Anh bắt giữ nhà sáng lập AOG Technics trong bê bối phụ tùng động cơ máy bay giả

Frozen Cat
8/12/2023 11:35Phản hồi: 54
Anh bắt giữ nhà sáng lập AOG Technics trong bê bối phụ tùng động cơ máy bay giả
Cơ quan Serious Fraud Office (tạm dịch: Cơ quan điều tra những vụ gian lận nghiêm trọng, hay SFO) của Vương quốc Anh đã khởi xướng một cuộc điều tra hình sự đối với AOG Technics, một nhà cung ứng dịch vụ hàng không mới thành lập từ năm 2015, với cáo buộc đã cung cấp các bộ phận động cơ đáng ngờ cho các hãng hàng không. Cuộc điều tra này đã dẫn đến việc bắt giữ một người hôm thứ Tư (6/12). Người bị bắt giữ được cho là Jose Alejandro Zamora Yrala, người sáng lập và là giám đốc của AOG Technics. Tuy nhiên, SFO vẫn chưa xác nhận thông tin này. Nỗ lực liên hệ với AOG Technics để tìm kiếm phản hồi cũng đã không thành công.
AOG Technics bị cơ quan quản lý cáo buộc cung cấp linh kiện động cơ, đi kèm với tài liệu xác nhận giả về thời điểm sản xuất chúng, ảnh hưởng đến các hãng hàng không lớn của Mỹ như UnitedDelta. Vụ bê bối lần đầu tiên được đưa ra ánh sáng khi hãng TAP Air Portugal phát hiện ra rằng một số bộ phận, cụ thể là ống lót động cơ có tác dụng giảm chấn được lắp trên động cơ CFM56, đã bị hao mòn đáng kể mặc dù được ghi nhận theo chứng chỉ là hoàn toàn mới. Điều này đưa đến việc phát hiện ra tài liệu giả mạo về các bộ phận do AOG Technics cung cấp.
Hệ lụy của vụ bê bối này là rất sâu rộng, không chỉ ảnh hưởng đến các hãng hàng không mà còn cả ngành MRO (Bảo trì, Sửa chữa và Đại tu). Ngành công nghiệp này có thể phải đối mặt với sự giám sát ngày càng tăng về quy định, bên cạnh các biện pháp tuân thủ nghiêm ngặt hơn. Hơn nữa, cũng có thể phải đánh giá lại việc đảm bảo chất lượng vì các cơ sở MRO sẽ cần xem lại các quy trình và nguyên tắc kiểm soát chất lượng của họ.
Nick Ephgrave, giám đốc Cơ quan SFO, đã bày tỏ mức độ nghiêm trọng của cuộc điều tra đang diễn ra về các cáo buộc gian lận liên quan đến việc cung cấp bộ phận máy bay và cũng nhấn mạnh rằng tác động tiềm tàng của những cáo buộc này có thể rất sâu rộng. Ông nói thêm: “Chúng tôi quyết tâm xác minh sự thật nhanh nhất có thể.
van-phong-cua-sfo-tren-duong-elm-luan-don.jpg
Một văn phòng cũ của SFO tại Elm Street, Luân Đôn. Ảnh: Wikipedia.

Như một phần của hoạt động điều tra, SFO đã tiến hành một cuộc đột kích vào nơi ở của nghi phạm ở vùng ngoại ô Luân Đôn. Trong quá trình hoạt động này, họ đã thu giữ các tài liệu liên quan có khả năng cung cấp bằng chứng quan trọng trong vụ án. Hành động này thể hiện cách tiếp cận chủ động mà SFO thực hiện trong các cuộc điều tra và quyết tâm thu thập tất cả bằng chứng cần thiết.
Các bộ phận được đề cập ở đây có liên quan đến động cơ CFM56 và các tài liệu giả mạo là Giấy chứng nhận phát hành được ủy quyền (Authorized Release Certificate, ARC). Trong mỗi trường hợp được xác nhận, tổ chức phê duyệt được thể hiện trên giấy chứng nhận ARC đã xác nhận rằng chứng chỉ không có nguồn gốc từ bên trong tổ chức của họ, cho thấy rằng chứng chỉ đã bị làm giả. Cho đến nay, AOG Technics vẫn chưa cung cấp thông tin gì về nguồn gốc của các bộ phận hoặc giấy tờ ARC giả mạo.

dong-co-cfm-56-7-tren-boeing-737-800-cua-hang-lauda-air.jpg
Động cơ CFM56-7 trên một chiếc Boeing 737-800 của hãng Lauda Air. Ảnh: Wikipedia.

