Tìm hiểu hệ thống phân bổ lực phanh điện tử (EBD) trên xe hơi

ND Minh Đức
13/11/2014 9:56Phản hồi: 22
Tìm hiểu hệ thống phân bổ lực phanh điện tử (EBD) trên xe hơi
banner.jpg

Khi đi khám bệnh, bác sĩ thường khuyên rằng hãy phòng bệnh hơn là chữa bệnh. Tương tự như vậy đối với thế giới an toàn xe hơi, nếu như hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) là "chữa bệnh" thì chúng ta có "biện pháp phòng bệnh" là hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD). Vậy hệ thống này có cấu tạo ra sao và nguyên lý hoạt động như thế nào? Cùng nhau tìm hiểu qua bài viết bên dưới nhé.

Như ta đã biết, hệ thống chống bó cứng phanh (ABS) có nhiệm vụ giúp cho người điều khiển có thể kiểm soát được tay lái trong tình huống phanh khẩn cấp. Trong khi đó, hệ thống phân phối lực phanh điện tử (Electronic Brakeforce Distribution - EBS) được biết tới như một giải pháp mang tính "phòng chống" nhiều hơn là "ứng cứu". Trong cả tình huống phanh khẩn cấp lẫn phanh chậm thì không phải tất cả các bánh xe đều cần một lực phanh bằng nhau. Nguyên nhân là do mỗi bánh sẽ hoạt động dưới các tình trạng khác nhau tùy vào các yếu tố tác động vào nó. Dưới đây chúng ra sẽ xét một kịch bản phanh phổ biến nhất: Phanh khi trên đường thẳng.


Video so sánh 2 tình huống có và không sử dụng EBD

Trong trường hợp này, trọng lượng của xe sẽ đổ dồn về phía trước. Theo đó, bánh xe nào chịu trọng lượng lớn hơn sẽ bị đè xuống nhiều hơn, và kết quả là sẽ có khả năng bị trượt ít hơn. Do đó, trên những chiếc xe không có EBD thường có van tiết lưu trong hệ thống thủy lực nhằm đảm bảo bánh trước nhận được nhiều lực phanh hơn. Tuy nhiên, vấn đề ở đây là van tiết lưu chỉ có thể phân phối lực phanh giữa bánh trước và bánh sau theo một tỷ lệ cố định bất kể hoàn cảnh.

Tinhte-he-thong-ebd.jpg

Giải pháp van tiết lưu từng được chấp nhận khá rộng rãi đối với nhiều thế hệ xe, tuy nhiên giải pháp này không phải là lý tưởng nhất do có rất nhiều tình huống thực tế xảy ra có thể ảnh hưởng đến sự cân bằng trọng lượng trên xe. Điển hình như xe đang chở nặng phía sau, khi phanh khẩn cấp thì trọng lượng này có xu hướng đổ dồn về cặp bánh trước trong khi tình huống sẽ khác đi nếu thắng chậm. Một ví dụ khác là trong lúc vào cua, trọng lượng sẽ đổ lên bánh xe ở phía rẽ cua nhiều hơn nên nó sẽ dễ trượt khi có lực phanh.


Video mô tả nguyên lý hoạt động của hệ thống phân phối lực phanh điện tử (EBD)

hệ thống EBD đã ra đời nhằm khắc phục tất cả các tình huống nêu trên. Có thể nói EBD là một phần mở rộng chức năng của hệ thống ABS. Nó cũng sử dụng các cảm biến để theo dõi tốc độ quay của bánh xe cũng như sự thay đổi tốc độ quay này để xác định tải trọng đang đè lên bánh có độ lớn ra sao. Khi đó, bằng tự điều điều chỉnh các van trong đường dẫn thủy lực của hệ thống phanh, EBD có thể phân phối nhiều lực hơn tới những bánh đang chịu trọng lượng nặng và ngược lại, bánh ít tải hơn sẽ nhận được lực phanh ít hơn. Tỷ lệ phân phối này thông minh hơn do không cố định mà có thể thay đổi linh hoạt theo từng điều kiện thực tế.

