Hong Kong từng là thiên đường của máy ảnh Châu Á và bạn có thể bắt gặp rất nhiều tay chơi máy ảnh hay các nhiếp ảnh gia kỳ cựu đổ về đây để mua cho mình những chiếc máy giá tốt nhất, trong đó không thể không kể đến các chiếc máy của Leica - Một thương hiệu “thừa” sức hấp dẫn với mọi dân chơi. Và cũng chính ở xứ cảng thơm, có một người đàn ông còn vượt lên trên tiêu chuẩn “dân chơi” ấy nữa, ông ta tên Douglas So.
Sưu tập Leica thì nhiều, ở Việt Nam cũng có khá nhiều tay chơi có tiếng mà giá trị bộ sưu tập của họ lên đến triệu đô. Hay trên thế giới, rất nhiều nhà sưu tập, buôn bán hàng xa xỉ phẩm với các tủ trưng bày “ngập ngụa” mùi tiền. Nhưng để gọi là chơi tới mức mở hẳn một viện bảo tàng lớn nhất Hong Kong về máy ảnh Leica thì có lẽ chẳng mấy ai vượt qua được Douglas.
Douglas So tên thật (tiếng Hoa) là Cheung-tak. Ông tốt nghiệp bằng luật sư tại Đại học Hong Kong (HKU) và bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực luật thương mại tại Baker McKenzie, một công ty luật quốc tế hàng đầu thế giới. Sau đó, Douglas So trở thành tổng cố vấn và giám đốc điều hành của Tổ chức từ thiện của CLB đua ngựa Hong Kong trong 15 năm. Ngoài ra, ông cũng là chủ tịch của ban cố vấn quỹ phát triển y học Trung Quốc, ban tư vấn cổ vật, ban tư vấn bảo tàng,...
Sưu tập Leica thì nhiều, ở Việt Nam cũng có khá nhiều tay chơi có tiếng mà giá trị bộ sưu tập của họ lên đến triệu đô. Hay trên thế giới, rất nhiều nhà sưu tập, buôn bán hàng xa xỉ phẩm với các tủ trưng bày “ngập ngụa” mùi tiền. Nhưng để gọi là chơi tới mức mở hẳn một viện bảo tàng lớn nhất Hong Kong về máy ảnh Leica thì có lẽ chẳng mấy ai vượt qua được Douglas.
Đôi chút tiểu sử về Douglas So
Douglas So tên thật (tiếng Hoa) là Cheung-tak. Ông tốt nghiệp bằng luật sư tại Đại học Hong Kong (HKU) và bắt đầu sự nghiệp của mình trong lĩnh vực luật thương mại tại Baker McKenzie, một công ty luật quốc tế hàng đầu thế giới. Sau đó, Douglas So trở thành tổng cố vấn và giám đốc điều hành của Tổ chức từ thiện của CLB đua ngựa Hong Kong trong 15 năm. Ngoài ra, ông cũng là chủ tịch của ban cố vấn quỹ phát triển y học Trung Quốc, ban tư vấn cổ vật, ban tư vấn bảo tàng,...

Để công nhận những đóng góp của Douglas cho nghệ thuật và bảo tồn di sản, Chính phủ đặc khu hành chính Hong Kong trao tặng ông danh hiệu “Bronze Bauhinia Star” và chính phủ Pháp cũng trao cho ông danh hiệu “Chevalier dans l'ordre des Arts et des Lettres”. Năm 2021, trang Tatler vinh danh ông là một trong những người có sức ảnh hưởng lớn nhất tại Châu Á.

Douglas So | Tatler Asia
F11 Foto Museum founder Douglas So is a dedicated promoter of the public good
tatlerasia.com
Tình yêu đối với Leica
Khi đang còn học cấp 2, Douglas So nhận được một chiếc máy ảnh (máy của Nhật không tiện kể tên) từ người cha của mình và đó cũng là khởi nguồn cho niềm đam mê bất tận của ông với nhiếp ảnh. “Thông qua việc chụp ảnh, tôi phát hiện ra tôi quan sát và khám phá nhiều điều mà bằng mắt thường, tôi không cảm nhận được” - Douglas bộc bạch với CNA.