Vụ bê bối này đã thúc đẩy các nỗ lực trên toàn cầu nhằm xác định các bộ phận có liên quan đến AOG Technics và những máy bay bị ảnh hưởng. Số lượng máy bay bị ảnh hưởng thực tế vẫn chưa rõ ràng.
Các cơ quan hàng không ở Mỹ, Anh và Liên minh châu Âu cũng đều đưa ra cảnh báo về AOG Technics hồi đầu năm nay. Cơ quan An toàn Hàng không EU cho biết họ nghi ngờ công ty này đã sử dụng tài liệu giả mạo đối với các bộ phận động cơ không rõ nguồn gốc.
Vụ việc đã khiến các công ty sửa chữa và hãng hàng không phải lùng sục hồ sơ của họ để tìm những tham chiếu về các bộ phận có liên hệ đến công ty AOG Technics.
Các hãng hàng không lớn của Hoa Kỳ, bao gồm Delta, United và American, đã xác định được các bộ phận do AOG Technics cung cấp trong động cơ của họ. Phát hiện này đã dẫn đến sự gián đoạn đáng kể trong cả lĩnh vực hàng không của Hoa Kỳ và Vương quốc Anh, với một số hãng hàng không buộc phải cho máy bay hạ cánh do lo ngại về an toàn. Theo báo cáo của The Independent, ít nhất 100 máy bay buộc phải ngừng hoạt động do sự cố này.
dong-co-cfm56-7b26-trang-bi-cho-boeing-737-838-cua-qantas.jpg
Động cơ CFM56-7B26 được trang bị cho máy bay Boeing 737-838 của Qantas tại Sân bay Canberra. Ảnh: Wikimedia.

Ngoài ra, Ryanair, hãng hàng không nổi tiếng ở châu Âu, cũng bị ảnh hưởng bởi vụ bê bối này. Giám đốc điều hành của Ryanair tiết lộ trong một cuộc phỏng vấn với Bloomberg rằng hãng hàng không đã phát hiện ra những bộ phận đáng ngờ trong quá trình kiểm tra bảo trì định kỳ. Những bộ phận này được cho là do AOG Technics cung cấp.
ky-su-kiem-thu-&-lap-rap-cua-ge-dang-lap-mot-dong-co-cfm56-5-o-durham-bac-carolina-2007.jpg
Một kỹ sư của General Electric đang thử nghiệm động cơ SFM56 tại nhà máy ở Durham, Bắc Carolina. Hãng General Electric và đối tác sản xuất Safran của Pháp đã hỗ trợ điều tra các tài liệu chứng nhận bị cáo buộc làm giả, họ thậm chí còn phát hiện 90 chứng chỉ khác cũng bị làm giả tương tự. Ảnh: Bloomberg.

Southwest Airlines là hãng hàng không lớn đầu tiên công khai thừa nhận rằng họ đã phát hiện ra các bộ phận do AOG Technics cung cấp trong động cơ của mình. Tiết lộ này được đưa ra vào tháng 9. Trong một tuyên bố với Business Insider, người phát ngôn của hãng hàng không cho biết: “Đặt sự thận trọng lên hàng đầu, chúng tôi đã đưa ra quyết định ngay lập tức thay thế kịp thời các bộ phận có liên quan trên động cơ duy nhất đó.
Những động cơ CFM56 này được sử dụng rộng rãi trong ngành hàng không, cung cấp năng lượng cho các máy bay phản lực Airbus A320Boeing 737 thế hệ cũ. Theo Bloomberg, động cơ CFM56 là động cơ được sử dụng thường xuyên nhất trên toàn thế giới, cứ hai giây lại có một chiếc máy bay sử dụng động cơ này cất cánh. Nó có hiệu suất cao và tiết kiệm nhiên liệu, sử dụng vật liệu composite tổng hợp bền bỉ và công nghệ làm mát dầu sử dụng hiệu ứng Venturi thông minh giúp tăng độ tin cậy và tuổi thọ động cơ. Vì vậy mặc dù có liên quan trong sự việc nhưng CFM56 vẫn luôn được công nhận là một trong những động cơ tốt nhất của ngành hàng không và vũ trụ.

Quảng cáo


Sự cố này nhấn mạnh tầm quan trọng của sự an toàn trong chuỗi cung ứng của ngành hàng không. Điều quan trọng đối với các công ty MRO là hợp tác với các nhà cung cấp đáng tin cậy và nâng cao tính minh bạch của chuỗi cung ứng để ngăn chặn các bộ phận giả mạo xâm nhập vào hệ thống. Vụ bê bối AOG Technics là lời nhắc nhở rõ ràng về những rủi ro và thách thức tiềm ẩn trong lĩnh vực hàng không.

