Có bao giờ bạn tự hỏi, làm sao để nuôi dưỡng đam mê chụp ảnh?
Bạn chụp trong nhà bạn, chụp bố mẹ bạn, chụp anh em bạn, chụp vườn hoa nhà bạn, chụp con mèo nhà bạn… Chụp mãi rồi cũng có lúc “trùng tay” vì nó lặp, đi lặp lại. Vậy phải làm gì tiếp theo? Daido Moriyama sẽ chỉ cho bạn một cách.
Đó là cầm máy ảnh lên và chạy ra ngoài đường, đi cứ đi, đi không mỏi mệt, đi từ lúc mặt trời lên đến khi mặt trời tắt, đi từ mùa thu sang mùa đông, đi từ cay đắng đến ngọt ngào, đi từ đau khổ đến hạnh phúc, đi từ phá hủy đến đản sinh, đi hết năm này qua năm khác, đi đi mãi, đi để hòa tan vào văn hóa, nghệ thuật, con người, lịch sử… để ngắm nhìn thế giới qua ViewFilter của riêng bạn và bạn sẽ thấy một trời sáng tác của riêng mình. Daido Moriyama là một Nhiếp ảnh gia (NAG) nổi tiếng bậc nhất của Nhật Bản qua rất nhiều năm tháng thăng trầm của Nhiếp ảnh xứ hoa anh đào. Người ta nhớ đến ông như một Nhiếp ảnh gia đường phố (Street Photography) vĩ đại nhất mà thế giới đã sản sinh ra.
Ông đi bộ suốt 50 năm không biết mệt mỏi trên các con phố quê nhà, rất hiếm hoi có một NAG miệt mài đến như vậy, suốt một nửa thế kỷ không dừng lại, thậm chí các gạo cội của lịch sử Nhiếp ảnh như Henri Cartier-Bresson (cha đẻ của hãng ảnh danh tiếng Magnum) cũng phải từ bỏ công việc của mình sau 4 thập kỷ cầm máy. Nhưng Daido thì không, ông như một con ong chăm chỉ nhất, miệt mài nhất, ông giống một người níu giữ các giá trị quê nhà, trong ống kính của ông người ta thấy sự phá hủy của các giá trị truyền thống, mặt tối tăm mờ mịt của phía bên kia của cuộc sống. Chụp ảnh mỗi ngày, hàng ngày và không dừng lại. Thế giới hẳn khó tìm được người thứ 2 như ông.
Bạn chụp trong nhà bạn, chụp bố mẹ bạn, chụp anh em bạn, chụp vườn hoa nhà bạn, chụp con mèo nhà bạn… Chụp mãi rồi cũng có lúc “trùng tay” vì nó lặp, đi lặp lại. Vậy phải làm gì tiếp theo? Daido Moriyama sẽ chỉ cho bạn một cách.
Đó là cầm máy ảnh lên và chạy ra ngoài đường, đi cứ đi, đi không mỏi mệt, đi từ lúc mặt trời lên đến khi mặt trời tắt, đi từ mùa thu sang mùa đông, đi từ cay đắng đến ngọt ngào, đi từ đau khổ đến hạnh phúc, đi từ phá hủy đến đản sinh, đi hết năm này qua năm khác, đi đi mãi, đi để hòa tan vào văn hóa, nghệ thuật, con người, lịch sử… để ngắm nhìn thế giới qua ViewFilter của riêng bạn và bạn sẽ thấy một trời sáng tác của riêng mình. Daido Moriyama là một Nhiếp ảnh gia (NAG) nổi tiếng bậc nhất của Nhật Bản qua rất nhiều năm tháng thăng trầm của Nhiếp ảnh xứ hoa anh đào. Người ta nhớ đến ông như một Nhiếp ảnh gia đường phố (Street Photography) vĩ đại nhất mà thế giới đã sản sinh ra.
Ông đi bộ suốt 50 năm không biết mệt mỏi trên các con phố quê nhà, rất hiếm hoi có một NAG miệt mài đến như vậy, suốt một nửa thế kỷ không dừng lại, thậm chí các gạo cội của lịch sử Nhiếp ảnh như Henri Cartier-Bresson (cha đẻ của hãng ảnh danh tiếng Magnum) cũng phải từ bỏ công việc của mình sau 4 thập kỷ cầm máy. Nhưng Daido thì không, ông như một con ong chăm chỉ nhất, miệt mài nhất, ông giống một người níu giữ các giá trị quê nhà, trong ống kính của ông người ta thấy sự phá hủy của các giá trị truyền thống, mặt tối tăm mờ mịt của phía bên kia của cuộc sống. Chụp ảnh mỗi ngày, hàng ngày và không dừng lại. Thế giới hẳn khó tìm được người thứ 2 như ông.
