[Có thể bạn chưa biết] Khi nào các lục địa va chạm và hình thành siêu lục địa mới?

BaroTo
31/10/2023 9:44Phản hồi: 13
[Có thể bạn chưa biết] Khi nào các lục địa va chạm và hình thành siêu lục địa mới?
Vào đầu thế kỷ 20, một nhà khí tượng học tên Alfred Wegener đã nhận thấy những điểm tương đồng nổi bật giữa bờ biển Châu Phi và Nam Mỹ. Những quan sát này khiến ông đề xuất một lý thuyết mới gây tranh cãi: “Có lẽ những lục địa đã từng được kết nối với nhau thành một vùng đất khổng lồ duy nhất”. Lý thuyết trôi dạt lục địa của Wegener mâu thuẫn trực tiếp với quan điểm phổ biến rằng các lục địa trên Trái đất vẫn ổn định trong nhiều thiên niên kỷ và phải mất gần 50 năm những người ủng hộ ông mới thuyết phục được các cộng đồng khoa học lớn.

Ngày nay, chúng ta phát hiện thêm được rất nhiều điều thú vị, siêu lục địa Pangea từng tồn tại trong thời kỳ Đại Trung Sinh thuộc liên đại Hiển Sinh khoảng 300 triệu năm trước là siêu lục địa mới nhất trong một chuỗi dài các siêu lục địa từng được hình thành trên Trái Đất và dĩ nhiên Pangea sẽ không phải là siêu lục địa cuối cùng.

21.gif

Lý thuyết về sự trôi dạt lục địa của Alfred Wegener đã đặt nền móng cho lý thuyết hiện đại của chúng ta về kiến tạo mảng. Lý thuyết này cho rằng lớp vỏ Trái đất được tạo thành nhiều mảng kiến tạo rộng lớn dịch chuyển trên một lớp đá nóng chảy gọi là lớp phủ. Những mảng kiến tạo này chỉ di chuyển với tốc độ khoảng 2,5 đến 10 cm mỗi năm. Vì vậy, để xác định khi nào một siêu lục địa mới xuất hiện, chúng ta cần dự đoán những mảng kiến tạo này sẽ di chuyển theo hướng nào và cách xác định hiệu quả nhất là xem xét những lục địa di chuyển từ quá khứ đến hiện tại như thế nào.

Việc xác định niên đại của các hóa thạch và so sánh chúng với hồ sơ hóa thạch toàn cầu có thể giúp xác định các vùng đất được kết nối với nhau trước đây. Điều tương tự cũng đúng với các vết nứt và các biến dạng khác trên lớp vỏ Trái Đất. Bằng cách sử dụng những công cụ này, các nhà khoa học đã ghép lại được lịch sử tương đối đáng tin cậy về chuyển động của các mảng kiến tạo và mô phỏng được quá trình di chuyển kéo dài hàng trăm triệu năm. Cái mà ngày nay được gọi là Chu trình Wilson dự đoán cách các lục địa phân chia và tập hợp lại.


22.gif

Các nhà khoa học cũng dự đoán rằng siêu lục địa tiếp theo sẽ hình thành sau 50 đến 250 triệu năm nữa. Chúng ta không chắc chắn vùng đất đó sẽ trông như thế nào, hình dạng và kích thước của nó vẫn còn là một bí ẩn, nhưng chúng ta biết những thay đổi này sẽ tác động đến sự sống trên toàn cầu.

Trong quá khứ, sự di chuyển của các mảng kiến tạo đã gây ra những biến động lớn về môi trường. Khi siêu lục địa Rodinia trong thời kỳ Đại Tân Nguyên Sinh vỡ ra vào khoảng 750 triệu năm trước, nó đã khiến những vùng đất rộng lớn bị ảnh hưởng nặng nề. Mưa liên tục đã khiến lượng CO2 bị ngấm vào đá nhiều đến mức làm giảm lượng CO2 trong khí quyển khiến nhiệt độ Trái Đất giảm mạnh tạo ra kỷ băng hà. Theo thời gian, hoạt động của núi lửa đã giải phóng đủ CO2 để làm tan chảy lớp băng này, nhưng quá trình đó phải mất 4 đến 6 triệu năm sau.

