Decode: Cảm biến chuột quang hoạt động thế nào? Tốc độ DPI chuột là gì? Có cần tới 20, 30 nghìn DPI?

P.W
27/5/2024 11:0Phản hồi: 33
Decode: Cảm biến chuột quang hoạt động thế nào? Tốc độ DPI chuột là gì? Có cần tới 20, 30 nghìn DPI?
Anh em xem quảng cáo giới thiệu những chú chuột thế hệ mới, từ chuột phục vụ cho dân văn phòng cho tới những mẫu chuột gaming, hẳn sẽ để ý vào một yếu tố, đó là cảm biến và tốc độ của cảm biến bên trong những thiết bị ngoại vi này. Riêng đối với thị trường chuột gaming, dù là có dây hay không dây, một yếu tố được các hãng quảng bá rất nhiều chính là tốc độ của cảm biến. Cuộc chạy đua từ 6400 DPI hơn chục năm về trước giờ trở thành những cảm biến với tốc độ 25, 30, rồi thậm chí là 35 nghìn DPI.

ViperV3-Tinhte-13.jpg

Bỗng nhiên bên cạnh thương hiệu, hình dáng, kích thước, thời lượng pin nếu là chuột không dây, người dùng còn phải nghĩ tới cả cảm biến và tốc độ tối đa của cảm biến khi chọn một mẫu chuột máy tính phục vụ nhu cầu sử dụng, đặc biệt là với anh em gamer.

Nhưng mình cũng xin khẳng định luôn. Lý do các hãng cứ chạy đua tốc độ CPI hay DPI tối đa trên cảm biến, là vì hiếm khi người dùng để tâm tới những yếu tố quan trọng hơn phục vụ cho nhu cầu dùng chuột để chơi điện tử, chẳng hạn như độ chính xác của từng ngưỡng DPI. Có cảm biến vận hành nhanh hơn, cũng có cảm biến vận hành chậm hơn so với con số thiết lập như 800 hay 1600 DPI. Tình trạng này gọi là DPI deviation. Nó chính là lý do khi mua chuột mới về để chơi điện tử, dù để tốc độ chuột và sens in-game giữ nguyên, nhưng chuột mới luôn có cảm giác hơi lạ so với chuột cũ.

DSC-9678.jpg


Nhưng trước tiên, hãy nói về cảm biến chuột quang, cùng những khái niệm có liên quan.

Cảm biến chuột quang vận hành thế nào?


Có một thời kỳ các hãng chạy đua làm chuột laser, nhưng vì vài lý do liên quan tới ánh sáng lọt vào cảm biến bên trong chuột và độ chính xác của cảm biến, xu hướng này dần trở nên lỗi thời. Lấy ví dụ ngày xưa anh em nào chơi Razer Mamba, bật nhạc có bass mạnh trên loa, đặt con chuột đứng im nhưng con trỏ trên màn hình “nhún nhảy”, do cảm biến lỗi trục thẳng đứng vì bước sóng ánh sáng laser chẳng hạn.

Còn những lợi thế của chuột cảm biến laser như có thể theo dõi mọi bề mặt, kể cả bề mặt bóng hay kính, giờ cảm biến quang học nhiều loại cũng đã làm được rồi.

Zowie-U2-tinhte-18.jpg

Hiện giờ tuyệt đại đa số chuột máy tính đều ứng dụng cảm biến quang học với đèn LED, và các nhà sản xuất cảm biến thì tập trung vào khả năng ghi hình và xử lý hình ảnh trên cảm biến. Cảm biến quang và cảm biến laser vận hành giống hệt nhau, khác mỗi bản chất nguồn sáng mà thôi.

Ngoại trừ những nhà sản xuất chuột quang giá rẻ bên Trung Quốc, xét riêng tới thị trường chuột gaming cao cấp, giờ chỉ có hai cái tên duy nhất, PixArt Imaging Inc., và Logitech. Theo mình được biết, đến tận bây giờ Logitech vẫn tự phát triển và ứng dụng cảm biến quang học riêng của họ, như trang bị trong G502 hoặc G Pro X Superlight 2.

Còn PixArt thì đã quá quen thuộc với anh em rồi. Trước đây mạnh nhất họ có PAW 3370, rồi sau đó là PAW 3395, gần đây thì hợp đồng độc quyền với Razer đã kết thúc sau 2 năm, bắt đầu có những chú chuột gaming không dây trang bị cảm biến PAW 3950.

