Nhiều bạn mới mua máy ảnh hoặc mới có ý định mua thì có nhiều câu hỏi về việc học chụp. Camera Tinhte đã có nhiều bài hướng dẫn từ bắt đầu đến dân chơi. Mình sẽ tổng hợp lại một số link bài để anh em mới dễ dàng hơn, biết bắt đầu từ đâu nhé.
Hầu hết những người thành thạo chụp hình sẽ trả lời bạn là phải làm chủ việc điều khiển máy ảnh là điều đầu tiên. Nhiếp ảnh gia lừng danh Henri Cartier-Bresson nói rằng: "10.000 bức ảnh đầu tiên của bạn là tồi tệ nhất với bạn." Từ đó, ông cho rằng phải mất rất nhiều thời gian thực hành. Thực hành về việc sắp xếp bố cục, các chế độ chụp trên máy, làm sao để hình ảnh sắc nét hơn, thành thạo nhuần nhuyễn trong thao tác hơn, bức ảnh dần dần ưng ý hơn.
tuanlionsg - D300 - Bờ Thủ Thiêm Quận 2 (2007)
Hầu hết những người thành thạo chụp hình sẽ trả lời bạn là phải làm chủ việc điều khiển máy ảnh là điều đầu tiên. Nhiếp ảnh gia lừng danh Henri Cartier-Bresson nói rằng: "10.000 bức ảnh đầu tiên của bạn là tồi tệ nhất với bạn." Từ đó, ông cho rằng phải mất rất nhiều thời gian thực hành. Thực hành về việc sắp xếp bố cục, các chế độ chụp trên máy, làm sao để hình ảnh sắc nét hơn, thành thạo nhuần nhuyễn trong thao tác hơn, bức ảnh dần dần ưng ý hơn.

tuanlionsg - D300 - Bờ Thủ Thiêm Quận 2 (2007)
15 bài cơ bản học chụp ảnh
Đây là các link bài cho bước đầu, những bạn mới sắm máy, hoặc sắp sắm máy, hoặc muốn củng cố lại phần cơ bản:- Tìm hiểu cấu trúc & các thành phần cơ bản của một chiếc máy ảnh
- Cách vận hành & các nguyên lý hoạt động của một chiếc máy ảnh
- Cách máy ảnh lấy nét và các cơ chế lấy nét cơ bản của máy ảnh
- Lấy nét sao cho trúng cái cần rõ nét
- Các chế độ chụp ảnh PSAM & việc phối hợp 3 yếu tố: ISO - tốc độ - khẩu độ
- Tìm hiểu ống kính: con mắt của máy ảnh
- Thiết lập khẩu độ & tiêu cự ống kính
- Khẩu độ và chế độ ưu tiên khẩu độ (A - Aperture priority)
- Crop factor - kích thước cảm biến ảnh & tiêu cự ống kính
- Tốc độ màn trập & chế độ ưu tiên tốc độ màn trập (S/ Tv)
- Hiểu về ISO và phối hợp với tốc độ màn trập & khẩu độ ống kính
- DOF (độ sâu trường ảnh) cơ bản
- Tìm hiểu màu sắc cơ bản
- Bố cục khung ảnh cơ bản cho người bắt đầu (8 bài)
- infographic tổng hợp tất cả các bài trên: từ tìm hiểu máy ảnh → đến học chụp ảnh
Học sử dụng máy ảnh
Bước đầu, về cái mà nhiều người gọi là kỹ thuật chụp, nhưng trình bày là những điều chỉnh trên máy (như ISO, tốc độ trập, khẩu độ ống kính, các chế độ chụp, các nút bấm điều chỉnh tính năng…), theo mình nó có hết trong cuốn sách hướng dẫn sử dụng (user guide). Có thể phức tap hơn một chút, nhưng nó tương tự như sách chỉ dẫn sử dụng một thiết bị công nghệ mà chúng ta mới mua về vậy. Nhiều anh em thay vì đọc nó và thực hành thì đóng tiền đi học NACB, cũng tốt thôi, tựu chung là để thành thạo / thuần thục cách sử dụng thiết bị. Thao tác như một phản xạ tự nhiên, như không cần tính toán ngập ngừng mà vẫn ôm côn - khiển ga - vô số khi chạy xe vậy.
tuanlionsg - Kontum (2008)
Học kỹ thuật chụp ảnh
Bước tiếp theo, tuỳ biến khôn lường, phối hợp tất cả những điều khiển, hoạt động vật lý trên thiết bị máy ảnh, hiểu rõ được mỗi thay đổi thì tạo ra hiệu ứng thị giác gì cho một bức ảnh được tạo hình. Chụp thật nhiều, thực hành thật nhiều là cách duy nhất để chất lượng ảnh chụp của bản thân được tốt dần lên. Ảnh được chụp đúng với ý muốn của bản thân nhiều hơn. Có thể vẫn còn lăn tăn thiết bị một chút, nhưng tìm hiểu kỹ thuật để sáng tạo nhiều hơn rồi.
tuanlionsg - Film - Ninh Thuận (2009)
Thực hành sáng tạo
Bước tiếp theo, không còn bận tâm nhiều đến máy móc, thiết bị nhiều nữa. Có thể lúc này đã tìm được hệ thống máy, ống kính với tiêu cự phù hợp với sở trường và sở thích cá nhân rồi. Ít lăn tăn về thiết bị hơn, cái gì cũng có thể dùng và chụp được, kỹ thuật lắt léo phong phú đa dạng và linh hoạt hơn. Chụp ảnh vui vẻ và thể hiện cái tôi của bản thân nhiều hơn qua từng bức ảnh.Xem ảnh đẹp của người khác là một cách học hiệu quả.
Nếu thấy ảnh của họ tốt, đẹp... thì hãy tìm hiểu xem tại sao chụp được như vậy. Chính khi tìm hiểu, trao đổi, chúng ta sẽ tiến bộ nhanh chóng với đam mê.
Quảng cáo
Đang soạn tổng hợp phần 2.

tuanlionsg - D200 - Bảo Lộc (2010)