23.gif

Trong khi đó, khi siêu lục địa tiếp theohình thành, nhiều khả năng mọi thứ sẽ nóng lên. Các mảng kiến tạo dịch chuyển và va chạm với nhau có thể gây ra các vết nứt trên lớp vỏ Trái đất, có khả năng giải phóng một lượng lớn carbon và metan vào khí quyển. Những loại khí nhà kính này sẽ nhanh chóng làm nóng hành tinh, có thể gây ra sự tuyệt chủng hàng loạt. Kích thước khổng lồ của những vết nứt này lớn đến mức chúng ta không có cách nào có thể bịt lại được.

24.gif

May mắn thay, chúng ta có ít nhất 50 triệu năm để tìm ra giải pháp và có thể chúng ta sẽ tìm ra cách nào đó khả thi. Ở Iceland, các thử nghiệm được tiến hành gần đây có thể lưu trữ carbon trong đá bazan, nhanh chóng biến các khí này thành đá. Vì vậy, có khả năng một mạng lưới đường ống toàn cầu có thể chuyển hướng khí thoát ra thành các mỏ đá bazan, giảm thiểu một số lượng khí thải hiện nay và bảo vệ tương lai của nhân loại.

Nguồn: TED-Ed

Quảng cáo

13 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Làm cách nào để Bắc Kinh tách ra giữa thái bình dương, để nó sống một mình thì tốt biết mấy
DKez
TÍCH CỰC
9 tháng
@anhtuan1066 tàu mà 1 mình 1 lục địa là khỏe y như mẽo đó
coi phim 2012 là thấy nó dịch chuyển rồi
@99v9.9999 2012, thời đó mình mua bitcoin rồi
Canh cũng nhìn thấy rõ là nó như một mảnh ghép nhưng mà do một tác động nào đó đột ngột nên chúng tách ra.
hgnd1601
ĐẠI BÀNG
9 tháng
@Canh Rong Biển làm quái gì có đột ngột, mỗi năm nó nhích vài cm, mấy trăm triệu năm sau thì nó thành như bây giờ.
@hgnd1601 Trôi dạt thì Canh chưa nghĩ tới nhưng thấy nhiều trận động đất nó làm cái rãnh sâu phân chia 2 bờ đó.
"May mắn thay, chúng ta có ít nhất 50 triệu năm để tìm ra giải pháp và có thể chúng ta sẽ tìm ra cách nào đó khả thi."

50 triệu năm. Có thể tới năm 2100 là nhân loại tuyệt cmn chủng rồi =))))
Thiệt ra số phận của loài người quá mỏng manh. Có quá nhiều nguy cơ khiến con người tuyệt chủng. Quá trình tuyệt chủng chắc sẽ không xảy ra đột ngột đâu mà nó kéo dài vài ngàn năm cho tới khi sự sống cuối cùng chấm dứt. Để rồi sau đó là 1 chu kỳ sống mới được sinh sôi.
cũng chỉ là giả thuyết....
ntttan
ĐẠI BÀNG
9 tháng
Cái này hồi học địa lý giáo viên cũng có nói. Hiện tại thì các lục địa vẫn đang trong quá trình duy chuyển, vận động. Vì thế trong tương lại chắc chắn các lục địa cũng như địa hình của thế giới hiện tại sẽ có sự thay đổi thôi
50tr năm nữa có thể con người đã tuyệt chủng rồi
Hoặc là theo lý thuyết thì tất cả sống trên quả cầu Dyson để khai thác năng lượng mặt trời
Cỡ 10 năm trước, xem phim tài liệu khoa học về dịch chuyển và hình thành lục địa, thì đang các lục địa xu hướng đang được đẩy lên và sát nhập lại với nhau. Vài trăm triệu năm nữa, nếu nhớ ko lầm thì họ dự đoán:
- Úc sát nhập dính vô lại Indonesia (Hiện nay Úc mỗi năm tiến lên phía Bắc vài centimet)
- Nhiều biển sẽ bị mất và nhiều nơi sẽ thành giáp biển: biển Đông thành lục địa, hoang mạc... phía đông Philippine sẽ là giáp biển. Biển Hoa Đông sẽ có phần lục địa mới phía Đông.
- Hàn, Nhật, Triều dính sát vô nhau.
- Châu Á và Châu Âu lại dính lại với nhau.
- Nga đi bộ được qua Canada.
- Châu Phi tách đôi rồi sát vô lại Châu Á.
- Các núi cao lên, dãy Himalaya cao lên.
- Ngày ngắn đi nhiều.

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019