DE M-SHORADS: Hệ thống vũ khí laser phòng không tiên tiến của Hoa Kỳ

Frozen Cat
2/4/2024 10:13Phản hồi: 46
DE M-SHORADS: Hệ thống vũ khí laser phòng không tiên tiến của Hoa Kỳ
Lục quân Mỹ mới đây đã chuyển hệ thống phòng không mới nhất được trang bị tia laser công suất cao tới Iraq bao gồm ba xe chiến đấu bộ binh Stryker được trang bị vũ khí laser công suất 50 kW mang tên DE M-SHORADS. Hệ thống này sử dụng tia laser để tiêu diệt hoặc vô hiệu hóa các máy bay không người lái, tên lửa và đạn pháo của đối phương.

Tổ hợp vũ khí DE M-SHORADS là gì?


DE M-SHORADS là viết tắt của Hệ thống Phòng không Tầm ngắn Di động Năng lượng Định hướng, do RTX (trước đây là Raytheon) phát triển, đây là sự kết hợp giữa vũ khí laser 50 kW với khung gầm bọc thép của xe chiến đấu bộ binh Stryker. Tia laser được định hướng để tấn công các mục tiêu trên không và được điều khiển bởi một hệ thống thu nhận radar, một cảm biến nhắm mục tiêu và một hệ thống điều khiển chùm tia.
to-hop-vu-khi-laser-de-m-shorads-dat-tren-khung-xe-stryker.jpg
Tổ hợp vũ khí laser DE M-SHORADS đặt trên xe Stryker. Trên nóc xe, phần phía trên khoang chở quân đặt một mô-đun tác chiến bằng tia laser và đài radar quang học.

Nó cũng bao gồm Hệ thống Nhắm mục tiêu Đa quang phổ vốn ban đầu được trang bị cho máy bay không người lái Predator, tháp cảm biến hình quả bóng bao gồm camera quang điện/hồng ngoại, thiết bị chỉ thị tia laser và đèn chiếu tia laser.

Cách hoạt động của hệ thống DE M-SHORADS


DE M-SHORADS cung cấp khả năng giám sát phòng không cho lực lượng mặt đất của Lục quân, bảo vệ họ khỏi máy bay không người lái, cả riêng lẻ lẫn bầy đàn. Toàn bộ hệ thống laser 50 kW nặng khoảng 7 tấn và được lắp trên xe Stryker, bên trong và bên ngoài thân xe được bọc thép, giúp bảo vệ các nguồn cung cấp năng lượng, kíp lái và hệ thống điều khiển. Hệ thống vũ khí được điều khiển thông qua một laptop nồi đồng cối đá và người dùng vận hành nó bằng cách dùng một bộ điều khiển cầm tay giống như máy chơi game XBox.

to-hop-de-m-shorads.jpeg
Stryker có thể đạt tốc độ tối đa 96,56 km/giờ.

Việc sử dụng tia laser có vài lợi thế so với các hệ thống chống máy bay không người lái hiện có. Về lý thuyết tia laser có số lượng phát bắn không giới hạn, mà chỉ bị giới hạn bởi khả năng tiếp cận nguồn điện của hệ thống, không như các hệ thống dựa trên súng hoặc tên lửa. Tia laser còn di chuyển với tốc độ ánh sáng và không đòi hỏi phải dẫn đường để đánh chặn mục tiêu, ngoài ra nó có thể đốt cháy nhanh chóng các cấu trúc bằng nhựa và kim loại của máy bay hoặc bom đạn. Không giống các thiết bị gây nhiễu tín hiệu tác chiến điện tử, hệ thống này không gây gián đoạn tín hiệu vô tuyến một cách bừa bãi.

can-canh-vu-khi-laser-nang-luong-cao-50kw.jpg
Cận cảnh giàn vũ khí laser 50 kW, với quạt làm mát được lắp ở phía bên phải của xe.

Hệ thống DE M-SHORADS không chỉ tấn công được máy bay không người lái mà tia laser của nó còn có khả năng tấn công đạn pháo đang lao tới. Thậm chí RTX cho biết nó có thể tấn công cả tên lửa và súng cối. Đây là hệ thống đầu tiên trong lịch sử có khả năng đánh chặn đạn pháo của đối phương trên không trước khi chúng tấn công gần các vị trí của quân đồng minh.

Nguyên nhân triển khai: Cuộc tấn công Căn cứ Tháp 22


Lục quân Mỹ đã gửi 3 chiếc Stryker có trang bị laser tới Iraq vào tháng 1/2024, để bảo vệ các cứ điểm của Hoa Kỳ trước các mối đe dọa thường trực, sau khi số lượng các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái và pháo kích vào lực lượng Mỹ trong khu vực tăng mạnh. Tuy trong nhiều năm qua luôn có các cuộc tấn công nhỏ lẻ, nhưng chúng đã tăng lên đáng kể sau khi tình hình bất ổn leo thang từ tháng 10/2023.

