Đối với nhiều người, nhạc metal - đặc biệt là những thể loại con như death metal và grindcore, chẳng khác gì một giai điệu được sáng tác bởi một người sống ở thời tiền sử. Nó hỗn loạn, tàn bạo, hung hăng, ồn ào. Nhưng nhiều nghiên cứu gần đây đã tạo nên một bức tranh nhiều sắc thái hơn đối với thể loại âm nhạc này, khám phá vai trò của nó trong việc điều chỉnh cảm xúc - và to tát hơn là giúp chúng ta tồn tại và vượt qua những thảm họa sắp tới (năng lượng, môi trường, thực phẩm). Có tham vọng quá không? Có lẽ. Nhưng metal lúc nào cũng tràn đầy sự tự tin như thế.
Ngoài những đặc điểm đó ra, điều gì làm nên một bài hát metal thì thật khó để diễn tả bằng ngôn từ. Sự kết hợp đặc biệt giữa nhịp điệu trống và bass, distortion, và giọng hát — từ tiếng gầm gừ đến cao vút — tạo nên sự khác biệt so với punk và các phong cách âm nhạc khác. Nhưng ngay cả những điều này cũng không bao quát hết metal là gì, bởi vì metal còn nhiều điều hơn thế.
Điều gì tạo nên một bài hát metal?
Metal nổi lên như một thể loại khác biệt biệt với rock vào đầu thập niên 70 khi các nghệ sĩ nỗ lực tạo ra một thứ âm nhạc nặng hơn. Theo Zett, một nhạc sĩ được đào tạo chính quy và tay guitar của ban nhạc black/thrash Kömmand, “Đầu tiên, metal phải có distorted guitar (distortion là cách xử lý tín hiệu âm thanh để làm thay đổi âm thanh của các nhạc cụ điện). Nó thường có các đoạn riff - các chu kỳ lặp đi lặp lại của các ý tưởng âm nhạc - và thường ‘heavy’, nghĩa là to hoặc ồn.Ngoài những đặc điểm đó ra, điều gì làm nên một bài hát metal thì thật khó để diễn tả bằng ngôn từ. Sự kết hợp đặc biệt giữa nhịp điệu trống và bass, distortion, và giọng hát — từ tiếng gầm gừ đến cao vút — tạo nên sự khác biệt so với punk và các phong cách âm nhạc khác. Nhưng ngay cả những điều này cũng không bao quát hết metal là gì, bởi vì metal còn nhiều điều hơn thế.
Người yêu thích metal (metalhead) không giống như người ta thường nghĩ
Bởi vì metal là một thể loại âm nhạc phức tạp hơn nhiều người nghĩ, người hâm mộ thể loại nhạc này cũng đa dạng không kém, và họ cũng khác với những khuôn mẫu mà đại chúng áp đặt cho họ. Những người yêu thích metal gần như ở khắp mọi nơi trên hành tinh này: 145 quốc gia có ít nhất một ban nhạc metal còn hoạt động trong năm 2021.Số ban nhạc metal đang hoạt động trên 100.000 dân ở một số quốc gia: các quốc gia phát triển như Phần Lan, Iceland, Thụy Điển có số lượng ban metal nhiều nhất. Dữ liệu từ Encyclopaedia Metallum + The Metal Map.
Và trái với suy nghĩ của nhiều người, không phải metalheads nào cũng giống như những người Viking to con bặm trợn. Laina Dawes, một nhà dân tộc học, hiểu được tại sao những người Mỹ da đen trẻ tuổi lại có xu hướng bị thu hút bơi âm nhạc cường độ cao. Punk, powerviolence, grindcore, và các thể loại khác được biết đến với tính chính trị rõ ràng là một nơi để giải tỏa và bày tỏ cảm xúc dồn nén mang tính cá nhân và hệ thống.
Từ thập kỷ 70 đến đầu những năm 90, rap đáp ứng được nhu cầu đó. Rap vào thời điểm đó cực đoan hơn so với bây giờ, và đó là nơi mà những người da đen trẻ có thể giải tỏa và nói lên được sự tức giận nội tâm. Nhưng nghiên cứu của Dawes cho thấy rằng những bài rap hiện đại với âm thanh sáng sủa (không thô ráp như lúc trước) và lời nhạc tập trung vào nhiều chủ đề hơn, làm cho rap không còn sức hấp dẫn đối với người trẻ như xưa. Theo Dawes thì vào thởi điểm hiện tại, heavy metal có thể là một thể loại nhạc tốt hơn để những người trẻ đạt được những điều vừa nói ở trên.
OK, nhạc metal mạnh vậy liệu có ảnh hưởng xấu hay không?
Cho dù ngày càng có nhiều bằng chứng tích cực về metal nhưng cha mẹ và thầy cô chỉ nghĩ về những người yêu thích metal như những người nuôi dưỡng và thể hiện bạo lực. Chính vì điều này, các nhà nghiên cứu từ nhiều ngành khác nhau đã chú ý rất nhiều đến cách mà metal có thể ảnh hưởng lên tâm trí. Họ tìm hiểu về tính cách của các metalhead, hỏi về xu hướng tự làm hại bản thân và bạo lực, và rủi ro chấn thương đầu liên quan đến việc lắc đầu (headbanging).Cách lắc đầu đúng.
