#reviewtainghe
5 ứng cử viên hôm nay gồm có: Moondrop SSR, Moondrop SSP, TRN-TA1, Tanchjim Tanya, Beyerdynamic Beatbyrd và Sennheiser CX300s.
Tầm này vẫn còn nhiều con tai hay quốc dân khác như Sony EX-55AP, Blon BL03, Moondrop khác, KZ,... nhưng sorry là mình không thể mua hết được.
Bài dài nhưng sẽ cung cấp đủ thông tin cho anh em về 6 con tai nghe này.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Mở bài
Đợt covid 2021 kết hợp với Shopee các kiểu sale nên mình đã lỡ tay mua quá nhiều đồ chơi tai nghe loại rẻ này. Để rồi lúc nó chất tận 5-6 con ở nhà mới thấy chết nhiều quá. Bạn bè mình thì hay hỏi “Ê mày có con tai nghe nào ngon bổ rẻ dưới 1 triệu không”. Nhưng nhu cầu mỗi người lại khác, có người xem phim nhiều, có người lại chỉ nghe nhạc, chưa kể gu nhạc mọi người lại khác nhau. Tiện có đống đồ chơi này, mình sẽ bày ra review hết một lượt cho mọi người rồi sau đó tẩu tán dần 😆5 ứng cử viên hôm nay gồm có: Moondrop SSR, Moondrop SSP, TRN-TA1, Tanchjim Tanya, Beyerdynamic Beatbyrd và Sennheiser CX300s.
Tầm này vẫn còn nhiều con tai hay quốc dân khác như Sony EX-55AP, Blon BL03, Moondrop khác, KZ,... nhưng sorry là mình không thể mua hết được.
Bài dài nhưng sẽ cung cấp đủ thông tin cho anh em về 6 con tai nghe này.

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Thân bài
Tổng quan, ngoại hình và phụ kiện

(Ảnh chi tiết phụ kiện nhờ các bác google review rất đủ)
Tổng quan thì TRN TA1 hào phóng về eartips nhất, nhưng Tanya là có bộ phụ kiện toàn diện nhất từ mic, túi và ear tips các cỡ. Các tai nghe khác có mức phụ kiện cơ bản đủ dùng. Beatbyrd là ít đồ nhất.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Độ bền
- Thay được dây có SSR, SSP (loại 2 pin) và TRN TA1 (loại MMCX), có thể thay dây thêm mic hoặc nâng cấp chất âm, jack balanced tùy người chơi. Về lí thuyết 2 pin bền hơn MMCX. CX300s, Beatbyrd, Tanya không thay được nên cần phải dùng cẩn thận hơn
- Jack chân L: SSR, SSP, TA1, CX300s. Jack chân I: Beatbyrd, Tanya. Jack chân I về lý thuyết có thể không bền hơn nếu gập nó nhiều, tuy nhiên còn nhiều yếu tố nữa trong cách sử dụng và yếu tố hên xui.
- Độ dày của dây (không phân rõ là lõi hay vỏ): Beatbyrd>Tanya>TA1 (xoắn lõi)>SSR,SSP>CX300s (dẹt)
- Độ dài của dây: SSR SSP, Beatbyrd và Tanya có độ dài chuẩn 1.2m. CX300s có độ dài dây nhiều hơn 1 tí. Dây dài hơn đeo túi đi đường thì hơi vướng nhưng cắm laptop/desktop sẽ thoải mái hơn 1 chút.
- SSR và SSP vỏ kim loại được sơn màu dễ tróc. TA1 vỏ kim loại bóng. Còn lại là nhựa
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Trải nghiệm đeo và volume
Trải nghiệm đeo
Đeo vòng qua tai thì có SSR, SSP, TA1. Còn lại là cắm thẳng tai (viên đạn, bullet).
