California có dự thảo luật sửa chữa thiết bị: Các hãng phải hỗ trợ linh kiện sửa chữa trong 7 năm

P.W
18/9/2023 8:1Phản hồi: 29
California có dự thảo luật sửa chữa thiết bị: Các hãng phải hỗ trợ linh kiện sửa chữa trong 7 năm
Kể từ cuối năm ngoái, nhiều bang ở Mỹ đã có những điều luật riêng để đảm bảo quyền được tự sửa chữa thiết bị, cũng như các thiết bị công nghệ của người dùng. Vừa rồi, California đã trở thành bang thứ 3 của Mỹ thông qua đạo luật bảo vệ quyền sửa chữa thiết bị của mọi người, không phải phụ thuộc hoàn toàn vào các chương trình bảo hành và dịch vụ khách hàng của các hãng.

So với hai bộ luật với nội dung tương đồng đã được thông qua ở hai bang New York và Minnesota, bộ luật “Right-to-Repair” của California có những điều khoản mạnh hơn nhiều để bảo vệ quyền của người tiêu dùng. Một trong số đó là quy định đối với những thiết bị điện tử có giá từ 50 đến 100 USD, các nhà sản xuất phải cung cấp cho người tiêu dùng và các trung tâm, cửa hàng sửa chữa thiết bị đầy đủ tài liệu hướng dẫn cũng như linh kiện thay thế trong vòng 3 năm kể từ ngày thiết bị lần đầu bán ra thị trường.

Quan trọng hơn cả, với thiết bị điện tử có giá trên 100 USD, thời hạn mà chính quyền bang California yêu cầu các hãng đảm bảo nguồn cung linh kiện và hướng dẫn sửa chữa sẽ kéo dài tới 7 năm. Nói cách khác, tầm giá 100 USD là khoảng giá của tuyệt đại đa số điện thoại hay những món đồ chơi công nghệ.

Đạo luật vừa được thông qua này sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2024. Nhưng nó sẽ áp dụng ngược cho tất cả những thiết bị điện tử bán ra thị trường sau ngày 1/7/2021.

Dù đạo luật SB-244 này được thông qua mà vấp phải ít sự phản đối hơn, nhưng cũng có một vài yếu tố chưa được giải quyết. Thứ nhất, SB-244 không có điều khoản nào yêu cầu các nhà sản xuất thiết bị cung cấp hướng dẫn vượt rào những biện pháp bảo mật, những phần mềm nhận diện để ngăn người dùng tự thay thế linh kiện, như màn hình hay pin trong máy điện thoại chẳng hạn.

Không liên quan lắm tới thế giới thiết bị công nghệ, nhưng một trong những cái tên gây tranh cãi, khiến các nhà lập pháp Mỹ phải có những biện pháp và đạo luật bảo vệ quyền của người tiêu dùng chính là John Deere, nhà sản xuất những trang thiết bị nông nghiệp. Máy cày máy kéo của họ cũng cài phần mềm để khóa, không cho phép người dùng tự sửa chữa và thay thế phụ tùng, còn dịch vụ chính hãng thì chi phí cao hơn rất nhiều.

Một chi tiết khác trong đạo luật SB-244 là việc yêu cầu các cửa hàng sửa chữa tự do phải công bố việc sử dụng linh kiện refurbished hoặc từ các nhà sản xuất bên thứ ba. Nó quan trọng bởi vì điều khoản này có khả năng thay đổi cách mà các công ty như Apple hay Samsung viết lại quy định bảo hành chính hãng, trong trường hợp máy đã được thay đổi linh kiện không chính hãng hoặc refurbished.

Có lẽ chính hai yếu tố kể trên đã giúp đạo luật SB-244 có được sự ủng hộ của chính Apple. Cho tới cách đây khoảng 1 năm, Apple luôn giữ vững quan điểm phản đối mọi đạo luật “right-to-repair", nhưng gần đây mọi chuyện đã có chiều hướng thay đổi. Thậm chí Apple giờ còn cho thuê cả bộ thiết bị để người dùng có thể tự sửa chữa, thay thế màn hình của iPhone ở Mỹ, rồi tới tháng 12/2022, chương trình này được mở rộng sang châu Âu.

Một cái tên khác cũng mới “quay xe”, chuyển qua ủng hộ những đạo luật bảo vệ quyền của người tiêu dùng chính là Microsoft. Những linh kiện sửa chữa máy tính Surface đã bắt đầu được bán trực tiếp tới tận tay người dùng. Còn kể từ năm ngoái, Samsung và Google đã bắt đầu hợp tác với iFixit để hỗ trợ người dùng tự sửa chữa những chiếc máy Galaxy và Pixel.