Theo [1], [2].
54 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Chắc có sự nhầm lẫn nào ở đây chứ nghành này được kiểm soát chặt chẽ lắm chứ đâu phải muốn qua mặt các ông lớn chính quyền là được
@hoangduong-lgc Cơ quan SFO này vẫn đang tiến hành điều tra và chưa cung cấp thông tin nhiều đó bạn, nghĩa là họ vẫn chưa khẳng định như vậy 100%.
@hoangduong-lgc tiền làm mờ mắt nên qua mặt được
@hoangduong-lgc Người ngoài ngành nhìn đâu cũng chặt, người trong nhìn đâu cũng lõng lẻo.
Quan trọng có dám làm, ...tức có sợ có gì bị tù tội không thôi.

Luật của các nước phát triển tuy chặt nhưng hẻo và dễ lách hơn mình nhiều, vì họ coi trọng uy tín / tự công bố / tự kiểm tra và anh sản xuất ra anh chịu trách nhiệm, mà thường trách nhiệm nó hơi bị nặng - kéo theo cả đời chứ không phải như ta phạt nặng ở tù ra xong huề, bên kia tù nhẹ hơn nhưng ra còn bị hệ luỵ chắc tới đời con luôn.
Giờ đến động cơ máy bay cũng bị làm giả. Đúng là chả biết đâu mà lần
@nghaimin Bản thân động cơ thì bình thường nhưng các phụ tùng của nó chẳng hạn tấm lót giảm rung lắc, cánh quạt tầng 1 của bộ nén áp suất cao (stage 1 vanes HPC) thì có giấy xác nhận làm giả đó bạn. Tất nhiên chúng vẫn sử dụng được nhưng không hề mới đúng như giấy chứng nhận.😁
@Frozen Cat Ừ. Một động cơ có nhiều bộ phận khác nhau. Một bộ phận giả kém chất lượng thôi đã làm mất đi khả năng hoạt động ổn định của động cơ rồi. Nhưng quả thật nghe mà sốc vì không ai nghĩ rằng 1 ngành đặc biệt luôn bị giám sát chặt chẽ như hàng không mà lại có linh kiện phụ tùng bộ phận giả. Có một bài báo từ 2 tháng trước nói chi tiết về vụ này. Quả là như câu kết đắng chát của bài báo: “Ở đâu có tiền thì ở đó có gian lận. "
https://cafef.vn/be-boi-chan-dong-phat-hien-hang-nghin-bo-phan-gia-trong-may-bay-tren-khap-the-gioi-lua-dao-tao-bao-chua-tung-thay-188231013142618985.chn

Bê bối chấn động: Phát hiện hàng nghìn bộ phận giả trong máy bay trên khắp thế giới, lừa đảo táo bạo chưa từng thấy