Như bao đứa trẻ khác, khi bạn phát hiện ra niềm đam mê của mình, bạn sẽ dồn hết tâm trí của mình vào nó, Douglas cũng vậy. Ông say sưa tìm nhiểu các tác phẩm nổi tiếng từ những nhiếp ảnh gia đại tài khi đó. Để rồi nhận ra rằng, rất nhiều người trong số họ, không phải là tất cả nhưng từ Henri Cartier-Bresson cho đến Elliot Erwitt hay Marc Riboud, họ đều có cùng một điểm chung là sử dụng những chiếc máy ảnh Leica, thương hiệu đến từ Đức đã bước vào cuộc đời ông nhẹ nhàng như thế.

Leica D-Lux 7 có thêm phiên bản đặc biệt kỷ niệm 60 của điệp viên 007, giá 58 triệu đồng
Leica mới vừa bổ sung thêm 1 phiên bản James Bond của mình với chiếc máy D-Lux 7 007 được giới thiệu cùng triển lãm “James Bond Archive” tại London, Anh.
Vẫn giữ nguyên vẹn toàn bộ những gì đặc trưng nhất của một chiếc D-Lux 7 nguyên thủy như…
tinhte.vn
Quảng cáo
Hành trình trở thành một trong những nhà sưu tầm nổi tiếng nhất thế giới
So bắt đầu ý thức được việc ông muốn sở hữu những chiếc máy ảnh “đắt đỏ” này và ông dấn thân vào cuộc hành trình “thu thập” chúng vào năm 30 tuổi. Hiện nay, bảo tàng F11 Foto trưng bày khoảng 200 chiếc máy Leica và rất nhiều trong số đó là các phiên bản đặc biệt, hay còn gọi với cái tên mỹ miều hơn là “độc bản”. Đơn cử là chiếc M2 được sản xuất năm 1960 được chế tạo riêng cho Không quân Mỹ và một chiếc khác với màu xanh ô liu (gần giống các phiên bản xanh Safari sau này) được chế tạo riêng cho quân đội Đức.

So nói: "Tôi nhìn lại lịch sử các mẫu máy được ra đời từ 1920 đến nay và phát hiện ra, trong số chúng, có nhiều mẫu máy đặc biệt được sản xuất, chúng tạo ra những câu chuyện tuyệt vời, chúng ảnh hưởng đến các tin phóng sự thời bấy giờ, về chiến tranh, về cuộc sống để rồi những chiếc máy ảnh nhỏ (35mm) ra đời thay thế cho các máy lớn bằng gỗ" (ý ổng là những chiếc Large Format cồng kềnh).

Thời gian và công sức là thứ bạn cần phải có bên cạnh tài chính: "Nếu bạn muốn trở thành một nhà sưu tập thành công, bạn cần phải rất kiên nhẫn. Bạn không thể hy vọng có tất cả cùng 1 lúc trong một sớm một chiều được, dù giàu có đến mức nào đi chăng nữa”.
Quảng cáo

“Tôi mua nhiều đến nỗi hết chổ để”. Nhưng điều đó chẳng là gì, nếu như mở một cái bảo tàng, phải không anh em? Douglas “tống” hết bộ sưu tập của mình vào F11 Foto và đây không chỉ là nơi những “con chiên” Leica hội tụ về, đây còn là nơi mà du khách được nhìn mặt những mặt khác của lịch sử. Nổi bật trong số chúng hẳn phải là chiếc Leica M được sản xuất dành riêng cho Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị.
“Bà không chỉ là người yêu nhiếp ảnh, bà ấy còn là một người ”sử dụng" Leica. Nhà sản xuất tới từ Đức luôn làm các phiên bản dành riêng cho nữ hoàng trong nhiều năm và họ luôn sẵn sàng 1 chiếc trong kho để dự phòng, nhằm trường hợp hư hại và các chiếc máy của bà cần sửa chữa." - Douglas lý giải cho việc vì sao ông có thể sở hữu các bản đặc biệt này. Ngoài ra, cá nhân mình thấy, Hong Kong từng là thuộc địa rất lâu của Anh nên Douglas có đôi chút lợi thế để “mua” nó hơn các nhà sưu tập khác.
Leica đã “thửa” riêng một chiếc M6 vào năm 1986 cho Nữ hoàng, thế nên, chiếc máy này có mức giá vô cùng khủng khiếp, không chỉ đối với người sưu tập thế giới nói chung mà đối với người dân Hong Kong nói riêng, sản phẩm này còn ý nghĩa hơn thế. Đây cũng là năm mà Nữ hoàng Elizabeth đệ nhị đến thăm Hong Kong.
Câu chuyện không chỉ là những chiếc máy
Anh em chắc hẳn ai cũng biết Oskar Barnack - cha đẻ của máy ảnh Leica và người được coi là có sức ảnh hưởng vô cùng lớn đến nhiếp ảnh đương đại. Douglas cũng may mắn sở hữu được một Ur-Leica nguyên bản được ra đời vào năm 1913 ngay trên bàn làm việc của Oskar Barnack. Ngoài ra, ông là người may mắn nhất khi sử hữu một trong số ít các cuốn sổ tay khi chép của Barnack về tư liệu, thiết kế, cách sửa chữa các máy Leica thời kỳ đầu, đồng thời ông cũng nói rằng bản thân chưa bao giờ nhìn thấy 1 cuốn sổ tương tự.