Chi phí thay thế mặt kính sau của iPhone 15 Pro tốt hơn 66% so với iPhone 14 Pro

Mức giá thay mặt kính sau của iPhone 15 Pro là 169 USD, tốt hơn 66% so với 549 USD của iPhone 14 Pro. Apple đã cập nhật giá linh kiện thay thế cho dòng iPhone 15 series. Thống kê cho thấy mức giá thay các linh kiện của dòng iPhone 15 và iPhone 15…
tinhte.vn


Theo Techspot
29 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chắc Cali ra luật nên sẽ ko bị chửi là độc tài, kéo lùi sự văn minh loài người đâu ae nhỉ
Niwky
TÍCH CỰC
13 ngày
@CellonC Cali là ổ của đảng dân chủ, mà đảng dân chủ thì thích can thiệp nhiều thứ.
Là một người theo chủ nghĩa thực dụng thì mình thích điện thoại có thể thay pin, hoặc ít nhất là các hãng đt phải bán pin chính hãng sau 4 năm từ khi bán máy (với những máy trên 5tr). Mình có những con máy 4,5 năm vẫn chạy mượt, thay vì dùng rom hãng bị làm chậm hiệu năng thì có thể dùng các bản rom thuần như lineagos, pixel... chạy vẫn mượt. Vấn đề chỉ là ko có pin chính hãng thay thế, toàn pin TQ chất lượng ko đảm bảo an toàn và dung lượng.
Tất nhiên điều này sẽ làm giảm doanh số đthoai vì người dùng ít đổi máy, nhưng nó tốt cho khách hàng.
bọn dân chủ chuyên môn nghĩ ra mấy cái xàm lông
mapmapuu
TÍCH CỰC
12 ngày
@esata M giống DLV của bọn dân chủ thế. Có ở Mỹ ko mà chém
esata
CAO CẤP
12 ngày
@mapmapuu Thông tin báo chí sách vở để làm gì, để bưng bít nói láo y như Trumpers? Lớp tao nói tao là DLV thì tao là DLV chỉ vì chống súng, chống Trump à?
mapmapuu
TÍCH CỰC
11 ngày
@esata Bọn dân chủ tụi bây chắc ko nói láo? Xem bọn dân chủ tụi bây hủy hoại California, New York, Oregon, Atlanta... Như thế nào
Hết bảo hành hư là vứt chứ gì mà 7 năm, bóp chết nhà sản xuất à ???
@sốt-rét-và-sốt-xuất-huyết-2023 Xứ tự do nếu ko muốn kiện thì phải theo luật thôi bạn 🤣
@sốt-rét-và-sốt-xuất-huyết-2023 1 năm là hết bảo hành, năm 2-7 có hỏng gì sửa hãng phải nhận có tính phí không được bảo là tao ko sửa đc vì hết linh kiện mày đi mua cái mới đi. Cái này kéo theo nsx phải trữ kho khá nhiều linh kiện hoặc cách ngon lành hơn là dùng một linh kiện cho nhiều đời máy
Lấy mấy máy đổi trả lấy linh kiện mà thay. 😅
lâu lâu ko thay điện thoại khi chuyển sang iphone
trc dùng adnroid thay suốt
Nó hỗ trợ mà cứa cũng vậy. Thay viên pin mắc hơn con máy thị trường 2 hand
@thanh_satria dùng 7 năm sau cái máy bằng viên pin mới luôn bác nhỉ
Cái này thì khổ đám làm đt android thôi chứ iphone linh kiện đầy, mà con xs max dùng 5 năm chưa thấy 1 lỗi nhỏ
@Họ htjckh g kuct Chuẩn cmnl android nhiều mẫu lại còn nhanh hỏng , trữ linh kiện 7 năm chắc chết bà nó luôn chứ chẳng đùa
7 năm thì người ta vứt hết điện thoại lâu rồi; thấy 5 năm là ổn; ngoài 5 năm thì ra các cửa hàng chắc vẫn còn tồn; ko thì rác thải nhiều lắm;
Cười ra nước mắt
cái này cũng có lợi cho người dùng mua đồ chính hãng chất lượng để thay, chỉ k biết là giá ntn
Ngoài phát triển kinh tế. Họ cũng đề cao bảo vệ môi trường mà. Thay linh kiện là cách giảm thiểu tốt nhất rác thải công nghệ rồi. Mà do con chip giờ quá mạnh. Ai làm đt cũng bền, nhìu khi máy xài ngon cũng ko mún đổi
Linh kiện ĐT với các thiết bị IOT thì cục pin là thành phần dễ tèo nhất sau 2 năm. Chính phủ Mĩ cũng phải bắt buộc bảo hành Pin cho các thiết bị ĐT và Máy Tính Bảng phải sử dựng được tối thiểu 3 năm mới chết Pin. Chứ nhiều nsx như Apple chơi chiêu đó luộc khách hàng mớ tiền vài củ cục pin sau 2-3 năm.
Ngon lành, nếu những hãng lớn thiết kế sản phẩm dễ tự sữa chữa thì sau này bọn gian thương sửa đt luộc đồ hết đất sống

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2023 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019