Một nhà phân phối ít tên tuổi ở London đã bán hàng nghìn bộ phận động cơ với tài liệu giả mạo. Các hãng vận tải và công ty bảo dưỡng máy bay đang ráo riết săn lùng những kẻ này.
cafef.vn
@nghaimin Muốn đâu chả giả được. Khi đi xin phép thì hàng đúng chuẩn, xong lô đó, các lô sau hạ chất, ai biết dâu - đâu phải mỗi lô đều cần giấy phép. Mà mỗi lô đều cần, họ cũng lách được, cái đem đi kiểm làm tốt, cái khác làm dõm.
Tới xây dựng, đúng quy trình nghe thấy quá chặt chẽ. Nào đổ bê tông nguyên lô phải đỗ mẫu, đem mẫu đi thử,...có gì phải chịu trách nhiệm. Vậy mà xong có nhà bê tông mà dá banh trúng nó nứt ra. Trong khi cái mẫu đó leo lên tầng 10 thẩy xuống còn nguyên xi. Mẫu và thực chất 1 trời 1 vực, ở ta là chuyện như cơm bửa nè. Vụ covis vừa rồi cũng vậy, xin phếp nầy kia thì ráng nặn ị ra 1 mẫu, xong có giấy phép cái qua TQ mua đại trà về bán, xong film lời khẳm.
thấy mấy thằng cờ hoa nô hay kêu chỉ có xứ vịt mới đi ăn cắp làm giả linh kiện chứ người xứ văn minh không bao giờ làm thế mà nhỉ 🤣🤣🤣
@MinhDuclx tội nghiệp bố mẹ m ghê có thằng con ăn kít hộ cả nhà 🤣🤣🤣
@gaylominhthu Tội nghiệp bố mẹ sinh ra đày đủ, lớn lên thì vịt hoácuosoc cũng đỡ - đây tự đâm đầu xuống giếng, Ngu cũng chừa đường thiên hạ Ngu với, Ngu hết lối về. Đã Ngu lại còn thích ăn kit nữa chứ, ăn thì mời anh xơi, món đó tôi ko quen, anh ăn một mình cho nó đậm đầy - tội ghê đã Ngu lại khoái ăn xít, ko hiểu BM fen dạy sao đc người con vừa lú vừa khìn nhất xóm, đã thế lại ko nhốt lại còn thả bậy. Ko biết có khi nào vừa ị ra vừa ăn lại ko ta.
@MinhDuclx khổ thân con cờ hó mẽo nô ăn kít mẽo quen rồi tội nghiệp bị nhắc đến thằng bố m nên cay, chửi bố mẹ ruột k cay nhưng chửi bố mẽo thì cay hơn khỉ ăn ớt tội nghiệp thẳng niêu trí tuệ 🤡🤡🤡
@MinhDuclx khổ t chỉ thấy có m ăn kít bố mẽo xong ăn luôn hộ bố mẹ m thôi tội nghiệp 🤡🤡🤡
giờ thật thật hư hư sợ thật
Buồn ghê...
nghe sợ bay luôn
@Hà Văn Công Phụ tùng chỉ hơi cũ thôi chứ vẫn bay được đó bạn. Với lại chiếc nào có bộ phận liên quan đến AOG thì các hãng đã tạm ngừng bay rồi. 😁
Ủa máy bay hãng thì đặt hàng hãng? Chả nhẻ các ông quan nhà hám rẻ mua noname ?
@nebazoc Không phải lúc nảo cũng liên hệ hay đặt trực tiếp hàng từ hãng. Có cả 1 thị trường buôn bán kinh doanh linh kiện phụ tùng máy bay như mọi hàng hóa khác
@nebazoc Các hãng hàng không hay mua phụ tùng thông qua những công ty trung gian như AOG Technics đó bạn. Trước hết là vì giá cả, họ có thể cung cấp các bộ phận với giá rẻ hơn so với nhà sản xuất gốc. Hơn nữa họ cung cấp các bộ phận khá nhanh chóng, đặc biệt là khi nhà sản xuất gốc không thể đáp ứng nhu cầu liền được, họ còn đem lại một loạt các bộ phận từ nhiều nhà sản xuất khác nhau, tăng thêm sự lựa chọn.
@nebazoc Thỳ chắc là cty sân sau của chả nào đó giống xứ cs vậy.
@nebazoc Là hãng phụ tùng đó, chứ hãng sản xuất không phải sản xuất tất cả hay bán lẻ trực tiếp phụ tùng cho khách hàng. Mấy ông bán phụ tùng mới lợi dụng cái này để tuồn hàng cũ hay hàng kém ra thị trường với chứng chỉ fake
có thể nói xhcn là bước tiến hoá cuối cùng của 4ban !
Cười ra nước mắt
@渡辺稲荷 Mọi xã hội đều sẽ tiến đến một giai đoạn nào đó bạn nhỉ, còn tốt hơn hay xấu hơn thì chưa biết. 😁
Tội ác
Một cách tinh vi.
@hoangsytai Công ty này giỏi vì cũng khiến các hãng hàng không lớn không để ý luôn anh. 😁
Đọc tiêu đề là có mùi Tầu rồi
@macinPhone Nhà sáng lập AOG Technics có lẽ không phải người Anh, qua tên gọi ông này chắc người gốc Tây Ban Nha đó bạn. 😁
@Frozen Cat Tên này người Venezuela bác ạ.
@nghaimin Vậy là người Venezuela này cũng giỏi quá bác nghaimin nhỉ. 😁
@Frozen Cat theo gov.uk thì tay này người Anh đó còn gốc gác thì chưa rõ
Screenshot 2023-12-11 003052.png
Yêu quá
Để lọt là hậu quả khôn lường.
Đặt cái tên AOG là thấy điềm rồi
Nếu có đồ giả thì chắc chắn là hàng made in china
@trimsedinang Chắc não bạn cũng made in china rồi đấy
@pisa tư duy của mấy thằng này là có gì dơ bẩn thì cứ đổ lỗi cho TQ .
Cười vô mặt
@trimsedinang Phụ tùng này là sản phẩm cũ nhưng giấy tờ xác nhận là mới, chứ có lẽ vẫn là hàng thật đó bạn. 😁
Kinh
này đi máy bay càng ngày càng lo rồi, ngày bé ham được đi máy bay lắm, giờ lên máy bay ngồi cứ lo lo tới lúc hạ cánh mới yên tâm 😃
Ngành này mà đồ giả là thành quan tài bay đúng nghĩa đen 😔
Thảm khốc luôn haizz
@narutoxboy Giấy tờ giả thì xác nhận là hàng mới đó bạn, còn các phụ tùng này vẫn là hàng thật nhưng nó cũ mòn rồi.
cái này cũng có làm giả luôn @@

Xu hướng

Bài mới










  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019