Quân đội Nga được báo cáo là đang đặt mua hàng trăm chiếc xe tăng thế hệ mới để bổ sung vào biên chế, trong đó bao gồm 132 chiếc tăng chủ lực T-14 Armata và 9 chiếc xe tăng chiến đấu hạng nặng T-15 sẽ giao hàng trong năm nay. Tuy nhiên, họ tiết lộ rằng con số này vẫn chưa thấm vào đâu so với toàn bộ nhu cầu của quân đội Nga và hiện họ vẫn không đủ kinh phí trang bị tank mới mà thay vào đó vẫn phải xài những khí tài cũ.
Còn nhớ hồi năm 2015, quân đội Nga đã tạo nên tiếng vang trong giới quân sự thế giới khi tiết lộ một chiếc xe tăng chủ lực hoàn toàn mới mang tên T-14 Armata với đầy đủ những công nghệ tối tân nhất trên chiến trường. Theo đó là chiếc tăng chiến đấu hạng nặng T-15 với khung sườn của T-14 nhưng được gia cố và nâng cấp nhiều thứ khác. Bộ đôi xe tăng mới hứa hẹn sẽ thay thế cho T-71 và xe bọc thép hạng nặng BMP vốn được phát triển từ thời chiến tranh lạnh, góp phần nâng cao khả năng tác chiến của quân đội.
Tuy nhiên tới năm nay, nhà thầu quốc phòng Nga Uralvagonzavod (đơn vị sản xuất các mẫu tăng T-72 và phiên bản cải tiến của nó là T-90 vốn đang được Nga dùng) cho biết đang gặp rắc tối trong quá trình phát triển nền tảng tăng Armata. Đồng thời, phía Nga thừa nhận ngân sách của họ cũng không đủ để để đảm bảo đủ số lượng Armata mà quân đội cần.
Được biết ban đầu, Nga lên kế hoạch mua 2300 chiếc T-14 Armatas và thêm 2300 chiếc T-15 tính tới năm 2025 để phục vụ cho quân đội. Giá của mỗi chiếc Armata vào khoảng 4 triệu đô, tổng cộng 2300 chiếc là vào khoảng 9,2 tỷ đô. Dù không kể tới tiền mua ngần ấy T-15 thì rõ ràng, số tiền đó vẫn quá nhiều so với khả năng của ngân sách khi mà kinh tế lại không mấy suôn sẻ. Bởi thế, Nga mới đây cho biết rằng sẽ cắt giảm lượng Armata cần mua và sẽ tiếp tục dùng các mẫu T-72, T-90 nhưng xài hỏa lực mới, dẫn đường vệ tinh, giáp phản ứng và các hệ thống bảo vệ chủ động. Và tất nhiên, tăng không phải là thứ khí tài duy nhất của một hệ thống quân đội mà ngoài ra còn phải chi tiền cho cả máy bay ném bom chiến lược, tiêm kích, nhiều hệ thống tên lửa, hệ thống vũ khí hạt nhân, tàu sân bay,… Theo các chuyên gia, đây là một thách thức lớn đối với Nga khi mà nền kinh tế của họ còn nhỏ hơn cả Texas của Mỹ.
Hiện có thông tin nói rằng Nga đang mua 132 chiếc tăng chủ lực T-14 Armata và 9 chiếc xe tăng chiến đấu hạng nặng T-15 để trang bị cho sư đoàn bộ binh cơ giới Tamanskaya số 2 - một sư đoàn tăng nổi tiếng từ thời thế chiến 2, hiện hoạt động chủ yếu ở biên giới phía tây và khu vực Ukraine. Ngoài ra thì hiện vẫn chưa rõ sắp tới họ sẽ mua thêm bao nhiêu xe tăng mới, dù vậy, có ý kiến cho rằng họ sẽ vẫn tiếp tục mua một cách nhỏ giọt nhằm duy trì dây chuyền sản xuất cho tới khi tình hình kinh tế được cải thiện.
Còn nhớ hồi năm 2015, quân đội Nga đã tạo nên tiếng vang trong giới quân sự thế giới khi tiết lộ một chiếc xe tăng chủ lực hoàn toàn mới mang tên T-14 Armata với đầy đủ những công nghệ tối tân nhất trên chiến trường. Theo đó là chiếc tăng chiến đấu hạng nặng T-15 với khung sườn của T-14 nhưng được gia cố và nâng cấp nhiều thứ khác. Bộ đôi xe tăng mới hứa hẹn sẽ thay thế cho T-71 và xe bọc thép hạng nặng BMP vốn được phát triển từ thời chiến tranh lạnh, góp phần nâng cao khả năng tác chiến của quân đội.
Mẫu xe tăng bọc thép hạng nặng T-15 thế hệ mới của Nga
Tuy nhiên tới năm nay, nhà thầu quốc phòng Nga Uralvagonzavod (đơn vị sản xuất các mẫu tăng T-72 và phiên bản cải tiến của nó là T-90 vốn đang được Nga dùng) cho biết đang gặp rắc tối trong quá trình phát triển nền tảng tăng Armata. Đồng thời, phía Nga thừa nhận ngân sách của họ cũng không đủ để để đảm bảo đủ số lượng Armata mà quân đội cần.
Được biết ban đầu, Nga lên kế hoạch mua 2300 chiếc T-14 Armatas và thêm 2300 chiếc T-15 tính tới năm 2025 để phục vụ cho quân đội. Giá của mỗi chiếc Armata vào khoảng 4 triệu đô, tổng cộng 2300 chiếc là vào khoảng 9,2 tỷ đô. Dù không kể tới tiền mua ngần ấy T-15 thì rõ ràng, số tiền đó vẫn quá nhiều so với khả năng của ngân sách khi mà kinh tế lại không mấy suôn sẻ. Bởi thế, Nga mới đây cho biết rằng sẽ cắt giảm lượng Armata cần mua và sẽ tiếp tục dùng các mẫu T-72, T-90 nhưng xài hỏa lực mới, dẫn đường vệ tinh, giáp phản ứng và các hệ thống bảo vệ chủ động. Và tất nhiên, tăng không phải là thứ khí tài duy nhất của một hệ thống quân đội mà ngoài ra còn phải chi tiền cho cả máy bay ném bom chiến lược, tiêm kích, nhiều hệ thống tên lửa, hệ thống vũ khí hạt nhân, tàu sân bay,… Theo các chuyên gia, đây là một thách thức lớn đối với Nga khi mà nền kinh tế của họ còn nhỏ hơn cả Texas của Mỹ.
Hiện Nga vẫn sẽ sử dụng những mẫu tăng T-90A trong quân đội
Hiện có thông tin nói rằng Nga đang mua 132 chiếc tăng chủ lực T-14 Armata và 9 chiếc xe tăng chiến đấu hạng nặng T-15 để trang bị cho sư đoàn bộ binh cơ giới Tamanskaya số 2 - một sư đoàn tăng nổi tiếng từ thời thế chiến 2, hiện hoạt động chủ yếu ở biên giới phía tây và khu vực Ukraine. Ngoài ra thì hiện vẫn chưa rõ sắp tới họ sẽ mua thêm bao nhiêu xe tăng mới, dù vậy, có ý kiến cho rằng họ sẽ vẫn tiếp tục mua một cách nhỏ giọt nhằm duy trì dây chuyền sản xuất cho tới khi tình hình kinh tế được cải thiện.