Có 3 câu hỏi lớn là: đeo êm không, cách âm không và cắm nguồn điện có bị giật không- Êm nhất: Beatbyrd với eartips kì dị của nó đeo cảm giác như tai nghe nằm gọn trong tai, nằm nghiêng lúc ngủ vào gối cũng được. Tiếp đó là CX300s và tanya với thiết kế viên đạn (bullet). SSR và SSP có cùng housing kim loại nhỏ xinh nên cảm giác không ép hẳn vào tai được và bề mặt tiếp xúc với tai không đầy đặn, thỉnh thoảng phải ấn lại vào. Kém êm nhất là TA1 với housing to, nặng, kim loại như Sony Z1R
- Cách âm: CX300s > Tanya > SSR,SSP>TA1>Beatbyrd. Thứ tự này được lí giải bởi độ vừa vặn khi nhét vào tai, ống tai nghe dài và eartips stock. Bạn có thể mua tips khác để đeo vừa vặn hơn.
- Điện giật: SSR, SSP, TA1. Trong đó TA1 là rõ nhất, SSR SSP có lẽ sau này tróc lớp sơn thì cũng sẽ bị giật rõ ràng hơn. Em từng có nhưng pha giật tung người với TA1 còn SSR/SSP thì thỉnh thoảng bị tê tê âm ỉ rồi giật.
Volume
Lưu ý: volume này để các tai nghe nghe to gần bằng nhau. Nguồn này không bàn đến chuyện phối ghép amplifier hay DAC. Ví dụ như chỉ đơn giản là để nghe SSR và TA1 to bằng nhau thì phải đẩy volume lên cao một tí đối với SSR- Cần nhiều volume nhất: Moondrop SSR, SSP
- Cần tương đối volume: Tanchjim tanya, Beyerdynamic beatbyrd
- Cần ít volume: Sennheiser CX300s, TRN TA1
Đánh giá chất âm: xuất phát điểm
Đánh giá chất là một việc khá cảm tính, đặc biệt là với người chơi a-ma-tơ như chúng ta. Mình có một số nguyên tắc nêu ra ban đầu để việc đánh giá được dễ hiểu và nhất quán nhất có thể.
Bước 1: Giới thiệu:
Mình là người thích chơi tai nghe a-ma-tơ, không giỏi đọc âm phổ (graph). Mình nghe bằng tai mình là chính.- Gu nhạc của mình: 50% nhạc không lời và ít lời (BGM, instrumental, jazz, giao hưởng, …), 20% rock/metal, 20% nhạc pop (Vpop, nhạc pop tây thế kỉ 20, 21, …), 10% nhạc nhiều bass (dance, techno, …)
- Gu tai nghe của mình: mình khá dễ tính, mình nghe được các tai nghe tune theo kiểu tình cảm hay tham chiếu hay harman target… Bộ sưu tập của mình hiện tại thiên nhiều về tiếng trung tính và sáng hơn.
Bước 2: Nguyên tắc: Mình có 2 nguyên tắc đánh giá tai nghe:
- So sánh tương đối: so sánh tai nghe của mình là tai nghe cần được so sánh tương đối (relative) với một tai nghe khác. Một chiếc tai nghe đứng 1 mình bạn không thể kết luận được nó là “tiếng sáng/tiếng tối” nếu không được so sánh với một tai nghe khác (tai nghe tham chiếu). Điều này mình nghĩ hợp lí vì nếu như nói Moondrop SSR tiếng sáng, bay bổng nhưng đưa cho một người mới chỉ dùng earpod họ sẽ không cảm nhận được điều ấy.
- Đặt mình vào người dùng: Mình không hoàn toàn theo đuổi trường phái chất âm phải tham chiếu nhất, thuần túy kỹ thuật nhất
Bước 3: Setup
Bài so sánh này mình viết so sánh một loạt tai nghe với nhau để mọi người có cái nhìn chất âm tương đối giữa các tai nghe và tìm ra lựa chọn hợp nhất với gu nhạc (trẻ hay già) và gu tai (sáng tối basshead gì đó).
