Mới đây, các nhà khoa học ở New Zealand đã quyết định giải phẫu xác cá voi răng thuổng (Mesoplodon traversii), được coi là loài cá voi hiếm nhất thế giới. Đến nay, thế giới chỉ mới tìm thấy 7 xác cá voi và chưa từng bắt gặp cá thể cá còn sống. Do đó, đây vẫn là một loài vô cùng bí ẩn với con người.
Anton Van Helden - cố vấn khoa học biển cấp cao của cơ quan bảo tồn New Zealand, là người đã đặt tên cho loài cá voi răng thuổng cũng tham gia vào quá trình giải phẫu, với hy vọng giải mã được những bí ẩn mà còn người chưa tìm ra.
“Tôi không thể nào diễn tả được cho bạn biết nó phi thường đến thế nào. Nhưng đối với bản thân tôi, điều này thật không thể tin được.” - Van Helden, người đã nghiên cứu cá voi trong 35 năm bày tỏ.
Vào tháng 7, một xác cá voi răng thuổng dài 5m đã trôi dạt vào bờ biển New Zealand. Điều đáng ngạc nhiên là xác cá voi vẫn còn khá nguyên vẹn, gần như không bị tổn hại. Kể từ đó, xác cá voi đã được bảo quản trong một kho đông lạnh đặc biệt. Quá trình giải phẫu sẽ kéo dài khoảng một tuần, và các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm hiểu thêm về cách loài cá voi này xử lý thức ăn, vì các loài cá voi mõm khoằm (Ziphiidae) đều có hệ thống tiêu hóa đặc biệt.
Anton Van Helden - cố vấn khoa học biển cấp cao của cơ quan bảo tồn New Zealand, là người đã đặt tên cho loài cá voi răng thuổng cũng tham gia vào quá trình giải phẫu, với hy vọng giải mã được những bí ẩn mà còn người chưa tìm ra.
“Tôi không thể nào diễn tả được cho bạn biết nó phi thường đến thế nào. Nhưng đối với bản thân tôi, điều này thật không thể tin được.” - Van Helden, người đã nghiên cứu cá voi trong 35 năm bày tỏ.
Vào tháng 7, một xác cá voi răng thuổng dài 5m đã trôi dạt vào bờ biển New Zealand. Điều đáng ngạc nhiên là xác cá voi vẫn còn khá nguyên vẹn, gần như không bị tổn hại. Kể từ đó, xác cá voi đã được bảo quản trong một kho đông lạnh đặc biệt. Quá trình giải phẫu sẽ kéo dài khoảng một tuần, và các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ tìm hiểu thêm về cách loài cá voi này xử lý thức ăn, vì các loài cá voi mõm khoằm (Ziphiidae) đều có hệ thống tiêu hóa đặc biệt.
"Có thể chúng tôi sẽ phát hiện ra những loài ký sinh trùng mới hoặc khám phá cách mà loài này tạo ra âm thanh, hay thậm chí biết được những gì nó đã ăn... Ai mà biết được, chúng ta sẽ phát hiện được gì trong quá trình nghiên cứu," Van Helden nói.
Trước con cá voi này, chỉ có 6 con cá voi răng thuổng khác từng được tìm thấy, nhưng tất cả các con đều được chôn cất trước khi kịp xét nghiệm DNA, xác định đây là giống cá voi hiếm. New Zealand là một trong những quốc gia ghi nhận số lượng cá voi dạt vào bờ lớn nhất thế giới, với hơn 5.000 trường hợp kể từ năm 1840.
Quá trình giải phẫu con cá voi răng thuổng lần này sẽ diễn ra chậm rãi hơn bình thường, vì nó được thực hiện với sự tham gia của người Maori, cộng đồng bản địa của New Zealand. Đối với người Maori, cá voi là một kho báu quý giá, món quà mà Tangaroa, thần của đại dương, đã ban tặng. Vì vậy, cá voi sẽ được đối xử với sự tôn kính đặc biệt, giống như đối với tổ tiên. Các thành viên của bộ lạc Maori sẽ có mặt trong suốt quá trình nghiên cứu, tham gia chia sẻ kiến thức truyền thống và thực hiện các nghi thức phong tục, như noi karakia – một lời cầu nguyện cho sinh vật trước khi công việc mổ xẻ bắt đầu.
Theo NyPost