Quảng cáo


Các cuộc tấn công thường do dân quân địa phương thực hiện và đã có 150 cuộc tấn công vào lực lượng Mỹ kể từ tháng 10/2023, gây ra nhiều thương tích nhưng không có thiệt hại nhân mạng, dù vậy Hoa Kỳ phớt lờ điều này vì lo ngại xung đột leo thang. Nhưng vào ngày 28/1/2024, một máy bay không người lái cảm tử đã tấn công một căn cứ của Mỹ ở Jordan có tên là Tháp 22, khiến 3 binh sĩ thiệt mạng và vài chục người bị thương.

anh-ve-tinh-cua-thap-22-can-cu-cua-luc-quan-my-trong-sa-mac-jordan.jpg
Ảnh vệ tinh của căn cứ Tháp 22.

Cuộc triển khai tới Iraq này là lần đầu tiên đội xe Stryker của Lục quân được trang bị vũ khí laser. Vào tháng 9/2023, Lục quân đã phân bổ một trung đội gồm 4 xe Stryker vào Tiểu đoàn 4, Trung đoàn pháo binh phòng không số 60 tại bãi thử Fort Sill, Oklahoma. Ba phần tư lực lượng đó hiện đang ở Iraq. Những chiếc xe này có thể đang hoạt động cùng nhau hoặc dàn trải ở nhiều căn cứ hoạt động tiền tiêu (FOB) quy mô nhỏ, chẳng hạn các căn cứ không quân Union III (Baghdad) và Ain al-Asad ở tỉnh al-Anbar.

Chỉ huy Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ là Michael Kurilla cho biết ba trong số các hệ thống DE M-SHORADS hiện đã ở Iraq ngay lúc này và các cuộc thử nghiệm đang được tiến hành để xác định cách áp dụng phù hợp nhất cho chúng, song kết quả sơ bộ chưa được tiết lộ. Nhìn chung loại vũ khí laser này vẫn chưa phải là một giải pháp hoàn hảo. Nếu DE M-SHORADS phát huy tác dụng trong thực tế, thì nó có thể được áp dụng rộng rãi hơn trong Lục quân, lực lượng đang mong đợi sự đáp trả phù hợp trước các cuộc tấn công của máy bay không người lái.

Theo PM.
46 bình luận
Chia sẻ

Xu hướng

Trên lý thuyết vũ khí Laser có thể chặn được nhiều đòn đánh của UAV cỡ nhỏ giá rẻ với chi phí được giảm thiểu, bổ sung cho tên lửa phòng không truyền thống. Nhưng cho đến giờ các vũ khí Laser vẫn chỉ đang thử nghiệm, chưa ai đưa vào thực chiến
@nghaimin Israel đã dùng chống rocket hamas rồi nhé.
@SomeRegisterK) Thằng Israel là cái bệ Laser cố định, công suất lớn lắm, chứ còn bệ di động thì chưa biết thế nào.
@lezardvn Cái xe to đó thì dư cung cấp cho lazer công suất 50kw rồi, mấy công nghệ vũ khí của Isreal hầu hết là hợp tác hoặc mỹ chuyển giao ko mà.
Giờ đưa vô trung đông thực chiến nghĩa là nó qua vòng kiểm thử rồi.
@SomeRegisterK) Omega Beam luôn
@magez 50kw phát điện ko khó, khó cái tản nhiệt cho cái ống phóng 50kw kia chắc phải làm tản nước hay nito lỏng mới chịu nổi.
Nhanh trí đem qua UA bóp cổ mấy con UAV, FPV lỏ của Nga liền.
Đồ chơi này của Raytheon Technology, dữ!
Cái gì cũng có khắc chế.uav cảm tử thì tia laser lại lên ngôi.tuy nhiên tia laser có nhược điểm bị giảm hiệu năng bởi mưa,tuyết,sương mù.
@Cmt dạo UAV hay máy bay cũng bị cản trở bởi thời tiết mưa tuyết sương mù mà, bay con flycame đi Hà Giang lỡ bay trúng đám mây là mù đuôi phải RTH gấp
@hoanlkpr Hàng xịn nó bay theo lộ trình nạp sẵn hoặc có thể điều khiển. Đến nơi là nó lao xuống
Cuồng Nga cuồng Tàu vào chê
nói sai chặt cái đầu tao
@bachdoc01 Giỗ chưa
Nhìn bá cháy nhưng ko biết thực tế sao. chắc sẽ có video demo
@namnguyen1011 mình nghĩ chắc đi theo nguyên con xe bồn tưới cho nó quá, mà dạn này lắp ở tàu có vẻ khả thi, con này ở môi trường nóng khô dễ bị quá nhiệt thiệt
@hoanlkpr Cái phản ứng hồ quang của ống phóng nóng vài ngàn độ lận phải làm mát bằng nước, mà ống phóng cho máy cnc dân dụng công suất mấy chục w đã dài cả m thì công nhận hệ thống phóng của mấy con 50kw này cỡ tàu sân bay như bạn nói mới phù hợp quá, chứ 1 đội bắn bao gồm 1 xe ống phóng 1 xe phát điện và 1 xe làm mát và hậu cần nữa thì quá rườm rà thà dùng luôn xe phòng không cho lẹ.
@namnguyen1011 gần thì 100-200W chứ xa cỡ 1-2km thì 50kW cũng chưa chắc đã đủ b ạ
@namnguyen1011 Mình nghĩ nó không hoạt động liên tục như máy cnc nên việc giải nhiệt cũng ko quá rườm rà đâu, chưa kể sau này mấy cái loại này cũng xài gas giải nhiệt không tới nỗi nào
Cái này mà gửi qua cho Ukraina thì tầm 7 ngày là duyệt binh ở quảng trường đỏ luôn. Gửi đi gửi đi !
cái này nhớ giống red alert hồi xưa nè. Phe xô viết thì có tăng điện, phe đồng minh có tăng laser, hehe
@Toannm.107 à prism tank vs. tesla tank
@Toannm.107 Trò chơi đó hay mà, có điều bản đồ nhỏ quá, nếu một trận mà chơi được 8 người như StarCraft thì vui 😆
Eazy
TÍCH CỰC
một tháng
@Toannm.107 không phải, mục đích của laser này để đánh chặn tên lửa và bắn hạ máy bay, UAV. Nó giống Paladin và Avenger trong C&C Generals hơn
Cái ý tưởng này Liên Xô thử nghiệm từ những năm 60 rồi mà nó không thực tế do năng lượng laser hao hụt theo cấp số nhân trên khoảng cách.
@lezardvn Mấy thằng lazer dân dụng trong bar nó rọi 1s là cháy cái sensor camera là UAV nó mù rồi , còn cỡ 50 kW này thì quá dư để đánh nhau
@lezardvn công nghệ lỏ 1960s của liên xô mà so với Mỹ hiện tại, Really ???
siêu máy tính thập niên 60 còn yếu hơn cả cái android đt ghẻ 2-3tr