Quảng cáo
Nhạc sử dụng test. Chi tiết tại link dưới
Mình có 12 bài nhạc thể loại khác nhau. Chất lượng file là mp3/m4a và flac khoảng 128 kbps tới 1000kbps, không sử dụng DSD hay file nhạc quá nặng. Nguồn nhạc đại trà như Chiasenhac. Mình nghe kết hợp giữa nghe tập trung và nghe thư giãn (vừa nghe vừa làm việc khác). Nguồn phát chủ yếu là laptop, DAP hoặc iphone xuất ra dac/amp như lightning-3.5mm, Audirect Beam2, Zen Can, Aune B1s. Mình không test với desktop amp quá to/khỏe
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
Chất âm: Bảng tổng kết
Mình sẽ có bảng tóm tắt và mô tả một số điểm trọng yếu của mỗi con tai nghe dưới đây. Các thuật ngữ có thể bị dùng “không chuẩn” audiophile nên mọi người có thể thoải mái trao đổi, bắt lỗi. Chi tiết trải nghiệm nghe mình để tại Link này


Một số lưu ý:
- “Tự nhiên” là gì: trong bài mình có đề cập đến khái niệm này. Nói 1 cách cảm tính thì tai nghe thể hiện tự nhiên là gồm cách sắp xếp nhạc cụ, âm trường âm hình nó “khớp” với cách mà mình từng nghe trên những con tai nghe tham chiếu đắt tiền hơn. Ví dụ: Moondrop SSR có cách sắp xếp nhạc cụ nghe khá gần với cách những con như HD600, K702, hay Moondrop S8 thể hiện.
- Dòng nhạc nào mình không nêu là hợp hay không hợp thì tức là con tai nghe nó đánh ở mức trung bình, không quá tệ không quá hay (theo cảm nhận của mình)
Trả lời nhanh một số câu hỏi mang tính tuyệt đối
Mình có tổng hợp một số so sánh thứ tự sau:- Tai nào nhiều lượng bass nhất: Beatbyrd > Tanya > CX300s > SSP = TA1 > SSR
- Tai nào bass sâu nhất: Beatbyrd, SSR > Tanya > CX300s, SSP (câu này khá khó và tương đối với em)
- Tai nào nhiều lượng mid nhất: TA1>SSR>Tanya>Beatbyrd>SSP>CX300s
- Tai nào nhiều treble nhất: TA1>CX300s>SSR>SSP>Tanya>Beatbyrd
- Tai nào âm trường rộng nhất: SSR>CX300s>TA1>SSP>Beatbyrd>Tanya
- Tai nào nghe êm ả nhất (chiều ngược lại là máu lửa): Tanya>SSR, SSP>Beatbyrd>CX300s>TA1
Phối ghép, mod
Có 2 thứ mình sẽ đề cập là phối ghép thêm dac/amp và thay eartips. Do phần này là cảm tính nhiều hơn nên mình chỉ nêu trải nghiệm chung.Quảng cáo
- Có 1 chút hiệu quả khi phối ghép với DAC/AMP: Moondrop SSR/SSP, Beatbyrd, Tanya.
- Không có nhiều thay đổi khi ghép DAC/AMP: TA1, CX300s
- Eartips phù hợp: Moondrop em thấy eartips nào cải thiện cảm giác đeo hơi cứng/kim loại của nó đều tốt (VD: spinfit, azla xelatec, senafit, foam, …). TA1 phối với eartips làm mềm tiếng đi như foam thì sẽ đỡ chói. CX300s không có nhiều thay đổi lắm theo eartips. Beatbyrd phối với spinfit sẽ cải thiện chi tiết và bass đỡ kéo đuôi, đồng thời tăng độ cách âm, Tanya thì sử dụng tips xelatec để đỡ bí và tối.
So sánh một số cặp tai nghe
Một số cặp mà mọi người có thể sẽ quan tâm nhiều hơn. Mọi người có hỏi thêm thì đưa vào bình luận nhé.
