn vui này, Ferdowsi đã phân tích thiết kế cũng như công năng của từng con tàu thám hiểm không gian trong những series phim nổi tiếng.
USS Enterprise – Star Trek
Ferdowsi, giống như rất nhiều đứa trẻ lớn lên tại Mỹ những năm 80 của thế kỷ trước, cũng lớn lên cùng Star Wars và Star Trek. Không ngạc nhiên khi chính Star Trek là nguồn cảm hứng để kỹ sư 38 tuổi này chọn ngành kỹ thuật hàng không vũ trụ của đại học Washington.
Nói đến Star Trek là phải nói với USS Enterprise của thuyền trưởng Kirk. Ferdowsi yêu mến con tàu này tới mức từng muốn biến hình ảnh đó làm tiền đề cho thiết kế của những con tàu thám hiểm vũ trụ trong tương lai xa. Nhưng ngay lập tức một hạn chế đã được anh đưa ra: Thảm trải sàn và gạch lát trên tàu.
“Nếu bạn nhìn vào những con tàu vũ trụ hiện tại, chúng đều trơ trọi, chỉ đủ chịu lực và có những nền tảng cơ bản để các phi hành gia làm việc mà thôi.” Lý do là để đưa 1 kg thiết bị hoặc vật chất lên vũ trụ tốn rất nhiều nhiên liệu, và việc thêm thắt những thể loại như thảm trải sàn, ghế đệm bọc da hay những trang bị rườm rà đẹp mắt chưa chắc đã là tối ưu nhất.
Trong phim thì không vấn đề gì, vì cốt truyện thế kỷ 23, con người đã khám phá ra nguồn nhiên liệu dilithium cực mạnh để vận hành tàu, lắp thêm vài trăm vài nghìn tấn đồ rườm rà chắc không phải thứ họ lo lắng.
Thứ hai chính là bảng điều khiển của những con tàu. “Nhìn vào buồng lái của những chiếc máy bay, bạn có thể thấy chúng hoàn toàn tối tăm. Bất kỳ đèn nào sáng lên đều phải là những đèn báo hiệu cần sự quan tâm ngay lập tức của phi công hoặc phi hành gia.” Trong thực tế nếu tàu vũ trụ nào cũng có những bảng điều khiển màu mè như phường tuồng, vài giây lại nhấp nháy một lần, việc chúng khiến phi công phát điên chỉ là vấn đề thời gian.
Quảng cáo
Về thiết kế, theo Ferdowsi việc sử dụng chung một màu sơn bên ngoài giúp con tàu có nhiệt độ ổn định hơn, thay vì màu mè lòe loẹt, ví dụ màu đen bắt nhiệt mạnh hơn những màu tông sáng. Cùng với đó, hệ thống đánh lửa và động cơ của tàu ở rất xa so với vị trí phi hành đoàn làm việc, giảm thiểu tối đa nguy cơ thiệt hại về người nếu có tai nạn xảy ra.
Death Star – Star Wars
Theo Ferdowsi thì Star Wars là bộ phim không đánh mạnh vào phần tàu thuyền. George Lucas muốn đơn giản hóa những con tàu vũ trụ nhất, ai cũng có thể nhảy vào khoang lái và vận hành những phi thuyền. Ấy là chưa kể những lỗi sơ đẳng như trong The Last Jedi mới chiếu vừa rồi, thả bom ngoài vũ trụ không trọng lực mà bom vẫn rơi như trên trái đất.
Nhưng vị kỹ sư của chúng ta lại đồng ý với thiết kế của Death Star, con tàu với kích thước của một tiểu hành tinh với khả năng phá hủy hoàn toàn những hành tinh khác. “Thiết kế hình tròn đồng nghĩa với tỷ lệ diện tích bề mặt chia cho thể tích nhỏ nhất, và yêu cầu ít nhiên liệu nhất để hoạt động so với những hình dạng khác.”
Red Dwarf – Series phim cùng tên
Quảng cáo
Không tin nổi là một bộ phim hài của Anh những năm 90 lại quan tâm kha khá tới những tiểu tiết khoa học. Con tàu khai khoáng mang tên Red Dwarf không có khả năng di chuyển với tốc độ ánh sáng như USS Enterprise, nhưng có tập nó thậm chí còn nói về cả hiệu ứng giãn nở thời gian khi ở gần một “lỗ trắng” phóng vật chất, ngược lại lỗ đen hút mọi vật chất.
Thậm chí con tàu hoạt động không cần xăng. Tấm lưới ở mũi tàu nhìn như khung phơi quần áo trong hình có tác dụng hút những nguyên tử hydro bay tự do trong vũ trụ và nhồi chúng vào trường điện từ cho tới khi phản ứng nhiệt hạch xảy ra. Concept này có tên Bussard ramjet, và là một khái niệm có thật trong hàng không vũ trụ. Nhưng nó không trở thành hiện thực vì trong vũ trụ không thể nào đủ hydro để tạo ra phản ứng đủ mạnh để đẩy con tàu bay đi. Đây là một trong những con tàu hiếm hoi cân bằng giữa cả viễn tưởng lẫn thành tưu khoa học thế kỷ XX.
Arboghast – The Expense
Nó có thể không phải con tàu nổi tiếng nhất trong thế giới điện ảnh, nhưng lại là một trong những thiết bị vũ trụ có ý tưởng thực tế nhất: Khi hạ cánh nó có thể nở rộng ra và thu hẹp lại khi bay trong vũ trụ với một chiếc “phao” tròn. Ferdowsi đặc biệt thích ý tưởng này: “Nó chính xác là thứ bạn cần. Khi ra khỏi bầu khí quyển, tàu của bạn sẽ phải có diện tích bề mặt nhỏ nhất để tiết kiệm nhiên liệu, nhưng khi hạ cánh, diện tích bề mặt phải tăng để ma sát với bầu khí quyển, từ đó giảm tốc độ hạ cánh xuống.”
Serenity – Firefly
Việc sử dụng động cơ phản lực có thể xoay dọc để cất cánh ở hai cánh của con tàu Serenity và thiết kế tròn trịa của nó được Ferdowsi khen ngợi. Thậm chí cơ chế tự hạ cánh của Serenity trông cũng rất giống những gì tên lửa của SpaceX đang làm được ở thời điểm hiện tại.
Battlestar Galactica
Cũng lấy dáng dấp của tàu ngầm để thiết kế nên một con tàu thám hiểm không gian, Battlestar Galactica trông thực sự nguy hiểm, không khác gì những hàng không mẫu hạm của chúng ta ở thời điểm hiện tại cả. Những đường vân ở hai bên sườn kỳ thực là cản sốc cho con tàu chống chọi lại những vụ nổ từ tàu đối phương. Bản thân lớp vỏ rỉ sét cũng rất hợp lý với một con tàu suýt được đưa về sửa chữa nâng cấp nhưng vì sự cố hệ thống mạng, nó là con tàu cuối cùng hoạt động được bình thường.
Ferdowsi so sánh Battlestar Galactica như một chiếc xe cũ, xấu xí nhưng dễ sửa, bao năm vẫn chạy tốt.