Nếu anh em đã xem sự kiện WWDC23 thì chắc hẳn cũng đã biết sản phẩm nổi bật nhất trong cả sự kiện chính là chiếc kính Vísion Pro được Apple giới thiệu ở cuối sự kiện với cách giới thiệu quen thuộc “One More Thing”. Trước đây, Apple đã sử dụng Touch ID (vân tay) và Face ID (khuôn mặt) để làm phương thức bảo mật cho iPhone, iPad và cả Mac (Touch ID). Lần này với Vision Pro thì Apple đã đem lên sản phẩm này một phương thức bảo mật hoàn toàn mới là Optic ID, bài viết này mình sẽ nói về nó
Trong cuối sự kiện WWDC23, Apple đã giới thiệu Vision Pro với phương thức bảo mật mới Optic ID, đây là công nghệ xác thực bảo mật sinh trắc học mới nhất của Apple và cũng là lần đầu tiên họ mang phương thức bảo mật mống mắt lên sản phẩm của mình. Optic ID sẽ được sử dụng để mở khóa kính Vision Pro mới của Apple và cũng có khả năng sẽ được dùng cho những tác vụ khác như thanh toán app, xác nhận ngân hàng, v.v.
Phương thức bảo mật Optic ID mới hoạt động như thế nào?
Trong cuối sự kiện WWDC23, Apple đã giới thiệu Vision Pro với phương thức bảo mật mới Optic ID, đây là công nghệ xác thực bảo mật sinh trắc học mới nhất của Apple và cũng là lần đầu tiên họ mang phương thức bảo mật mống mắt lên sản phẩm của mình. Optic ID sẽ được sử dụng để mở khóa kính Vision Pro mới của Apple và cũng có khả năng sẽ được dùng cho những tác vụ khác như thanh toán app, xác nhận ngân hàng, v.v.
Theo Apple, Optic ID sẽ hoạt động bằng cách phân tích móng mắt của người tiêu dùng thông qua những ánh sáng LED mà con người không thể nhìn thấy bằng mắt thường, từ đó dữ liệu mống mắt mà được hệ thống LED này ghi lại sẽ được đem ra so sánh với Optic ID đã được người dùng đăng ký trước đó, dữ liệu Optic ID sẽ được lưu trữ trên Secure Enclave. Hôm qua trong sự kiện mình có nghe Phó chủ tịch mảng phát triển công nghệ Mike Rockwell có nói rằng với cảm biến mống mắt thì kể cả là anh em song sinh thì nó vẫn có thể phân biệt được. Ngoài ra, nếu có theo dõi sự kiện thì anh em cũng có thể biết được là cảm biến mống mắt trên Vision Pro không chỉ dùng cho bảo mật mà nó còn được dùng để vận hành những tính năng khác như điều khiển, thao tác những tác vụ khác nhau trong VisionOS.
Những thứ anh em nhìn sẽ được mã hoá thành như hình, không ai biết được anh em đang làm gì, nhìn gì, truy cập cái gì
Secure Enclave là gì?
Nói thêm về Secure Enclave, nó là một chip xử lý bảo mật được tích hợp trong các thiết bị của Apple, chức năng chính là tạo ra một lớp bảo vệ bổ sung cho những dữ liệu. Tất cả các thông tin được lưu trữ trên các thiết bị Apple như iPhone, iPad, Mac và Apple Watch đều được mã hóa bằng các khóa riêng và nó hoạt động theo tính ngẫu nhiên, chỉ có thể được truy cập thông qua Secure Enclave. Điều này giúp đảm bảo rằng các dữ liệu nhạy cảm như mật khẩu, thông tin tài khoản ngân hàng và dấu vân tay được bảo vệ khỏi các cuộc tấn công từ phần mềm độc hại hoặc hacker.
Ngoài ra, Apple cũng cho biết thêm là tất cả những dữ liệu từ camera hay các cảm biến khác đều sẽ được xử lý ở cấp hệ thống thay vì các ứng dụng riêng lẻ, điều đó sẽ giúp cho những thông tin của người tiêu dùng được kiểm soát chặt chẽ hơn ở một mức cao hơn để tránh tình trạng đánh cắp các thông tin quan trọng của người dùng.
Theo một số thông tin của Apple cung cấp thì cũng một phần nào có thể hình dung cách mà Optic ID hoạt động. Theo mình nghĩ họ chọn Optic ID 1 phần là do thiết kế vật lý của chiếc kính này phù hợp với việc trang bị phương thức bảo mật mống mắt hơn là khuông mặt (Face ID). Nếu nghĩ theo một khía cạnh khác thì Touch ID cũng là một phương thức bảo mật phù hợp với Vision Pro, có thể đặt ở trên, bên hông của kính, mình nghĩ lý do họ không trang bị Touch ID cho Vision Pro là vì phương thức bảo mật Touch ID đã khá cũ và không phù hợp với định hướng mang tính tương lai của Vision Pro.
Các sản phẩm Apple ra mắt tại WWDC23 đêm qua:
- Kính Apple Vision Pro
- MacBook Air 15 inch
- iOS17 cho iPhone
- iPadOS cho iPad
- watchOS 10 cho Apple Watch
- macOS Sonoma cho MacBook
- Mac Pro chip Apple Silicon
- MacBook Air 15"
- Mac Studio lên M2 Ultra
Nguồn tham khảo: Apple Newsroom
Quảng cáo