Năm 2017, So cho ra mắt cuốn sách mang tên Black Paint Leica cùng với 11 nhà sưu tập khác ở Hong Kong. Đúng với tên gọi, cuốn sách này đưa người đọc tới “những tầng sâu” nhất về màu sắc độc đáo của những chiếc Leica, màu đen, và càng hao mòn, càng có những dấu tích về thời gian, màu đen ấy càng đẹp. Tuổi tác hay thời gian không phải là khuyết điểm, không phải là kém chất lượng, nó là lịch sử, là dấu ấn đối với những người yêu Leica, anh em có thể nhìn thấy rõ được điều đó ngay từ bìa sách.


F11 Foto
Bảo tàng của So ở Hong Kong là một trong những nơi trưng bày các máy ảnh Leica lớn nhất thế giới. Những anh em yêu máy ảnh, du lịch tới đất nước này hay đơn giản là yêu thích Leica, nên ghé tới đây để tham quan một vòng.

F11 Foto nằm ngay trong Happy Valley (thung lũng hạnh phúc) của Hong Kong theo phong cách nghệ thuật 1930 với 3 tầng. So mua lại và sửa chữa nó, biến nó thành một nơi để bảo tồn di sản nhiếp ảnh theo cách của riêng ông và hi vọng rằng có thể truyền cảm hứng cho khắp các lĩnh vực khác, không chỉ là nhiếp ảnh, không chỉ ở Hong Kong, mà còn trên thế giới, ông mong muốn các bảo tàng tư nhân phát triển và hiện thực hóa nhiều hơn nữa. Hiện tại, F11 có khoảng 1500 cuốn sách quý và nhiều tư liệu khác về máy ảnh, nhiếp ảnh, triển lãm ảnh.
Không dừng lại ở đó, cũng trong năm 2017, bên cạnh hoạt động ra mắt sách, So cũng mở thêm một “không gian” khác mang tên F22 Foto Space ở đường Salisbury, Cửu Long nhằm mang đến cho khách tham quan cái nhìn gần gũi hơn về các tác phẩm của các nhiếp ảnh gia lão làng, các nghệ sĩ đương đại hay các nhà thiết kế mỹ thuật nói chung.


Mình xài Leica Phone 1 thay vì các điện thoại Android khác vì nó đẹp
Như anh em theo dõi các chủ đề chia sẻ của mình gần đây về các điện thoại Android thì Leica Phone 1 gần như thua xa các điện thoại Android cao cấp như Xiaomi Mi 12S Ultra hay Galaxy S23 Ultra. Thua từ màn hình đến camera rồi cấu hình phần cứng… tuy…
tinhte.vn
Sẵn tiện mình chia sẻ với anh em một chút là mình đang thực hiện các Series về nhiếp ảnh bao gồm:
- PhoTips - Photography Tips (những mẹo chụp ảnh, chia sẻ về nhiếp ảnh hay)
- PhoMag - Photography Magazine (tạp chí nhiếp ảnh - Mình cố gắng trình bày câu chuyện nhiếp ảnh dưới dạng tạp chí nhất có thể)
- PhoInf - Photography Infomation (các thông tin, kiến thức để anh em hiểu thêm về thế giới nhiếp ảnh, máy ảnh)
- PhoAmb - Photography Ambassador (các bộ sư tập ảnh của những nhiếp ảnh gia nổi tiếng, người nổi tiếng chụp ảnh đẹp)