Quảng cáo


chuot-6.jpg

Sao lại gọi là “ghi hình”? Rất đơn giản là vì cảm biến chuột máy tính chính xác là một chip CMOS chụp ảnh ở tốc độ cực cao, hàng chục nghìn khung hình mỗi khi anh em kéo chuột. Đổi lại, cảm biến rất mạnh này chỉ có độ phân giải rất thấp, diện tích ghi hình chỉ vài chục pixel mà thôi, 36x36 pixel chẳng hạn.

2023-11-10T20-52-26.296Z-paw3370dmv2.jpg

Ánh sáng đỏ bước sóng khoảng 850 nm từ đèn LED sẽ chiếu xuống bề mặt di chuột, hoặc mặt bàn hoặc tấm lót, rồi phản chiếu ngược lên cảm biến CMOS. Cảm biến sẽ ghi hình, rồi con chip điều khiển MCU (MicroController Unit) trên bo mạch sẽ phân tích những hình ảnh chất lượng thấp nhưng ghi lại ở tốc độ cao, để xác định xem có thay đổi vị trí chuột hay không. Nếu có thay đổi, phần cứng sẽ ra lệnh để con trỏ chuột di chuyển tương ứng.

Bản thân MCU trên chuột cũng rất đa năng. Bên cạnh việc là chip xử lý hình ảnh thu được từ cảm biến, trên những mẫu chuột cao cấp, nó còn là chip điều khiển tốc độ, điều khiển việc thu phát tín hiệu 2.4GHz hoặc Bluetooth, rồi có khi lưu trữ được cả những profile hiệu năng chuột khác nhau.

DSC-9651.jpg

Quảng cáo


Đối với cảm biến chuột quang học, có một khái niệm anh em cần để ý về tốc độ di chuột mà cảm biến nhận diện hiệu quả thay đổi trong hình ảnh nó chụp lại, từ đó di chuyển con trỏ chuột một cách hiệu quả nhất, đó là IPS. Đơn vị viết tắt của Inch-per-Second này là khoảng cách tối đa di chuột trong một giây mà cảm biến vận hành hoàn hảo.

DSC-0232.jpg

Lấy ví dụ, tốc độ di chuột hiệu quả để cảm biến PAW 3395 vận hành ổn định là 650 IPS, tương đương tới 1651 cm mỗi giây. Anh em di chuột với tốc độ quá cao, cảm biến di chuyển quá 1.6 mét mỗi giây thì cảm biến mới gặp sự cố không theo dõi vị trí hiệu quả được. Mà thông thường mỗi giây cùng lắm chỉ kéo chuột được từ 50 đến 100 cm, nên cảm biến hiện đại gần như không lo vấn đề vẩy chuột nhanh quá tín hiệu thu nhận sai.

Rồi một tính năng phổ biến nữa là lift-off distance. Đơn vị này mô tả độ cao mà cảm biến dừng nhận diện và theo dõi vị trí, nhờ vào việc ánh sáng từ bóng đèn LED lọt vào cảm biến giảm về cường độ. Tùy chọn phổ biến hiện giờ là chỉ cần nhấc chuột từ 1 đến 2mm, cảm biến sẽ tắt ngay, con trỏ không di chuyển khi để chuột lơ lửng vài mm phía trên tấm lót.

Cái cần quan tâm bây giờ là những giá trị và đơn vị như CPI, DPI hay trong game là eDPI cơ.

DPI vs CPI vs eDPI


Bản thân cảm biến có tốc độ ra sao, phải phụ thuộc vào một đơn vị gọi là CPI, viết tắt của Count-per-Inch. Cứ di chuột 1 inch, cảm biến CMOS trong chuột sẽ ghi đúng số hình chụp những thay đổi trên bề mặt di chuột. Rồi sau đó sẽ đến lượt MCU, phân tích dữ liệu này, biến hình ảnh mà cảm biến quang học chụp lại bề mặt di chuột thành lệnh điều khiển con trỏ trên màn hình máy tính.

Nhưng khi lệnh điều khiển chuột hiển thị dưới dạng vị trí con trỏ trên màn hình máy tính thì lại có một đơn vị khác, gọi là DPI, Dot-per-Inch.