- SSR vs SSP: 2 con tai nghe kĩ thuật, âm trường, âm hình tốt nhất đám, thậm chí là tốt nhất trong tầm giá. Chi tiết và sắp xếp nhạc cụ của Moondrop SSR SSP đều tốt và tiệm cận những tai đắt tiền hơn, người mới chơi hay đã chơi lâu đều sẽ bị ấn tượng bởi điểm này. Điểm chung thứ 2 là tiếng 2 con đều tương đối mỏng và hiền hòa, mượt mà ít gai góc. Điểm khác nhau thì SSR có âm trường rộng hơn SSP, mid và high mid tiến hơn nghe rất bay bổng (đôi khi bị hơi chói/shouty), trong khi SSP có âm trường bé hơn SSR và mid “ở chính giữa” hơn. Bass của SSR rất ít về lượng nhưng khá sâu (phong cách bass của tai nghe tham chiếu phẳng), trong khi SSP hơn SSR về lượng bass và có hiện tượng lấn dải (lí giải cho cảm giác âm trường bé hơn SSR). Nhìn chung SSR và SSP nổi bật về kĩ thuật, sự khác biệt nằm ở việc đánh đổi lượng bass (SSP) lấy 1 chút dải mid bay bổng và âm trường (SSR).

- TRN-TA1 và Tanchjim Tanya: 2 thái cực trái ngược hoàn toàn nhau. TRN TA1 gây ấn tượng cực mạnh với lượng mid nhiều, tiến, kết hợp với bass đủ, treble nhiều và chi tiết quá đà. Do vậy, anh em chơi tai nghe lâu sẽ nghe thấy rõ TRN TA1 có cảm giác rời rạc (lack coherence) thiếu tự nhiên và chi tiết quá đà (analytical/sterile). Ở chiều ngược lại Tanya chi tiết rất ít nhưng có dải bass sâu, dày, nhiều lượng kết hợp với mid cũng dày, tự nhiên, hiền hòa. Treble của Tanya rất ít. Âm nhạc tanya đánh rất chậm rãi, tình cảm và đầy đặn (full-bodied), đặc biệt là giọng ca sĩ. Về mid/giọng ca sĩ, giữa 2 tai nghe này bạn sẽ phải lựa chọn giữa mid giàu năng lượng/hét vào mặt (TA1) hay đầy đặn tình cảm (tanya). TA1 đánh tạp tốt và đánh rock/metal rất tốt trong tầm giá này, trong khi Tanya đánh nhạc ballad, vocal, pop chậm rất tình cảm.

- Sennheiser CX300s và Beyerdynamic Beatbyrd: Bass của Beatbyrd thật sự là dành cho bass-head, mình đánh giá nó tốt hơn chất bass ù và nhựa của dòng Sony extra bass nhiều. Bass beatbyrd lấn dải mạnh nhưng độ sâu ổn và độ động tốt (dynamic), đánh phát nào rung đầu phát đó. Bass của sennheiser thì vẫn vậy: hơi hơi nhiều nhưng mềm thịt, lấn dải nhẹ, kéo tí đuôi tình cảm (gần giống cách làm của tanya nhưng đỡ lấn hơn). Mid của Beatbyrd tiến nhẹ để đảm bảo toàn bộ không gian nhạc có năng lượng và không tối um, trong khi mid của CX300s lùi nhẹ và khá relaxing, lượng vừa đủ. Treble là điểm khác nhất: Beatbyrd hơi ít treble trong khi CX300s lại nhiều lượng treble hơn các in ear sennheiser thông thường. Treble của CX300s giúp bạn nghe rõ leng keng nhưng cảm giác bị đẩy lên và không được đanh (articulate) lắm, như kiểu bị EQ lên. Tựu chung thì Beatbyrd là của basshead và CX300s là 1 con đánh rất tạp, nhạc gì nó đánh cũng chấp nhận được, rất hợp sử dụng đa mục đích.

