Nhiếp ảnh gia người Nga Ralph Mirebs vừa công bố những bức ảnh về những gì còn sót lại về Chương trình không gian của Liên Xô cũ. Anh tìm cách tiếp cận một nhà chứa máy bay bỏ hoang tại sân bay vũ trụ Baikonur, nơi lưu giữ 2 nguyên mẫu tàu con thoi Buran.
Chương trình Buran của Liên Xô trải qua hai thập kỷ (từ 1974 đến1993) và chỉ có một vệ tinh tự hành được đưa lên quỹ đạo thành công trước khi toàn bộ chương trình bị huỷ vì ngân sách thâm hụt khi Liên bang Xô Viết sụp đổ.
Những hình ảnh dưới đây sẽ cho bạn thấy những gì còn lại của 2 chiếc tàu Buran. Điều đáng kinh ngạc là chúng vẫn còn khá nguyên vẹn qua thời gian và không được bảo dưỡng. Buran được thiết kế để có thể được phóng lên quỹ đạo thấp của Trái Đất bằng tên lửa đẩy hạng nặng Soviet N1 và sau đó sẽ được dùng để bảo trì, kết nối các vệ tinh vào bệ phóng Energia. Chức năng của Buran khá giống hệ thống VAB (Vertical Assembly Building) của NASA.
Một trong hai tàu con thoi này là OK-1K2, thường gọi là Ptichka (con chim nhỏ) hầu như đã sẵn sàng để thực hiện chuyến bay đầu tiên vào không gian vào năm 1992. Trong chuyến bay thứ 2 theo kế hoạch, con tàu sẽ bay ở chế độ tự động và kết nối với trạm không gian Mir của Liên Xô. Chiếc còn lại là một nguyên mẫu tĩnh, dùng để thử nghiệm ghép nối và nạp hàng hóa. Nhìn những hình ảnh này, thật đáng buồn trước hiện trạng của cả 2 con tàu, những siêu cấu trúc một thời giờ đang ghỉ sét vì không được bảo dưỡng.
Chương trình Buran của Liên Xô trải qua hai thập kỷ (từ 1974 đến1993) và chỉ có một vệ tinh tự hành được đưa lên quỹ đạo thành công trước khi toàn bộ chương trình bị huỷ vì ngân sách thâm hụt khi Liên bang Xô Viết sụp đổ.
Những hình ảnh dưới đây sẽ cho bạn thấy những gì còn lại của 2 chiếc tàu Buran. Điều đáng kinh ngạc là chúng vẫn còn khá nguyên vẹn qua thời gian và không được bảo dưỡng. Buran được thiết kế để có thể được phóng lên quỹ đạo thấp của Trái Đất bằng tên lửa đẩy hạng nặng Soviet N1 và sau đó sẽ được dùng để bảo trì, kết nối các vệ tinh vào bệ phóng Energia. Chức năng của Buran khá giống hệ thống VAB (Vertical Assembly Building) của NASA.
Một trong hai tàu con thoi này là OK-1K2, thường gọi là Ptichka (con chim nhỏ) hầu như đã sẵn sàng để thực hiện chuyến bay đầu tiên vào không gian vào năm 1992. Trong chuyến bay thứ 2 theo kế hoạch, con tàu sẽ bay ở chế độ tự động và kết nối với trạm không gian Mir của Liên Xô. Chiếc còn lại là một nguyên mẫu tĩnh, dùng để thử nghiệm ghép nối và nạp hàng hóa. Nhìn những hình ảnh này, thật đáng buồn trước hiện trạng của cả 2 con tàu, những siêu cấu trúc một thời giờ đang ghỉ sét vì không được bảo dưỡng.
Mô phỏng vị trí kho chứa Baikonur và bãi phóng tàu cách đó khá xa.
Nhà chứa máy bay khổng lồ này ban đầu được sử dụng để chế tạo tàu con thoi và đưa chúng ra bệ phóng gần đó. Tuy nhiên, chỉ có 1 vệ tinh duy nhất được phóng thành công.
Sân bay vũ trụ Baikonur từng là nơi thử nghiệm rất nhiều tàu không gian khác nhau. Nổi tiếng nhất là hệ thống Energia-Buran
Hệ thống đường ray để di chuyển trong kho chứa
Hai chiếc tàu vũ trụ nhìn từ góc chính diện
Kho có 3 máy nâng khổng lồ để nâng, di chuyển các thiết bị cũng như chính các con tàu vũ trụ
Quảng cáo
Nhìn từ phần đuôi
Nhà kho này được thiết kế để không có một hạt bụi lọt vào, vì thế cửa dẫn ra các khu vực trung tâm có thể được bao bọc kín nếu cần thiết
Để đảm bảo các con tàu này không bị chấn động bởi bệ phóng vệ tinh gần đó, toàn bộ khung của nhà kho này được làm bằng thép gia cường với độ cứng rất cao
Bụi bẩn phủ kín mặt đất và con tàu.
Quảng cáo
Ngoài bụi bẩn thì con tàu này còn phải hứng chịu cả phân chim
Thiết kế bên ngoài khá giống với tàu của NASA (ảnh trái)
Hình ảnh từ những năm 1988, thời điểm mà chiếc tàu này được sinh ra và hoàn thiện
Tiến sâu vào bên trong khoang tàu. Đây là khoang chở hàng trong thân tàu với cơ cấu cửa hai cánh.
Toàn bộ nội thất bị vứt lộn xộn và vương vãi trên sàn
Buồng lái trên phiên bản mô phỏng
Có rất nhiều nút điều khiển bên trong buồng lái