Ví dụ rất dễ hiểu, chẳng hạn như ở tốc độ 1600 DPI, cứ kéo ngang chuột 1 inch trên bề mặt pad, thì con trỏ trên màn hình sẽ di chuyển 1600 điểm ảnh theo chiều ngang. Thành ra CPI và DPI là hai đơn vị hoàn toàn khác nhau, một đơn vị đo số lần cảm biến chụp hình ảnh trên mỗi inch trên lót chuột, đơn vị còn lại thì tính tốc độ con trỏ theo từng inch di chuyển chuột.

DPI càng cao, thì đương nhiên chuột càng nhanh, hay chính xác hơn là tốc độ con trỏ chuột di chuyển trên màn hình càng nhanh.

Screenshot 2024-05-27 172007.png

Vì DPI mô tả tốc độ di chuyển con trỏ theo điểm ảnh màn hình, nên nó phụ thuộc vào độ phân giải màn hình. Điều này có nghĩa là, 1600 DPI trên màn hình Full HD luôn có cảm giác nhanh và con trỏ chạy xa hơn 1600 DPI trên màn hình 4K. Còn với màn hình độ phân giải QHD, vì bề ngang chỉ có 2560 pixel, nên ở tốc độ 3200 DPI, chỉ di chuột một chút xíu là đã hết màn hình rồi.

Hiện giờ các hãng gần như gộp CPI và DPI làm một để cho dễ hiểu, dù hai khái niệm này có ý nghĩa khác nhau.

Rồi khi vào chơi điện tử, anh em luôn có một tùy chọn gọi là Mouse Sensitivity. Trước khi nói tới thông số này, cũng phải nói lại cách mà Windows xử lý tín hiệu chuột gửi về máy tính.

-DSC4434.jpg

Anh em gamer chuyên nghiệp trên toàn thế giới hầu hết mở phần Control Panel, chọn mục điều chỉnh tốc độ con trỏ chuột và đặt nó ở ngưỡng 6/11, tắt tính năng gọi là “Enhance Pointer Precision.” Tính năng kể trên làm mượt tín hiệu chuột gửi về máy tính, và di chuột càng nhanh thì con trỏ có thêm gia tốc, gọi là Mouse Acceleration. Nó có khả năng gây ảnh hưởng tới độ chính xác của những cú di hay vẩy chuột lúc chơi game, nên hầu hết ai cũng tắt nó đi.

Còn lý do đặt Pointer Speed ở ngưỡng 6/11 trong Windows, là vì tùy chọn này hoàn toàn không có gia tốc chuột nhanh hơn hay chậm hơn như các ngưỡng khác.

Với dân văn phòng, nhu cầu không cần quá chính xác, chỉ cần chuột đủ nhanh để tiết kiệm thời gian làm việc, nên có tính năng đó lại tiện.

Cá biệt trên macOS, mãi tới phiên bản 14.0 Sonoma, trong phần tùy chỉnh máy mới có ô để anh em chọn tắt Mouse Acceleration, chơi điện tử với chuột chính xác hơn.

pointer-acceleration-can-be-disabled-in-macos-sonoma-v0-rezxi3gfwf4b1.webp

Quay lại việc chơi game. Tắt Enhance Pointer Precision trong Windows hay Pointer Acceleration trong macOS là điều người chơi game nào cũng làm, và thậm chí trong game họ còn click vào tùy chọn raw input. Lúc này game sẽ bỏ qua cách nhận diện và điều khiển con trỏ của Windows, nhận trực tiếp dữ liệu gửi về từ chuột. Rồi anh em điều chỉnh độ nhạy của chuột để có trải nghiệm chơi game hoàn hảo nhất. Đó là lúc cần biết tới khái niệm thứ ba, eDPI, effective DPI.

Lấy ví dụ chơi CS2 đi. Tốc độ cảm biến thiết lập ở ngưỡng 800 DPI, rồi độ nhạy trong game là 1, thì cứ di chuột 1 inch, con trỏ vẫn di chuyển 800 pixel, đó chính là eDPI. Một ví dụ khác, 1600 DPI, nhưng độ nhạy trong game là 0.45 như mình hay chơi, để không cần phải chỉnh tốc chuột từ ngoài Windows vào game. Lúc này, eDPI chỉ còn 720 DPI mà thôi.

Mà thậm chí với Valorant, eDPI của mình chỉ có 368, vì chỉnh 1600 DPI, và độ nhạy trong game là 0.23, để chuột chậm kê góc nhắm vào đầu địch dễ dàng hơn.