Những thứ mà con đường đã qua đã từng “ấp ủ”
Mỗi ngày chúng ta ra khỏi ngôi nhà của mình, chúng ta thấy những khuân mặt lạ và quen, những bước chân vội vã, những con người lang thang, những nhành hoa bỏ lại… Mỗi ngày trôi qua, cũ mà mới, lạ mà quen, chúng ta đi tìm kiếm một điều làm mình thấy cảm xúc thăng trầm của mình trong đó. Chúng ta chụp lén, chúng ta xin phép chụp, chúng ta ngắm phong cảnh nên thơ, những bức ảnh đó sẽ có giá trị tỷ lệ thuận với thời gian. Hồi mới bắt đầu chụp ảnh, mình nhớ mình từng chụp một cụ già lang thang nằm co ro trên vỉa hè, sau đó vài tháng không còn thấy cụ đâu nữa, hỏi ra người ta bảo cụ về với trời rồi, len lén cất tấm ảnh đó vào ổ cứng máy tính, mỗi lần mở ra xem lại thấy bao cảm xúc nguyên sơ hiện về, đôi lúc cảm thấy hối hận thật nhiều, sao hôm đó không cho cụ mấy đồng, hay mua cho cụ cái gì ăn lót dạ. Nhiếp ảnh là vậy, nó giữ lại quá khứ trong bạn, trong chính con người của bạn, một cảm xúc rất riêng bạn, nếu nó phản ánh một phần của lịch sử thì nó giữ lại cả một phần xã hội có thể bị lãng quên.
Daido chụp ảnh như vậy, ông đi mỗi ngày trên các con phố, ông ví mình như một con chó hoang không nhà không cửa, ông đi mãi suốt 5 thập kỷ. Bạn hãy tưởng tượng xem một bức ảnh có tuổi đời 50 năm nó giá trị như thế nào, đặc biệt hơn nữa khi cái giá trị trong ảnh đã biến mất, thì dấu vết của nó trên ảnh có giá trị biết bao. Daido là vậy kẻ giữ lại văn hóa, kẻ giữ lại thời gian của nước Nhật xa xôi.
Ông nói, “tôi luôn thấy thế giới đầy khiêu khích, khi tôi đi qua những con phố, các giác quan trong tôi bừng tỉnh bị cuốn hút vào, những thành phố, những con đường là sự hấp dẫn chung của mọi người và tôi đi tìm sự khám phá của riêng mình trong đó”.
Những con phố chứa ẩn tất cả mọi thứ, chúng ta không thể tách rời bản thân ra khỏi những con phố, những con đường đó, chúng ta là chúng, chúng ta ở trong chúng, chúng ta hòa tan vào chúng. Giống như Daido nói, thành phố có tất cả mọi thứ: hài kịch, bi kịch, ca tụng, khiêu dâm, đó là bối cảnh lý tưởng, nơi mà những khao khát của mọi người được đan xen. Nó vẫn tồn tại, vẫn tự nhiên và tôi đi tìm sự tự nhiên đó.
Chính vì sự phong phú vô cùng bất tất đó của những con đường nên chúng giúp ta chụp ảnh không có giới hạn, sáng khác, chiều khác, tối khác… Mọi thứ ta chụp được đều phản ánh một sự thật, một nét nào đó mà ta cảm thấy “hay ho” hấp dẫn hay kịch tính. Tất cả chúng ở đó nằm gọn trong ViewFinder của người chụp ảnh.
Nếu bạn muốn chụp, muốn không thể lãng quên được Nhiếp ảnh bạn hãy ra đường, bạn sẽ thấy 100 năm để chụp là không đủ, ở đó ấp ủ tất cả mọi thứ mà bạn mỗi ngày thấm vào trong đó.
Quảng cáo
Chụp phố với cái gì?
Nếu bạn tò mò Daido Moriyama chụp bằng cái gì trong những bước chân mải miết của mình thì đó là máy ảnh nhỏ, máy ảnh Compact. Nhiều người đam mê chụp ảnh bị ám ảnh bởi thiết bị của mình gần như “tẩu hỏa nhập ma”, nghĩ đến nó quá nhiều thay vì nghĩ về việc chụp ảnh. Daido chụp bằng những chiếc máy ảnh nhỏ bé, có thể bỏ vào túi áo, ông không quan tâm lắm đến các giá trị thông số mạnh mẽ của một thiết bị số, ông đã dùng nó mấy chục năm như vậy. Ông cũng quay phim đen trắng mấy thập kỷ trước khi chuyển sang quay có màu sắc. Araki một tượng đài của Nhiếp ảnh Nhật bản đã phải thốt lên, “Ông ấy làm máy ảnh trở thành nô lệ cho mình”.
Ông rất lười loay hoay với chỉnh sửa thông số trên máy ảnh, ông thích giơ lên là chụp thôi, ông không mấy quan tâm đến các kỹ thuật cao siêu của Nhiếp ảnh.