- TRN TA1 vs SSR: Đến đây thì bạn sẽ khá rõ điểm khác biệt của 2 con này rồi. SSR tiếng hiền, ít bass hơn nhưng âm nhạc có kĩ thuật tốt: chi tiết, âm hình, âm trường đều tốt, tự nhiên. So với SSR, TRN TA1 âm trường bề ngang bị nhiều quá đà trong khi chiều cao thiếu dẫn tới nhạc cụ bị dàn hàng ngang, cảm giác chi tiết quá đà và thiếu tự nhiên. Bù lại TA1 có bass lượng hơn và mid với treble đều được đẩy lên, tạo cảm giác giàu năng lượng rất dễ gây ấn tượng ngay lần nghe đầu.

- CX300s vs SSP: Đây là 2 ứng viên “đánh tạp” tốt nhất trong đám, và chỉ khi nghe cặp giữa 2 con này mới nhận ra 1 điểm khác biệt mấu chốt. SSP cũng giống SSR, hiền hòa và kĩ thuật tốt (thêm tí bass). So với SSP, CX300s tiếng giàu năng lượng và tiến hơn kha khá, tuy nhiên khác biệt mấu chốt vẫn là âm trường và sắp xếp nhạc cụ. Nghe A/B 2 con cảm nhận được ngay CX300s tiếng khá “phẳng” (thiếu chiều cao âm trường), nhưng các dải đều được đẩy lên rõ hơn so với SSP để cố gây ấn tượng mạnh từ đầu. Người mới sẽ thích CX300s hơn còn anh em chơi lâu sẽ nói SSP đánh “chuẩn” hơn.
Đánh giá chất âm: Chơi game và xem phim
Đây là chủ đề mà nhiều người mới chơi hoặc mua tai nghe rẻ tiền sẽ hỏi đến. Trong list nhạc mình cũng có 1-2 bài nhạc game/phim để đánh giá chi tiết (tham khảo phần chất âm). Nhưng cách mỗi người thưởng thức game và phim lại khá khác nhau. Do vậy, trước tiên cần xác định bạn muốn trải nghiệm game/phim theo trường phái nào. Trong cộng đồng âm thanh, có 2 nhóm:- Trải nghiệm âm thanh game/phim phải chính xác, chi tiết để xác định chuẩn mục tiêu, bước chân, … Phong cách này hợp với tai nghe âm trường rộng, tiếng chi tiết, bass vừa đủ như Moondrop SSR, và 1 chút nào đó là TRN TA1
- Trải nghiệm âm thanh game/phim phải kết hợp cả chi tiết và sự trầm hùng/phê (immersive). Phong cách này hợp với tai nghe kết hợp giữa chi tiết và 1 lượng bass kha khá như SSP, CX300s
- Tanchjim Tanya và Beatbyrd là 2 tai chi tiết hơi kém và bass quá lấn dải nên cá nhân mình nghĩ là không hợp phim/game. Nhưng nếu bạn thích bass game/phim phải hơn cả chi tiết thì dùng cũng được.
- Mic chỉ có CX300s và Tanya có sẵn. Như vậy thì CX300s là ứng viên đủ điều kiện nhất cho gaming. Tuy nhiên SSR SSP có thể mua dây có mic thay được sau này.