Hầu hết mọi người chỉnh sẵn chuột chậm rồi tăng độ nhạy của con trỏ trong game. Nhưng nhiều người khác có không gian đặt dàn máy PC không đủ rộng, phải dùng lót chuột kích thước nhỏ, thì thường sẽ tăng độ nhạy để xoay cho nhanh.

Tần số gửi tín hiệu về máy tính: 125 hay 8000 Hz?


Tốc độ của cảm biến CMOS trong chuột quang hiện giờ còn liên quan tới cả tần số gửi tín hiệu về máy tính nữa. Đối với những nhu cầu không quá khó tính như làm việc văn phòng chẳng hạn, 500Hz là quá dư thừa. Chuột bluetooth để tiết kiệm pin cũng hạ tần số gửi tín hiệu về máy tính mỗi giây xuống còn 125 đến 250Hz. Nói là thấp, nhưng tín hiệu vẫn được gửi về máy tính sau 4 đến 8 mili giây, với nhu cầu văn phòng, di chuột lướt web thì không có gì để phàn nàn cả.

Cá biệt Magic Mouse 2 của Apple, polling rate chỉ có… 90Hz, có lẽ điều đó giải thích thời lượng pin đáng nể của chú chuột đi kèm máy tính Mac.

3524067-Apple-Magic-Mouse-2-Magic-Trackpad-2-tinhte.vn-2.jpg

Nhưng với gamer, nhất là những người chơi chuyên nghiệp, tối thiểu polling rate phải là 1000Hz, mỗi một mili giây lại gửi tín hiệu về máy tính một lần. Đương nhiên với chuột không dây, tần số gửi tín hiệu cao cũng đồng nghĩa với thời lượng pin bị ảnh hưởng, vì MCU vừa phải xử lý tín hiệu liên tục, lại vừa phải gửi nó về máy tính để điều khiển con trỏ chuột hoặc điều khiển game. Nhưng giờ chuột gaming với polling rate 1000Hz đều có thời lượng pin dao động từ 70 đến 100 giờ đồng hồ rồi, cũng không có những vấn đề phát sinh như thay pin, cắm sạc vào là xong.

Zowie-U2-tinhte-10.jpg

Thậm chí, cuộc chạy đua chuột gaming không dây siêu nhẹ hiện giờ còn ghi nhận một xu hướng mới, chạy đua tần số gửi tín hiệu về máy tính. Thay vì 1000 Hz như tiêu chuẩn, giờ đã có không ít chuột gaming với tần số 2000, 4000 hay thậm chí là 8000 Hz.

Vấn đề của tần số gửi tín hiệu cao, là về mặt lý thuyết, tốc độ chuột cũng phải cao, để tần số gửi tín hiệu tương đương với tốc độ xử lý của cảm biến. Đấy là lúc polling rate và CPI liên quan khá mật thiết. Số lần đếm khung hình chụp từ cảm biến càng thấp, thì lợi thế của tần số gửi tín hiệu cao lại càng trở nên nhạt nhòa. Chí ít thì phải chơi game ở tốc độ 1600 CPI, polling rate 2000 Hz mới phát huy tác dụng, và 3200 CPI với polling rate 4000Hz.

ViperV3-Tinhte-9.jpg

Rồi một vài vấn đề nữa:

  • Khác biệt không đủ nhận diện trong mắt và tay của người chơi,
  • Màn hình phải có tần số quét cao để được hưởng lợi từ việc tăng tần suất gửi tín hiệu điều khiển chuột,
  • Thời lượng pin bị ảnh hưởng,
  • Bản thân tốc độ khung hình game cũng bị ảnh hưởng nếu cấu hình máy không đủ,
  • Polling rate cao chỉ có ích ở tốc độ DPI rất cao, tức là sens in-game phải chỉnh tương ứng,
  • Độ ổn định nhận diện tín hiệu ở 4000 và 8000Hz không hẳn hoàn hảo.

Có ai cần dùng chuột trên 3200 DPI không?


Câu trả lời là không. Các bà các mẹ các anh chị làm việc văn phòng, dùng chuột ở tốc độ cao, trên những cái màn hình độ phân giải Full HD, hay thậm chí còn có người vẫn dùng màn 1366x768 pixel, chỉ cần nhích cổ tay một chút xíu là con trỏ chuột đã bay từ góc này qua góc kia màn hình rồi. Với đối tượng người dùng văn phòng, không gian làm việc hạn chế, tốc độ chuột cao nếu quen thì sẽ giúp giảm thời gian xử lý công việc, mọi thứ tiện lợi hơn.