Các metalhead có những điểm chung, nhưng không giống như người ngoại đạo nghĩ. Theo một nghiên cứu năm 2013 của Đại học Westminster và Đại học HELP ở Malaysia, những người này quan tâm đến việc được người khác xem như là “độc đáo” so với người bình thường. Năm 2015, các nhà tâm lý học ở Đại học Stanford và Cambridge cho rằng những người với tính cách thích “hệ thống hóa” (thường thích phân tích sự vật sự việc và tìm kiếm các mô hình) thích nghe nhạc mạnh hơn và không thích nghe những thể loại “mềm yếu” hơn. Năm 2010, các nhà tâm lý học ở Đại học Heriot-Watt, Scotland, nhận ra rằng headbangers bị thu hút bởi sân khấu, một sở thích mà họ có chung với những người yêu thích nhạc cổ điển. Thứ duy nhất phân biệt các nhóm là tuổi tác: những người trẻ có xu hướng thích Metallica hơn Mozart. Và nghiên cứu năm 2018 của Đại học Macquarie ở Úc cho thấy rằng nghe nhạc metal không khiến người nghe bị kích thích bởi bạo lực.
Quảng cáo
Nhưng điều đó không đồng nghĩa với việc metal không ảnh hưởng tới chúng ta. Một nghiên cứu 2015 với 377 người đã từng là metalhead vào thập niên 80 cho thấy rằng trong thời trẻ, dù thường có những thói quen nguy hiểm liên quan đến “tình dục, ma túy, và rock-and-roll”, họ hạnh phúc hơn rất nhiều so với những người đồng trang lứa - và tự điều chỉnh bản thân tốt hơn về sau này. Điều này có thể là do khi đứng ngoài văn hóa chung, những người này phát triển ý thức mạnh mẽ về bản thân, và tạo được nhiều tình bạn chân thật hơn.
Nếu hỏi một người tại sao họ lại nghe metal, câu trả lời nhiều khả năng là metal làm cho họ cảm thấy hạnh phúc và vui vẻ - và một số nghiên cứu cho thấy rằng những giai điệu ‘heavy’ có thể giúp chúng ta kiểm soát cảm xúc. Người nghe cảm thấy tích cực và “được khích lệ” khi bên tai họ là nhạc metal. Nhạc cường độ cao đóng vai trò như một lối ra cho những cảm xúc kìm nén hơn là tạo ra cảm xúc tiêu cực.
Liệu metal có thể giúp chúng ta cứu thế giới?
Khi chấp nhận rằng metal tạo nên những cộng đồng hâm mộ thể loại nhạc này, câu hỏi tiếp theo là liệu metal có giúp chúng ta vượt qua giai đoạn khó khăn sắp tới, nổi cộm nhất là những hậu quả đang chực chờ ập đến do biến đổi khí hậu gây ra. Điểm này có thể hơi to tát một chút nhưng duy trì sự kiên trì và khả năng phục hồi về tinh thần và cảm xúc sẽ rất quan trọng để chúng ta đương đầu với giai đoạn sắp tới và xây dựng một tương lai mạnh mẽ hơn. Xây dựng những xã hội có khả năng hồi phục phụ thuộc vào nhiều yếu tố có ảnh hưởng đến cả hệ thống xã hội chúng ta đang sống và chính bản thân chúng ta. Do đó, bất kỳ thứ gì giúp con người kiểm soát cảm xúc cũng sẽ giúp chúng ta xây dựng nhiều cộng đồng mạnh mẽ. Xa hơn nữa, metalhead có thể cộng tác với cộng động về tính bền vững để tạo ra sự thay đổi mang tính hệ thống cho con người. Nhiều ban nhạc, đặc biệt ở black metal, thrash, và grindcore, đang tập trung lời nhạc của họ vào các chủ đề như biến đổi khí hậu, mất mát đa dạng sinh học, và sự sụp đổ môi trường.Những chủ đề phổ biến trong lời nhạc của metal.
Một số người hâm mộ metal còn đi xa hơn thế khi tìm hiểu những chủ đề đang nổi cộm trên thế giới, biến mình thành những nhà khoa học. Còn những chuyên gia về tính bền vững có thể nghe những thách thức và mối lo trong những bài hát và chuyển hướng sang những chủ đề đó để giải quyết những vấn đề. Sự kết nối và giao thoa này có thể làm giảm tổn thương, giảm chi phí, và tạo ra nhiều sự bao dung hơn. Cấu trúc âm thanh đa dạng của metal là một kênh lý tưởng để chuyển tải những thông điệp nghệ thuật của những vấn đề phức tạp.
Quảng cáo
Những thể loại âm nhạc khác có làm điều này được không? Chắc chắn là được nhưng truyền thống sẵn sàng nói lên những sự thật xấu xí, những điều không ai muốn nghe, khả năng chuyển cảm xúc kìm nén thành sức mạnh, và nhiều cộng đồng trên khắp thế giới làm cho metal trở thành một kiểu mẫu trong đó nghệ thuật tiếp tục cho chúng ta ý nghĩa cuộc sống và sự hỗ trợ tinh thần, cho dù mọi thứ xung quanh chúng ta đang sụp đổ.
Theo POPSCI.