Tinhte-quang-duong-phanh-ebd.jpg
So sánh quãng đường phanh với các tải trọng khác nhau giữa 2 xe có và không EBD

Bên cạnh đó, hệ thống EBD còn có thể giúp quãng đường phanh được ngắn hơn so với thế hệ phanh thông thường do lực phanh được tính toán và phân bố phù hợp với tải trọng mà bánh xe đang chịu (Xem video 1). Một số hệ thống EBD theo dõi góc đánh lái và tốc độ đổi hướng chạy. Khi phát hiện ra xe đang thiếu lái hoặc dư lái trong lúc đang phanh ở giữa cua, hệ thống sẽ tự động phân bố lực phanh cho phù hợp để xe luôn được kiểm soát tốt nhất.

Hiện nay, hệ thống EBD thường đi kèm với ABS và trở thành một cặp đôi "buộc phải có" trên hầu hết các mẫu xe mới nhằm đảm bảo tính an toàn của người điều khiển hơn. Ngoài ra, chúng ta còn có hệ thống hỗ trợ phanh khác như ESP, BA,... xin hẹn các bạn ở các chủ đề sắp tới. Xin cảm ơn đã theo dõi bài viết và chúc lái xe vui vẻ, an toàn.

Tham khảo Wiki, HSW, Toyota, Lenpatti, Caradvice
22 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

ABS là "a bác sĩ", có chức năng chữa bệnh.
EBD là "e bộ đội", có chức năng phòng bị
đấy là cách nhớ khái niệm đơn giản của e
Hix. Bao giờ mới có đủ tiền mua xe đây.
Đi làm nhặt từng nghìn nhưng mà nghĩ đến xe với nhà thì toàn trăm với tỷ.
Nản
phonecuibap
ĐẠI BÀNG
9 năm
Theo mình hiểu thì hoạt động của hệ thống EBD còn giảm hiện tượng quăng đuôi và độ trượt của bánh xe khi thắng trên đường trơn.
thiencau1993
ĐẠI BÀNG
9 năm
hệ thống phanh điều khiển heo mẹ bơm dầu cho heo con
ebd, trc, vsv, bla bla bla chỉ là tên gọi khác nhau của từng hãng thôi, bữa trước có bài đăng về hệ thống này rồi
sondung84
ĐẠI BÀNG
9 năm
Quan trọng bây h là phải kiếm tiền cái đã rồi hiểu bài này sau cũng được
430scuderia
ĐẠI BÀNG
9 năm
ESP là hệ thống cân bằng điện tử nhé
ElvT
ĐẠI BÀNG
9 năm
bài giới thiệu về tính năng hay mà sao có vài bạn lại cứ than vãn chuyện tài chính
Góp ý bạn viết bài tí xíu: bánh xe nào chịu tải càng nặng thì càng khó trượt, vì khi đó lực ma sát mặt đường tác dụng vào bánh xe lớn hơn; Khi vào cua thì bánh bên ngoài sẽ chịu lực lớn hơn, vì khi chuyển động theo đường cong, một vật sẽ chịu lực quán tính ly tâm (cân bằng lực), dẫn đến sẽ có lực ma sát mặt đường lớn hơn, nên sẽ khó trượt hơn bánh phía trong.
Gà BK
ĐẠI BÀNG
9 năm
@phucle2009 Hình như hơi ngược đó bác ;)
EBD mà chỉ có cái cảm biến tốc độ bánh xe là không đủ đâu. EBD điều khiển bằng cơ khí sẽ điều chỉnh bằng van phân phối dầu thuỷ lực dựa trên sự chuyển dịch giữa cầu xe và chassis. EBD điều khiển bằng điện tử mà chỉ có con cảm biến tốc độ bánh xe là sẽ không đủ dữ liệu để phân bố lực phanh lên từng bánh xe là bao nhiêu là phù hợp. Ngoài cảm biến tốc độ bánh xe, EBD còn có cảm biến G để thu thập dữ liệu sai lệch trọng tâm xe khi phanh trên đường thẳng hoặc quay vòng, dữ liệu đc đưa về ECU xử lý và đưa tới bộ chấp hành phanh. EBD, BAS, ABS, ÉSP thường đi chung với nhau để hỗ trợ tính ổn định tốt nhất cho xe.
kem5213
ĐẠI BÀNG
9 năm
Thêm một bước trong ngành ô tô ;) .
Video minh hoạ là Lexus GX460 :p