Trường hợp sử dụng và kết luận
Giờ có rất nhiều tai nghe rẻ dưới 1 triệu đến từ các hãng chi-fi xịn cũng như hãng gạo cội clear hàng. Mỗi con đều mang theo kha khá đặc trưng chất âm của hãng, coi như chiếc vé vào cửa trải nghiệm âm thanh của hãng đó. Tuy nhiên mức giá dưới 1 triệu tập trung nhiều người dùng đại trà, đa mục đích bên cạnh những người chơi tai nghe, do vậy việc lựa chọn tai nghe phù hợp cần cân nhắc nhiều yếu tố bên cạnh chất âm. Nếu phải đưa ra khuyến nghị quốc dân nhất trong 6 con này thì mình sẽ chọn CX300s, tuy nhiên giá nó cao và giờ cũng đã ít hàng. Sau đó là 2 chiếc tai nghe Moondrop dù đã ra đời được khoảng 2 năm rồi nhưng vẫn có giá trị rất tốt. Các em còn lại đều có điểm khá đặc trưng trong chất âm mà sẽ tùy gu nhạc và nhu cầu dùng mọi người sẽ thấy điểm hay của nó.
(Hộp mua ngoài, không đi kèm sản phẩm)
Dựa trên các yếu tố trên thì mình sẽ nêu trường hợp sử dụng tai nghe phù hợp nhất của 06 con này. Lưu ý đây chỉ là trường hợp mình nghĩ nhìn chung là hợp còn bạn đã thích con này con kia vì cái màu, cái thiết kế, chất âm của nó rồi thì cứ múc thôi.
- Moondrop SSR và SSP: Chất âm gần với tai cao cấp và cũng phối ghép amp/dac, dây được nên 2 con này đáng để anh em chơi audio đắt hơn rồi bỏ tiền ra sưu tập thêm trải nghiệm (“ồ tầm tiền này cũng khá phết nhỉ). Bên cạnh đó, thiết kế cu-te trái tim này cũng rất hợp để tặng gái cũng như người mới chơi/dùng nghe tạp (nếu không quá đam mê bass)
- TRN TA1: Đánh tạp được với chi tiết và mid khá tốt nhưng anh em chơi lâu dài sẽ chê TA1 thiếu tự nhiên (coherence). Con hiếm hoi đánh rock/metal khá tốt trong tầm tiền này. Rất hợp với người mới chơi nhờ chất âm và ngoại hình ấn tượng. Điểm trừ là cảm giác đeo nặng, không quá thoải mái và có bị giật nếu cắm nguồn điện.
- Tanchjim Tanya: Một con tai nghe khá thuần về âm nhạc. Mình nghĩ anh em chơi đồ cao cấp rồi sẽ khá thích sưu tầm con này, cũng như người mới (nhiều bass luôn dễ nhập môn). Chất âm tình cảm mid dày khá đặc biệt trong tầm tiền. Giá cũng rẻ cảm giác đeo bullet khá êm. Điểm yếu là nó chỉ chơi được vài dòng nhạc nhất định và không quá hợp game/phim. Nhìn chung tanya vừa hợp sưu tầm vì chất âm mà dùng cho người hay nghe nhạc được, miễn không phải là phim game quá nhiều.
- Beyerdynamic beatbyrd: Tai nghe dành cho basshead mà mình đánh giá cao hơn các tai extra-bass của Sony cùng tầm tiền. Rất lực và độ động rất tốt nghe phê. Cảm giác đeo êm rất êm, nằm gối nghiêng được. Điểm trừ là chất âm khá thiên bass nên anh em chơi lâu có thể sẽ không thích nhưng lại được người mới chơi hoặc nghe nhạc trẻ ưng ý.
- CX300s: Đánh tạp, tổng hòa mọi ưu nhược điểm. Trong 5 con thì con này là trung bình và tham chiếu nhất về chất âm. Chất âm Sennheiser đặc trưng nhưng được EQ thêm 1 tí treble nên rất khó để chê (vì Senn thường hay để treble lùi). Cảm giác đeo êm. Dây dẹt dài, jack chữ L nên dù không thay dây được nhưng nếu cẩn thận vẫn có thể giữ được. Điểm trừ 1 là âm trường hơi hơi phẳng, không tiệm cận hàng cao cấp như cách moondrop làm (dù tai nghe cao cấp của Senn làm được). Điểm trừ 2 là giá bán gốc cao (tầm 1tr2) và giờ không còn nhiều hàng nữa.