Còn với người chơi game, 1600 DPI là con số tối đa phục vụ tốt cho nhu cầu. Với màn hình Full HD, tốc độ kể trên chỉ cần di chuột 1 inch là con trỏ đi gần hết màn hình rồi. Chỉnh thêm độ nhạy trong game nữa để có trải nghiệm hoàn hảo nhất.

DSC-0225.jpg

Thành ra như tiêu đề, tốc độ cảm biến 20. 30, thậm chí 35 nghìn DPI chỉ mang giá trị quảng cáo. Thứ quan trọng hơn luôn là khả năng theo dõi bề mặt di chuột một cách chính xác, và độ lệch DPU, chênh lệch tốc độ thật tính theo điểm ảnh màn hình khi di chuột là thấp nhất, hoặc tốt nhất là không được phép tồn tại.

Bản chất tình trạng lệch DPI xảy ra cũng do nhiều lý do, không phải chỉ do bản thân cảm biến và cách cảm biến chuột quang vận hành. Đặt cảm biến cao hay thấp bên trong vỏ chuột cũng có thể ảnh hưởng. Mỗi tấm lót chuột, với bề mặt khác nhau, có thể sẽ tạo ra sai lệch DPI khác nhau dù anh em xài cùng một chú chuột.

Chưa kể, ở tốc độ chuột thấp, đối với phần đông, chênh lệch DPI của cảm biến luôn nhỏ đến mức rất khó phát hiện. Chỉ có những người có kỹ năng cao mới nhận ra chênh lệch vài chục pixel từ chuột cũ sang chuột mới khi họ di chuột một cách chính xác vào vị trí địch, chẳng hạn cái đầu nhỏ xíu chỉ có bề ngang hiển thị 20 đến 30 pixel trên màn hình mà thôi.

8102286-image.png

Thực tế thì luôn mất một khoảng thời gian để làm quen với chú chuột và lót chuột mới khi kết hợp với nhau, để có những pha vẩy tâm hoàn hảo nhất trong game, dựa trên kỹ năng và thói quen của từng người. Thành ra chênh lệch DPI chỉ có giá trị so sánh khi anh em đổi từ chú chuột này qua chú chuột khác, hoặc tấm lót này qua tấm lót khác, sẽ lại mất một khoảng thời gian để làm quen lại từ đầu.
33 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Trước làm công ty chuyên mất chuột. Sau thay đèn thành màu khác cho độc để thằng nào lấy biết ngay.
Đẹp vl đẹp. Nhưng vẫn mất
Cười vô mặt
@Chọc Chó Độ khoá kenshington vào cho đỡ mất bác, nếu cơ quan xài máy đồng bộ thì kiếm khoá 2 đầu kenshington xích vào sau máy là hết
Hun cái nè
@W41k3r43937 chuột nào có lỗ khóa kensington bạn
@dangtantien1995 Em bảo là chế cái lỗ khoá cho chuột mà bác 😃
@W41k3r43937 chắc ko khả thi nổi, tại body chuột đa số làm bằng nhựa mỏng nhẹ, chế cái lỗ kensington vô giựt phát chắc bể quá 😁
Bài rất chất lượng mặc dù dân ngoại đạo như mình đọc rất bùng nhùng 😆
Vẫn chưa hiểu cái dpi có giá trị gì mà hãng nào cũng đem ra quảng cáo? Cái đáng quan tâm là polling rate thì chẳng thấy nói đến nhiều
@HoanDuc Gần đây quảng cáo polling rate nhiều mà.
@HoanDuc Nghe cao người dùng khoái thôi bạn, nghỉ là xịn. Các bài rv của riviewer cũng nhấn mạnh DPI cao của chuột nữa nên ng dùng bị thuốc 😆)
Mình dùng con chuột này bắn CS2 toàn đứng top
1502-chuotco.jpg
@SieuSaiyanRose top dưới à bác 😆
@SieuSaiyanRose thiết kế cơ như vầy mà hồi xưa vẫn chạy mượt mà ...
chỉ khi nào bị dơ thì mới giật giật thôi 😁
@SieuSaiyanRose Dùng con này hàng tuần phải lấy ra lau rửa một lần phát mệt. Ko thì chuột đơ liên tục, "đập chuột" là thuật ngữ có thật và chỉ xuất hiện và tồn tại với chuột cơ dạng này.
bài viết quá hay, comment khen mod trước xíu đọc kĩ sau
Mac mình chỉnh DPI vậy là dùng ngon. Trước dùng mấy con DPI thấp di chuột cứ lag lag rồi giật. Còn chỉnh 20 30k di nhẹ cái trỏ chuột nó bay lên không trung 😁
Screenshot 2024-05-27 at 9.58.37 PM.png
MyNami
TÍCH CỰC
20 ngày
@lechien.us Độ mượt thì do rate thôi, 1000Hz là đẹp
drm_ve
ĐẠI BÀNG
20 ngày
@lechien.us Mượt là do rate chứ ko phải DPI đâu bạn
Mình đang dùng con chuột G502. Công nhận là nó đã....
có anh em nào còn nhớ mấy em Chuột bi không
@PeaceNguyen2109 xưa bắn hép lai toàn chuột đó , lâu lâu tháo ra chùi ra cỡ 1 ký đất
tuy rằng 100k có thể mua được 1 con chuột quang , nhưng cảm biến của chuột quang rất ít quốc gia đủ trình sản xuất
+1 chi tiết
Tóm tắt:
Chuột cảm biến quang hoạt động như thế nào? DPI chuột là gì? Có cần đến 20, 30 nghìn DPI?

