Vậy thiếu máu là gì:
Thiếu máu dinh dưỡng là một trong những loại bệnh rất phổ biến trên thế giới, nhất là ở những nước đang phát triển. Là tình trạng lượng huyết cầu tố hay khối hồng cầu thấp hơn giới hạn bình thường. Thiếu máu dinh dưỡng là nguyên nhân phổ biến nhất của thiếu máu, do thiếu một hay nhiều chất dinh dưỡng cần cho quá trình tạo máu như sắt, đồng, vitamin B12, acid folic…Những dấu hiệu dưới dây, bạn có cái nào không?
Những biểu hiện của thiếu máu dinh dưỡng thường có các triệu chứng không rõ ràng, người bị thiếu máu có thể không tự nhận ra mình có bệnh.
Người bị thiếu máu thường mệt mỏi, mất ngủ, kém tập trung, hoa mắt, chóng mặt, khó thở khi lao động gắng sức, da xanh xao, niêm mạc mắt, lợi và da lòng bàn tay nhợt nhạt…
Ở phụ nữ có thai có biểu hiện: da xanh, niêm mạc nhợt, mệt mỏi, khi thiếu nặng thường có dấu hiệu chóng mặt, tim đập mạnh.
Đối với trẻ nhỏ, tùy theo mức độ bệnh có thể có các biểu hiện: Mệt mỏi, quấy khóc, vật vã, ngủ ít. Biếng ăn, chậm tăng cân, gầy ốm. Da xanh. Tóc gãy, dễ rụng, bạc màu. Móng tay móng chân dẹp, biến dạng. Chậm biết ngồi, biết đứng, biết đi, bắp thịt nhão, bụng chướng, đau nhức xương..
Để chẩn đoán chính xác bệnh thiếu máu người bệnh cần đi khám và làm các xét nghiệm huyết học.
Vậy chúng ta sẽ bổ sung dinh dưỡng thế nào để tránh bị thiếu máu dinh dưỡng?
Nhiều loại thiếu máu không thể phòng ngừa được. Nhưng bạn có thể tránh thiếu máu do thiếu sắt và thiếu máu do thiếu vitamin bằng cách ăn một chế độ ăn uống bao gồm nhiều loại vitamin và khoáng chất, bao gồm:
• Chất sắt: Thực phẩm giàu chất sắt bao gồm thịt bò và các loại thịt khác, đậu lăng, ngũ cốc tăng cường chất sắt, rau lá xanh đậm và trái cây sấy khô. Ngoài ra trong cuốn sách Phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh rối loạn chuyển hóa còn đề cập tới mật ong, 1 loại thực phẩm cũng rất hữu hiệu trong việc tích tụ sắt trong máu vì mật ong có chứa rất nhiều mangan và sắt.
• Folate: Được tìm thấy trong trái cây và nước ép trái cây, rau lá xanh đậm, đậu xanh, đậu thận, đậu phộng, và các sản phẩm ngũ cốc như bánh mì, ngũ cốc, mì ống và gạo.
• Vitamin B12: Thực phẩm giàu vitamin B-12 bao gồm thịt, các sản phẩm từ sữa và các sản phẩm ngũ cốc, đậu nành tăng cường.
• Vitamin C: Thực phẩm giàu vitamin C bao gồm trái cây và nước ép cam quýt, ớt, bông cải xanh, cà chua, dưa và dâu tây. Những thứ này cũng giúp tăng hấp thu sắt.
Nếu bạn quan tâm tới cách ăn uống sao cho phòng tránh bệnh thiếu máu dinh dưỡng và các bệnh rối loạn chuyển hóa khác thì có thể tham khảo thử cuốn sách Phòng và hỗ trợ điều trị rối loạn chuyển hóa của tác giả Đái Duy Ban. Đặc biệt ở chỗ là tác giả biết rằng thay đổi chế độ dinh dưỡng là biện pháp đơn giản và hiệu quả nhất để điều trị các bệnh chuyển hóa, tác giả còn trình bày các chế độ ăn, thực đơn phù hợp với từng căn bệnh.