Các nhiếp ảnh gia đã là nô lệ của máy ảnh trong một thời gian dài. Máy ảnh phải tốt, ống kính phải tốt, máy ảnh phải đắt tiền, máy ảnh phải là Leica vv Đấy là một mối quan tâm sâu sắc của các Nhiếp ảnh gia. Nhưng theo một cách khác, Daido Moriyama là một nhiếp ảnh gia bắt đầu làm cho máy ảnh trở thành nô lệ của riêng mình .
Nhiếp ảnh là nhiếp ảnh, nhiếp ảnh không phải là máy ảnh.
Quảng cáo
Tất nhiên bạn cần máy ảnh. Nếu bạn muốn viết một bức thư tình lãng mạn, bạn cần một số công cụ để viết nó. Nhưng bất cứ cái gì - một cây bút chì hoặc bút bi đều tốt . Nó không phải vấn đề trong nhiếp ảnh, và anh ấy là người tiên phong làm rõ ràng vấn đề đó.” (Araki nhận xét vào năm 2001)
Daido là vậy ông cần một thiết bị nhỏ gọn, màn trập yên tĩnh, thiết bị giống một món đồ chơi, tạo sự an toàn cho những đối tượng nhìn ngắm vào nó.
Cuối lại là bạn thích chụp ảnh, hãy vớ lấy bất kể cái gì có thể chụp ra ảnh, cầm lấy nó và đi xuống phố, đừng quan tâm đến nó, hãy quan tâm đến thứ nó sẽ ghi hình lại, chỉ vậy thôi!
Chụp như thế nào?
Daido từng ví mình như một con chó hoang, một con chó hoang không có phương hướng đi lang thang qua khắp các con phố. Hãy thả lỏng mình, đừng ép buộc gì các giác quan của bản thân, hãy đi tìm kiếm cái bạn chụp với sự tự nhiên và “mất phương hướng” theo một cách nào đó. Một chú chó hoang thì nào biết đi đâu, về đâu, nó đi mãi đi mãi vào hang cùng ngõ hẻm, nơi tối tăm, bề bộn đầy những ngúc ngắc của đời sống này. Những giác quan hoang dã nhất luôn là sự tìm kiếm mạnh mẽ nhất. Hãy để những giác quan nguyên sơ nhất dẫn dắt bạn và bạn sẽ tìm thấy chính mình trong đó.
Daido luôn nghĩ Nhiếp ảnh là phản chiếu chính bản thân mình trong đó, ông luôn nghĩ rằng mọi bức ảnh đều là những bức chính mình chụp chân dung mình vậy. Nên Nhiếp ảnh trong ông luôn là thể hiện chính con người ông vậy và chụp ảnh là lưu giữ lại ngay cái khoảnh khắc đó, không phải hôm qua, không phải ngày mai, mà là chính lúc này, ngay lúc này đây.
Ông nói: “Nhiếp ảnh là sự ghi lại khoảnh khắc hiện tại. Nó là vô nghĩa nếu hối tiếc vào tương lai những gì bạn đã bỏ lỡ. Do đó chụp ảnh của hiện tại là để bảo tồn nó . Đó là bản chất của nhiếp ảnh. Cảm giác của bạn luôn là sự phản ánh của bức ảnh bạn tạo ra".
Quá khứ không thể bị giữ bởi hiện tại. Và tương lai cũng không thể bị giữ hiện tại. Hiện tại chỉ có thể nắm giữ ngay trong thời điểm này .
Quan điểm trong cách chụp của ông chỉ có một chữ là nhanh. Ông thích chụp ảnh nhanh vì ông không thích bị bỏ lỡ khoảnh khắc nào cả, ông thích sự mơ hồ trừu tượng trong Nhiếp ảnh và quan điểm của ông không có đúng sai trong Nhiếp ảnh, mỗi người đều có thể xem và phát triển theo ý niệm của từng người. Sự gắn kết của Nhiếp ảnh giữa Nhiếp ảnh gia và người xem, Nhiếp ảnh gia và những thứ họ chụp nằm ở hai chữ kỷ niệm.
Kết lại Nhiếp ảnh với ông như một thứ để thể hiện chính con người ông vậy, ông thích đi lang thang, trải nghiệm cuộc đời, vui chơi, thoải mái. Nhưng vẫn là chữ nhưng, ông không hề vui chơi nó như một đứa trẻ ngốc dại, trong ảnh của ông, một con chó hoang dữ dội luôn là những bản sắc văn hóa không ngơi nghỉ, sự hoài nghi thế giới, sự buồn chán của những tiêu cực kim tiền, sự lừa dối của con người, các giá trị nhân văn còn sót lại. Hãy đi và cảm nhận rồi bạn sẽ thấy thế giới của mình cũng nhiều điều đáng để kể với mọi người, hoặc ít ra bạn biết mình thấy mình thế nào trong từng bức ảnh, chụp một bức ảnh như chụp chân dung mình vậy, Daido đã chụp ảnh như thế đó!