• Chuột cảm biến quang sử dụng đèn LED chiếu sáng bề mặt di chuột và ghi lại hình ảnh phản chiếu để xác định chuyển động.

• DPI (Dot-per-Inch) là đơn vị đo tốc độ di chuyển của con trỏ chuột trên màn hình, 1600 DPI nghĩa là cứ di chuột 1 inch thì con trỏ di chuyển 1600 pixel.

• CPI (Count-per-Inch) là đơn vị đo tốc độ cảm biến chụp hình ảnh trên bề mặt di chuột, thường bằng với DPI.

• eDPI (effective DPI) là tốc độ di chuyển thực tế của con trỏ chuột, tính bằng DPI nhân với độ nhạy trong game.

• Tần số gửi tín hiệu (polling rate) là số lần chuột gửi tín hiệu về máy tính mỗi giây, 1000 Hz là tiêu chuẩn cho game thủ.

https://tinhte.vn/thread/decode-cam-bien-chuot-quang-hoat-dong-the-nao-toc-do-dpi-chuot-la-gi-co-can-toi-20-30-nghin-dpi.3791214/?ta_from_block=home_featured_threads

Decode: Cảm biến chuột quang hoạt động thế nào? Tốc độ DPI chuột là gì? Có cần tới 20, 30 nghìn DPI?

Anh em xem quảng cáo giới thiệu những chú chuột thế hệ mới, từ chuột phục vụ cho dân văn phòng cho tới những mẫu chuột gaming, hẳn sẽ để ý vào một yếu tố, đó là cảm biến và tốc độ của cảm biến bên trong những thiết bị ngoại vi này.
tinhte.vn
tôi hay setting ở 2000DPI
@trunghieu7393 Bạn cho hỏi chút với. Cái nút bấm DPI ấy, bấm 1 cái chuột chạy vèo vèo, bấm cái lại chạy chậm thì cái nào là DPI cao nhỉ?
@flower_cutter cái vèo vèo là nhanh đấy 😁
@trunghieu7393 Vèo vèo là DPI cao?
@flower_cutter chắc vậy 😁
@flower_cutter vèo cái hết màn hình là DPI cao , cái DPI dễ hiểu là con chuột nhíc 1 cái thì con trỏ chuột nhích dc bấy nhiêu điểm ảnh còn bao nhiêu điểm ảnh thì lại tuỳ thuộc vào bạn set màn bao nhiêu ví dụ full hd ngang 1920 chỉnh con chuột 1600 là bụp cái nó đi gần hết cái màn
iVintage
ĐẠI BÀNG
21 ngày
Đang sài con ATT Shard X6 made in tàu mà thấy nó cũng mượt vãi chưởng
Cao_Hải
ĐẠI BÀNG
20 ngày
Trả lời câu hỏi cuối cùng.
Chắc là số siêu hiếm nhưng có tôi đang dùng 6000DPI để làm việc trên 2 màn 4K đây bạn 😁
MyNami
TÍCH CỰC
20 ngày
@Cao_Hải 4K dùng 1200. Để 6000 chuột bay quá ko chính xác
Thỉnh thoảng vẫn có bài Tinh tế cho 5 *

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019