cải cách kinh tế làm ko ra giống ôn gì xong mất nước thì trông đợi gì "công nghệ đỏ"
Cười vô mặt
Đây chính là vũ khí khắc chế UAV trong tương lai này.
BBW
TÍCH CỰC
một tháng
bắn UAV chắc ok chứ bắn pháo liên tục thì sao diệt kịp
'Cận cảnh giàn vũ khí laser 50 kW '
dàn
.
coi cho biêt vì sao cần đôt nhanh tụi dơi 😁
@haobcyqhdvb zụ hạn chế thì mới nge lần đầu
vì cơ bản ,slipper clutch và engine brake đi cùng nhau mà 😁
.
ABS +slipper clutch giup thắng xe tự tin và dưt khoat
nếu có thêm quickshifter nữa thì y bài :D
@kixx Mấy con RC như phim mua linh kiện của tàu luôn in 3D hay đúc foam luôn thì cũng tầm 200$ là bay nhanh như vậy rồi, gắn thêm cái main điện thoại andriod 300$ để chạy AI nữa cũng 500$ 1 con.
Bây giờ mấy con RC như phim chỉ cần ráp phần cứng nạp phần mềm vô là chiến thôi
@haobcyqhdvb hey ,bữa bồ hỏi về máy outboard của du thuyền ,bồ đọc reply chưa 😁
@kixx đọc rồi bác ah,outboard dễ sữa chữa với thay thế bảo trì bảo dưỡng hơn nhiều 😃
đèn này gắn vũ trường chắc phê lắm
@Methylamine chuẩn bị hốt cốt chứ éo còn thịt thà gì mà gom đâu
Cười vô mặt
Nhìn thấy dây điện lũ khũ, chắc vừa ra ăn một cú là đứt dây điện, hết điện !
Chống lại uav tự sát đúng là chỉ có vũ khí laser là hiệu quả thôi.
Yêu quá
Cái ống phóng laser mấy trăm w cho máy CNC đã to chà bá và tản nhiệt nước rồi thì ống phóng của con này cồng kềnh như nào nhỉ, mà dở cái trời mưa hoặc sương mù coi như vô dụng luôn.
Cần gì phải bỏ ra hàng tỷ đô để phát triển vũ khí laze trong khi chỉ cần bỏ ra vài trăm đô cho nỏ thần bắn trăm phát trăm trúng
tuluan
TÍCH CỰC
25 ngày
Vũ khí này quá lợi hại.

Xu hướng

Bài mới









  • Chịu trách nhiệm nội dung: Trần Mạnh Hiệp
  • © 2024 Công ty Cổ phần MXH Tinh Tế
  • Địa chỉ: Số 70 Bà Huyện Thanh Quan, P. Võ Thị Sáu, Quận 3, TPHCM
  • Số điện thoại: 02822460095
  • MST: 0313255119
  • Giấy phép thiết lập MXH số 11/GP-BTTTT, Ký ngày: 08/01/2019