Sent from my iPad using Tinhte.vn
manhcam13
ĐẠI BÀNG
9 năm
Biết thêm tí thông tin nữa rồi
shockduhe
ĐẠI BÀNG
9 năm
em xin đính chính với chủ thớt đoạn: "Theo đó, bánh xe nào chịu trọng lượng lớn hơn sẽ bị đè xuống nhiều hơn, và kết quả là sẽ có khả năng bị trượt nhiều hơn. " banh nào chịu trọng lượng lớn hơn sẽ có khả năng bám tốt hơn, khó trượt hơn vị thể có thể điều hoà lực phanh ở bánh đó lớn hơn, còn phía nnược lại chịu tải trọng nhỏ hơn nên dễ bị trượt hơn vì thế điều hoà lực phanh nhẹ hơn để phù hợp với hệ số bám.
Đêm qua anh nằm mơ thấy em, mà sao em vui với ai trong vòng tay
quang577
TÍCH CỰC
9 năm
C
Chỉ đúng với mặt đường có ma sát tốt lý tưởng thôi bạn. Đường trơn hoặc có cát & sỏi thì càng nặng càng dễ trượt. Hơn nữa bản thân bánh xe trượt trên mặt đường cũng sinh ra nhiệt làm cháy bề mặt cao su ở lốp cũng như nhựa đường, dẫn đến mất ma sát luôn : ')
@quang577 Ở đây chúng ta về lại vật lý phổ thông, cho dù 2 mặt phẳng tiếp xúc với nhau là vật liệu gì, cũng có một thứ là hệ số ma sát của cặp vật liệu đó, mà lực ma sát bằng tích số của hệ số ma sát với phản lực pháp tuyến của 2 bề mặt, nói cách khác, lực ma sát sinh ra tỉ lệ thuận với phản lực pháp tuyến của 2 bề mặt.
theo trường hợp như trên: bánh nào chịu tải nặng có nghĩa là lực mà bánh đó tác dụng với mặt đường càng lớn. Đồng nghĩa, đường sẽ tác dụng lại bánh xe 1 phản lực pháp tuyến càng lớn (định luật III Newton), nên sẽ có lực ma sát lớn hơn, mà lực ma sát lớn hơn thì khó trượt hơn. Vì cần 1 lực lớn hơn để thắng lực ma sát thì xe mới trượt được.
cho nên bất kỳ trường hợp nào cũng vậy, phản lực lớn, ma sát lớn, khó trượt hơn./.
shockduhe
ĐẠI BÀNG
9 năm
@quang577 Bác nói nghe nghịch lý quá. Đơn giản thế này, hệ số bám bxe tỉ lệ nghịch tải trọng tác dụng thẳng đứng lên bxe và tỉ lệ thuận vớilực kéo tiếp tuyến của bxe đó. Và muốn xe ko trượt thì hsb đó phải nhỏ hơn hsbám của mặt đường, với từng mặt đường thì sẽ có hsb khác nhau. Nên ko có chuyện như bác nói nhé. 😃 còn vấn đề lốp cũng chẳng phải nhé.
sao con nay cua e no ko co he thong EBD nhj😁
image.jpg
MCX
ĐẠI BÀNG
9 năm
Xin hỏi các bác là hệ thống gì có thể xử lý được hiện tượng BAN (một bánh quay tít khi kẹt vào vũng bùn) nhỉ.
Tức là chỉ phanh cái bánh quay tít đó để xe vượt được vũng bùn
linhtun89
TÍCH CỰC
9 năm
@MCX Hệ thống khóa vi sai.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019